SELECT MENU

Sữa mẹ ủ trong máy hâm sữa được bao lâu? Hướng dẫn chi tiết cho mẹ

Cao Thao - - 39

Do bận rộn, nhiều mẹ bỉm hút sữa ra trước để bảo quản lâu dài, rồi sử dụng máy hâm sữa để làm nóng khi con cần uống. Tuy nhiên, mẹ cũng sẽ phải chờ khoảng 5 – 10 phút để làm ấm sữa, nên nhiều gia đình có ý định ủ sữa mẹ trong máy hâm sữa, khi cần thì chỉ cần đem ra dùng. Vậy thì sữa mẹ ủ trong máy hâm được bao lâu? Mẹ có những lưu ý gì quan trọng khi ủ sữa mẹ trong máy hâm sữa?

1. Sữa mẹ ủ trong máy hâm được bao lâu?

Sữa mẹ có thể ủ trong máy hâm sữa, ở nhiệt độ ấm, nhưng không thể để lâu dài. Thời gian tối đa cho việc ủ ấm sữa mẹ là 2 giờ. Đây là khoảng thời gian đảm bảo sữa giữ nguyên hương vị, chất dinh dưỡng, không bị nhiễm khuẩn.

>> Tham khảo: Sữa mẹ hâm 2 tiếng có sao không

sữa mẹ ủ trong máy hâm được bao lâu

Sữa mẹ ủ trong máy hâm được bao lâu

Sau 2 giờ, nếu gia đình không sử dụng sữa thì nên bỏ đi vì lúc này sữa không còn phù hợp cho bé uống nữa. Để sữa mẹ ở bên ngoài quá lâu mà không dùng có thể làm sữa bị hỏng, thay đổi mùi vị. Nguy hiểm hơn là sữa có thể bị nhiễm khuẩn và những chất dinh dưỡng vốn có của sữa mẹ đã bị biến đổi, suy giảm.

Vậy nên, nếu để bé dùng sữa bảo quản bên ngoài quá lâu thì sẽ không tốt. Bé sẽ không thích uống vì mùi vị không còn thơm ngon. Nguy hiểm hơn là bé có thể bị đau bụng, khó chịu dạ dày, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.

2. Hướng dẫn cách bảo quản sữa sau khi hâm

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên để đảm bảo các lợi ích mà sữa mẹ có thể mang lại thì gia đình cần hâm sữa mẹ đúng cách bảo quản sữa sau khi hâm theo khoa học. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách bảo quản sữa sau khi hâm mà gia đình nên ghi nhớ:

  • Sử dụng sữa trong vòng 2 giờ: Nếu đã hâm lại sữa mẹ thì gia đình nên cho bé sử dụng trong vòng 2 giờ để đảm bảo an toàn và giữ được chất dinh dưỡng.
  • Không hâm lại sữa đã hâm: Nếu bé không sử dụng hết sữa đã hâm thì gia đình không nên tiếp tục hâm lại phần còn thừa. Sữa đã hâm và không được sử dụng trong vòng 2 giờ thì nên bị bỏ đi.
cách bảo quản sữa sau khi hâm

Hướng dẫn cách bảo quản sữa sau khi hâm

  • Không để sữa ở nhiệt độ phòng quá lâu: Nếu không sử dụng hết sữa trong thời gian 2 giờ sau khi hâm, bố mẹ cần bỏ sữa đi để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Bảo quản trong tủ lạnh: Trong trường hợp đã hâm lại sữa, nhưng chưa cho bé sử dụng thì có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh tại nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C. Tuy nhiên thời gian bảo quản không quá 24 giờ. Nhìn chung, tốt hơn hết là không nên bảo quản sữa đã hâm trong tủ lạnh mà nên sử dụng ngay.
  • Không đông lạnh lại sữa đã hâm: Sau khi đã hâm nóng sữa mẹ mà không sử dụng thì cũng không nên được đông lạnh lại vì có thể làm giảm chất lượng, giá trị dinh dưỡng của sữa và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho bé khi sử dụng.

3. Những lưu ý khi ủ sữa mẹ trong máy hâm sữa

Nếu gia đình ủ sữa mẹ trong máy hâm sữa thì cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau để đảm bảo sữa giữ được chất lượng dinh dưỡng và an toàn cho bé:

Những lưu ý khi ủ sữa mẹ trong máy hâm sữa

Những lưu ý khi ủ sữa mẹ trong máy hâm sữa

  • Chọn loại máy hâm sữa phù hợp: Bố mẹ nên sử dụng máy hâm sữa có chức năng điều chỉnh nhiệt độ và thời gian, đặc biệt là có chức năng ủ ấm sữa. Nhờ vậy đảm bảo máy hâm đều và không quá nóng, sữa được giữ nguyên hương vị và chất lượng.
  • Kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé bú: Sau khi hâm ấm sữa xong, bố mẹ nên kiểm tra nhiệt độ của sữa bằng cách nhỏ một vài giọt lên cổ tay để đảm bảo sữa không quá nóng. Hoặc bố mẹ dùng nhiệt kế đo sữa để đảm bảo chuẩn nhiệt độ.
  • Không hâm sữa quá lâu: Gia đình chỉ nên hâm sữa trong thời gian vừa đủ để đạt nhiệt độ ấm vừa phải (khoảng 37°C). Không nên để sữa trong máy hâm quá lâu vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
  • Lắc đều sữa sau khi hâm: Sau khi hâm xong, mẹ lắc nhẹ sữa để nhiệt độ và chất béo trong sữa được phân bố đều.
  • Tránh hâm sữa nhiều lần: Bố mẹ không nên hâm lại sữa nhiều lần vì có thể làm mất chất dinh dưỡng và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Vệ sinh sạch sẽ máy hâm sữa sau mỗi lần sử dụng: Sau khi hâm sữa xong, mẹ nên vệ sinh lại máy hâm sữa để tránh làm vi khuẩn tích tụ, ảnh hưởng chất lượng sữa.
  • Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất: Mỗi máy hâm sữa có những hướng dẫn sử dụng khác nhau. Vì thế, gia đình nên đọc kỹ và tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất để sử dụng máy đúng cách.
hâm sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Hâm sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất

  • Có biện pháp bảo quản sữa đúng cách trước khi hâm: Trước khi hâm, sữa mẹ cần được bảo quản trong tủ lạnh hoặc ngăn đông tủ lạnh theo quy định về thời gian bảo quản. Mẹ không để sữa ở nhiệt độ phòng quá lâu trước khi hâm.

>> Bài viết tham khảo: [Giải đáp] Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không?

Đây là những chia sẻ giúp bố mẹ có được đáp án cho câu hỏi: Sữa mẹ ủ trong máy hâm được bao lâu. Hy vọng với những chia sẻ trên, gia đình bạn sẽ chăm con nhỏ nhàn tênh, tiện lợi hơn, đồng thời đảm bảo bé được bảo vệ sức khỏe và phát triển khỏe mạnh. Để có thêm nhiều kiến thức hay về chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, xin mời bố mẹ liên hệ với Moaz BéBé và nhận tư vấn chi tiết nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý