SELECT MENU

Biếng ăn sinh lý là gì? Các mốc biếng ăn ở trẻ

Cao Thao - - 40

Bé mọc răng hoặc đang tập lẫy, tập bò, tập đi,… thường có biểu hiện chán ăn, bỏ bữa làm bố mẹ lo lắng. Đây là những dấu hiệu phổ biến của triệu chứng biến ăn sinh lý ở trẻ. Vậy, biếng ăn sinh lý là gì? Biếng ăn sinh lý có nguy hiểm không? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Moaz BéBé tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Biếng ăn sinh lý là gì?

Biếng ăn sinh lý là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Xuất hiện với các dấu hiệu dễ nhận biết như bé chán ăn, ăn uống kém và thường diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian nhất định mà không do các bệnh lý khác tác động.

>> Xem thêm: Trẻ bỏ bú, bé đói nhưng không chịu bú bình: Mẹ cần làm gì?

Biếng ăn sinh lý là gì?

2. Dấu hiệu nhận biết bé bị biếng ăn sinh lý

Bé bị biếng ăn sinh lý thường xuất hiện các dấu hiệu dễ nhận biết sau:

  • Đối với bé đang bú sữa mẹ/sữa công thức: Bé đột nhiên không muốn bú hoặc bú ít hơn bình thường, thời gian bú mỗi cữ sẽ ngắn hơn. Ban đêm bé ít hoặc không thức dậy bú đêm. Ngoài ra, bé cũng không chủ động đòi bú mẹ hoặc kháng cự khi mẹ cho bú.
  • Đối với bé ăn dặm hoặc đã ăn cơm: Bé chỉ ăn một vài món quen thuộc theo sở thích, không ăn món mới
  • Bé thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn với số lượng rất ít
  • Bé bắt đầu thích ngậm thức ăn và quấy khóc, mỗi bữa ăn của bé có thể kéo dài từ 30 phút – 1 giờ khiến mẹ và bé đều cảm thấy mệt mỏi
  • Bé trở nên nghịch ngợm, hiếu động và không quan tâm đến các món ăn mẹ nấu
  • Bé bỗng nhiên không tăng cân hoặc sụt cân trông thấy rõ rệt.

3. Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ

Trẻ biếng ăn sinh lý thường xuất hiện khi bé chuẩn bị bước vào một giai đoạn nào đó có sự biến đổi về thể chất theo chu kỳ phát triển tự nhiên, có thể là do mọc răng, đang tập lẫy, tập bò hoặc do chuyển đổi môi trường sinh sống, lịch trình sinh hoạt,…

biếng ăn sinh lý thường xuất hiện khi nào

Biếng ăn sinh lý thường xuất hiện khi nào?

Dưới đây là các mốc biếng ăn sinh lý bé có thể gặp phải:

3.1 Biếng ăn sinh lý giai đoạn 1: 3 – 4 tháng tuổi

Đây là thời điểm bé ngóc đầu và tập lẫy. Ở giai đoạn này bé cảm thấy xung quanh có nhiều thứ mới lạ nên khá tò mò và thường mải mê tìm hiểu. Vì thế, nếu mẹ cho bé ăn vào những giờ bé đang mải chơi thì việc từ chối món ăn, lười ăn hơn trước là điều dễ hiểu.

3.2 Biếng ăn sinh lý giai đoạn 2: 6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn bé bắt đầu lăn, bò và tập làm quen với việc ăn dặm. Có thể bé sẽ tỏ thái độ không hợp tác khi chuyển sang một chế độ ăn mới: từ sữa mẹ sang các loại thực phẩm bé chưa từng tiếp xúc.

>> Xem thêm: Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm: Bé ăn ngon, tăng cân đều

biếng ăn sinh lý giai đoạn 6 tháng tuổi

Biếng ăn sinh lý giai đoạn 6 tháng tuổi

Biếng ăn sinh lý khi trẻ 6 tháng tuổi có thể xảy ra các trường hợp như:

  • Bé bỏ bú nhưng thích ăn dặm
  • Bé bú sữa nhưng từ chối các bữa ăn dặm
  • Tỏ ra không thích các bữa sữa và các bữa ăn dặm

3.3 Biếng ăn sinh lý giai đoạn 3: 8 – 10 tháng tuổi

Giai đoạn bắt đầu tập bò, tập đi bé thường rất hiếu động và tỏ ra vô cùng nghịch ngợm. Do đó, trong các bữa ăn bé thường không chịu ngồi yên. Thay vào đó, bé thích đứng vịn và di chuyển để khám phá mọi nơi hơn nên các bữa ăn với bé cũng không còn sự hứng thú.

Đây cũng là khoảng thời gian bắt đầu mọc răng, lợi sưng đau khiến bé bị sốt, mệt mỏi, khó chịu dẫn đến tình trạng lười ăn, chán ăn.

3.4 Biếng ăn sinh lý giai đoạn 4: 18 – 20 tháng tuổi

Giai đoạn này bé đã nhận thức được nhiều điều như: biết đội mũ, đi dép khi đi ra ngoài, biết giờ cơm, giờ ngủ, chơi với bạn cùng lứa tuổi,… Thế giới xung quanh vẫn luôn hấp dẫn con bởi những âm thanh, hình ảnh sinh động nên bé thường không tập trung trong các bữa ăn và tỏ ra chán nản, hờ hững với thức ăn. Nhiều bé mải chơi có thể quên ăn hoặc không hề chú ý đến thức ăn, phớt lờ khi mẹ bón.

3.5 Biếng ăn sinh lý giai đoạn 5: 2 – 3 tuổi

Đây là giai đoạn bé đi học mầm non, nhà trẻ. Do thay đổi môi trường sinh hoạt và chế độ ăn uống nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của bé, khiến bé bị biếng ăn.

Đặc biệt, ở giai đoạn này bé có thể phân biệt được các loại thực phẩm và thể hiện rõ món thích – không thích, hình thành sở thích ăn uống riêng của mình. Bé đã biết nhõng nhẽo và có thể cáu gắt khi ăn món ăn không hợp khẩu vị. Điều này cũng khiến bé ăn ít, chán ăn.

biếng ăn sinh lý giai đoạn 2 đến 3 tuổi

Biếng ăn sinh lý giai đoạn 2 – 3 tuổi

Ngoài các giai đoạn trên, trong quá trình phát triển, bé có thể bị biếng ăn nếu thay đổi môi trường sống như chuyển đổi chỗ ở, chuyển đổi người chăm sóc,…

4. Biếng ăn sinh lý kéo dài bao lâu? có nguy hiểm không?

Mỗi lần bé bị biếng ăn sinh lý thường kéo dài từ 2 – 3 tuần và theo thống kê có khoảng 40% trẻ em gặp tình trạng biếng ăn sinh ký kéo dài liên tục trong nhiều tháng.

Nếu bé bị biếng ăn sinh lý trong thời gian ngắn sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bé chậm phát triển, thiếu chất dẫn đến tình trạng bị suy dinh dưỡng, chậm cân, thấp còi,…

Sau khoảng thời gian này khi cơ thể đã thích nghi với sự thay đổi bé sẽ ăn uống bình thường trở lại nên bố mẹ cũng không nên quá lo lắng.

5. Trẻ bị biếng ăn sinh lý mẹ phải làm sao?

Mặc dù biếng ăn sinh lý không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của bé nhưng ở mỗi giai đoạn mẹ vẫn cần quan tâm đến bé nhiều hơn.

Trẻ bị biếng ăn sinh lý mẹ phải làm sao?

Trẻ bị biếng ăn sinh lý mẹ phải làm sao?

Để kích thích bé ăn ngon miệng, khắc phục tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ mẹ có thể làm một số việc sau:

  • Tăng cường số lần cho bé ăn trong ngày đồng thời giảm lượng thức ăn, giảm thời gian ăn  mỗi bữa. Như vậy, bé sẽ không cảm thấy áp lực mỗi khi tới bữa ăn mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con.
  • Ưu tiên chế biến các món ăn dưới dạng lỏng, mềm. Chọn thực phẩm sạch, an toàn, dễ tiêu hóa
  • Kích thích bé ăn ngon miệng bằng cách trang trí món ăn đa dạng với nhiều màu sắc khác nhau, gây sự tò mò và hứng thú cho bé.
  • Bổ sung cho bé các bữa sữa, bữa ăn phụ như: trái cây, sữa chua, váng sữa, phomai,…
  • Tạo sự tập trung cho bé vào bữa ăn: Nhiều bố mẹ muốn con ăn nhiều hơn, tốt hơn thường cho con xem các chương trình trên tivi, điện thoại,.. trong bữa ăn. Nhưng điều này chưa chắc đã tốt, bởi nó hình thành cho bé thói quen xấu: chỉ khi có điện thoại con mới ăn và con ăn sẽ mất tập trung, bé sẽ ngậm thức ăn mà không chịu nhai, nuốt trong thời gian dài.

Tóm lại, bé bị biếng ăn sinh lý việc mẹ cần làm là giữ bình tĩnh và bổ sung cho con các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt. Trong trường hợp bé bị biếng ăn kéo dài mẹ có thể cho bé sử dụng các sản phẩm bổ trợ có sẵn có chứa các thành phần như: lysine, các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng giúp bé phát triển tốt nhất.

>> Xem thêm: Trẻ 6 tháng tuổi ăn được những gì? Bí quyết giúp con ăn ngon, tăng cân đều

Biếng ăn sinh lý ở trẻ thường không để lại hậu quả nghiêm trọng và nó sẽ qua đi nhanh chóng nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Trong giai đoạn bé biếng ăn, để chăm sóc con tốt nhất mẹ nên xây dựng thực đơn cho bé một cách khoa học và phù hợp với sở thích của con. Hãy cùng Moaz BéBé mang đến cho bé những bữa ăn ngon lành – bổ dưỡng với sự hỗ trợ của các sản phẩm chăm sóc sức khỏe mẹ & bé đa tiện ích.

 

Đánh giá bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý