SELECT MENU

Chuẩn bị cho bé ăn dặm, mẹ cần làm những gì?

Cao Thao - - 47

Từ 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ/ sữa công thức bé đã bắt đầu làm quen với các món ăn dặm. Vậy chuẩn bị cho bé ăn dặm, mẹ cần làm những gì? Việc chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng, dụng cụ ăn dặm cho bé – liệu đã đủ? Để biết chi tiết, hãy cùng Moaz BéBé tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

1. Hiểu hơn về ăn dặm đúng cách

Ăn dặm đúng cách trước hết phải tuân thủ đúng các nguyên tắc ăn dặm. Dưới đây là những điều mẹ cần nắm rõ để chuẩn bị cho con những bữa ăn dặm ngon – lành – đầy đủ dinh dưỡng nhất:

>> Tham khảo: Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm: Bé ăn ngon, tăng cân đều

chuẩn bị khi cho bé săn dặm

Những điều mẹ cần chuẩn bị khi cho con ăn dặm

1.1 Nguyên tắc “ngọt mặn” – cho bé ăn từ các loại rau củ đến các loại thịt

Trong suốt quá trình ăn dặm mẹ cần chuẩn bị món ăn cho bé đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh. Bước đầu, mẹ cho bé ăn các món chế biến từ rau củ quả tạo món ăn có vị ngọt gần giống sữa mẹ. Điều đó sẽ giúp bé dễ tiếp nhận khi bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Khi bé từ 7 tháng tuổi mẹ có thể cho bé ăn cùng các loại thịt trắng, dễ tiêu hóa như: thịt lợn, thịt gà,… Sang tháng thứ 9 trở đi mẹ nên chế biến món ăn đầy đủ 4 nhóm chất gồm: chất bột đường, vitamin & khoáng chất, chất đạm, chất béo.

1.2 Nguyên tắc “ít – nhiều” – cho bé ăn từ ít đến nhiều

Những ngày đầu ăn dặm, mẹ nên tập cho con ăn ngày 1 bữa với lượng từ 5ml – 10ml thức ăn. Sau khi bé đã quen với việc ăn dặm, mẹ có thể tăng dần số bữa ăn cũng như lượng thức ăn mỗi bữa của bé. Ngoài ăn các bữa chính mẹ nên tập cho bé làm quen với các bữa phụ như hoa quả, váng sữa, sữa chua,… các loại đồ ăn nhẹ phù hợp với độ tuổi.

1.3 Nguyên tắc “loãng – đặc” – cho bé ăn thức ăn từ dạng lỏng sang dạng đặc

2,3 ngày đầu mẹ nên chế biến món ăn cho bé ở dạng lỏng, những ngày sau đó có thể tăng dần độ đặc lên. Mẹ nên tăng độ thô dần dần có thể từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát,…

1.4 Nguyên tắc “tô màu chén bột” – biến tấu món ăn đa dạng màu sắc, hình dáng

Món ăn dặm của bé nên được chế biến từ đa dạng các nguồn thực phẩm. Được thưởng thức phong phú các hương vị mới với các tạo hình khác nhau của món ăn sẽ khiến bé hứng thú, kích thích bé ăn ngon miệng hơn.

1.5 Nguyên tắc “không ép trẻ ăn” – tránh trường hợp con chán ăn, biếng ăn

Khi bé có các dấu hiệu tỏ ra không hợp tác như ngoảnh mặt đi, phì thức ăn,…mẹ không nên ép bé ăn tiếp. Thay vào đó, mẹ có thể cho bé ngừng ăn dặm từ 3 – 5 ngày sau đó tiếp tục tập luyện khi bé không còn bị căng thẳng.

2. Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, khoa học nhất

Khi đã nắm được nguyên tắc ăn dặm cho bé, mẹ bắt đầu tìm kiếm thông tin về các phương pháp ăn dặm, thực đơn ăn dặm cho con theo từng giai đoạn. Dưới đây là chi tiết các việc mẹ cần làm để chuẩn bị cho bé ăn dặm

Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, khoa học nhất

Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, khoa học nhất

2.1 Lượng thức ăn cần chuẩn bị cho bé

Tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của từng bé để mẹ chuẩn bị thức ăn cho con sao cho phù hợp. Thông thường, với bé từ 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn 2 bữa ăn dặm/ngày, mỗi bữa cách nhau từ 3 – 4 giờ để dạ dày bé kịp tiêu hóa lượng thức ăn đã nạp vào từ bữa trước.

2.2 Cho bé ăn đúng giờ theo lịch ăn dặm

Mẹ nên xây dựng cho bé một lịch trình ăn dặm khoa học, các bữa ăn hàng ngày được sắp xếp vào thời gian cố định để dạ dày con tập làm quen với việc tiêu hóa thức ăn và hình thành cho bé thói quen tốt – đến giờ ăn sẽ ngoan ngoãn ngồi vào bàn ăn.

2.3 Tuân thủ nguyên tắc “không ép bé ăn”

Khi bé từ chối không muốn ăn hoặc tỏ thái độ không hợp tác mẹ cũng không nên ép hay la mắng. Thay vào đó, mẹ có thể động viên hoặc tạo cho bé sự thoải mái giúp bé cảm thấy vui vẻ khi được tiếp xúc với các món ăn trong bữa tiếp theo.

2.4 Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ ăn dặm cho bé

Chuẩn bị cho bé ăn dặm các dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho bữa ăn là không thể thiếu. Mẹ nên chuẩn bị ghế ăn dặm, yếm ăn dặm, nồi nấu đồ ăn dặm, dụng cụ xay, rây thức ăn, hộp/khay dự trữ – bảo quản thức ăn, muỗng, thìa, bát đũa,… Đây là những dụng cụ tiếp xúc với bé hàng ngày, mẹ nên lựa chọn các sản phẩm uy tín, chất lượng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ ăn dặm cho bé

Các vật dụng cần chuẩn bị khi cho bé ăn dặm

Để thuận tiện hơn trong việc tập cho bé ăn dặm, mẹ có thể tham khảo các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe mẹ & bé của Moaz BéBé như: thìa ăn dặm báo nóng, máy tiệt trùng diệt vi khuẩn, tủ lạnh mini bảo quản thức ăn,… Đây là các sản phẩm đa tiện ích làm từ chất liệu an toàn giúp mẹ chăm con “nhàn tênh”, bé có những bữa ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng, an toàn cho sức khỏe.

3. Các cách ăn dặm phổ biến nhất hiện nay

Bên cạnh việc trang bị kiến thức, chuẩn bị đồ dùng ăn dặm cho bé đầy đủ thì chọn phương pháp ăn dặm nào phù hợp với con cũng được rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Dưới đây là 3 phương pháp ăn dặm đang được nhiều mẹ áp dụng nhất hiện nay

3.1 Phương pháp ăn dặm truyền thống

Đây là phương pháp ăn dặm đã không còn xa lạ với các bà mẹ bỉm sữa ở Việt Nam. Bé bắt đầu tập ăn dặm với các món ăn xay nhuyễn mịn dạng lỏng, sệt sau đó tăng dần lên dạng thô. Ở giai đoạn 6 – 7 tháng tuổi, mẹ có thể nấu bột mịn cùng các loại thực phẩm như thịt, cá, rau xanh,… Khi bé mọc răng, mẹ chuyển sang các loại cháo nấu kết hợp với các loại thức ăn băm nhỏ hoặc nghiền nát.

Phương pháp ăn dặm truyền thống

Phương pháp ăn dặm truyền thống

3.2 Phương pháp ăn dặm BLW (tự chỉ huy)

Ăn dặm blw là phương pháp ăn dặm đề cao tính tự lập của bé ngay từ nhỏ. Bé có thể chủ động chọn loại thức ăn, cách ăn, lượng ăn,… theo nhu cầu. Bố mẹ chỉ cần chuẩn bị đồ ăn và bày ra bàn, con sẽ tự làm chủ bữa ăn của mình bằng cách tự ăn, tự cầm, nắm thức ăn và ngồi cùng bàn ăn với gia đình. Bé có thể ăn thô như người lớn.

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy blw

3.3 Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Với cách ăn dặm này bé sẽ bắt đầu với món cháo loãng qua rây với tỉ lệ 1:10 ( 1 phần gạo 10 phần nước), không sử dụng bột như phương pháp ăn dặm truyền thống. Đặc điểm nổi bật của phương pháp ăn dặm này là bữa ăn của bé sẽ kết hợp chão loãng cùng các loại thực phẩm khác nhưng không trộn lẫn nên hương vị món ăn vẫn được giữ nguyên bản. Độ thô của món ăn cũng được tăng dần theo từng giai đoạn phát triển của con.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

4. Bảng so sánh ưu – nhược điểm các phương pháp ăn dặm

Phương pháp ăn dặm Ưu điểm Nhược điểm
Phương pháp ăn dặm truyền thống – Món ăn được xay nhỏ an toàn cho hệ tiêu hóa

– Công thức nấu đơn giản

– Có thể cho con ăn với khẩu phần nhiều ngay từ khi mới bắt đầu ăn dặm

– Do nấu trộn các loại thực phẩm nên bé không phân biệt được các loại thực phẩm

– Mẹ khó phát hiện bé có thể bị dị ứng với loại thực phẩm nào

– Ăn xay nhuyễn nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thô sau này của bé

– Không tập được phản xạ nhai

Phương pháp ăn dặm BLW (tự chỉ huy) – Trẻ được làm quen và thưởng thức đa dạng các loại thực phẩm khác nhau

– Giúp bé phát triển vị giác và phối hợp linh hoạt với các bộ phận mặt, tay, miệng

– Giúp bé ăn một cách tự nhiên, có thể kiểm soát thức ăn, phát triển kỹ năng nhai

– Mẹ không kiểm soát được lượng thức ăn con nạp vào cơ thể

– Bé dễ bị nghẹn gây nôn, trớ

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật – Trẻ có khả năng ăn thức ăn thô sớm, rèn luyện được các kỹ năng nhai, nuôi tốt hơn

– Tạo cho bé hứng thú trước bữa ăn bởi con được khám phá và thưởng thức hương vị món ăn đa dạng

– Giúp bé hình thành thói quen ngồi ăn, bé ăn nhiều hơn, ngon miệng và tập trung hơn.

– Mẹ mất thời gian, công sức chuẩn bị

>> Xem thêm: Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giàu dinh dưỡng, chuẩn khoa học

Chuẩn bị cho bé ăn dặm, mẹ cần làm những gì? đọc đến đây có lẽ mẹ đã có câu trả lời. Việc trang bị đầy đủ kiến thức, đồ dùng trước khi cho bé tập ăn dặm là rất cần thiết. Thực hiện tốt những điều này sẽ giúp bé rèn luyện được thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, mẹ nhàn hơn trong việc chăm sóc con, mẹ đừng quên các sản phẩm đa tiện ích của Moaz BéBé nhé!

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý