SELECT MENU

10 Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà

Cao Thao - - 35

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị nghẹt mũi. Nếu gia đình không có biện pháp can thiệp đúng cách có thể khiến bé bị khó thở, suy hô hấp, ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng. Vì thế, đã có nhiều mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh được lưu truyền tại nước ta. Bố mẹ có thể áp dụng những biện pháp này, kết hợp thêm các biện pháp khoa học hiện đại để tăng hiệu quả cho bé mau khỏi bệnh.

1. Mách ba mẹ 10 mẹo dân gian chữa ngạt mũi cho bé

Chữa nghẹt mũi cho bé bằng những biện pháp dân gian có hiệu quả nhanh, tính an toàn cao và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên bố mẹ phải thực hiện đúng phương pháp thì mới đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là 10 mẹo thường được ông bà ta truyền tai nhau để nhiều thế hệ thực hiện:

mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Mách ba mẹ 10 mẹo dân gian chữa ngạt mũi cho bé

1.1 Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm

Một trong những mẹo dân gian chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh được nhiều bố mẹ áp dụng là dùng tinh dầu tràm. Loại tinh dầu này có tác dụng ức chế khả năng phát triển của vi rút cúm, các vi khuẩn có hại, làm giãn nở mạch máu ở xoang mũi, giúp thông mũi, hô hấp dễ dàng hơn.

Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm

Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm

Cách sử dụng tinh dầu tràm để chữa ngạt mũi cho bé là nhỏ 1 – 2 giọt lên gối hoặc khăn quàng cổ, vai áo của bé. Tinh dầu tràm sẽ làm ấm cơ thể bé, phòng tránh cảm lạnh và hỗ trợ thông mũi cho bé.

Bố mẹ cần lưu ý là không để bé ngửi trực tiếp tinh dầu tràm, vì nồng độ tinh dầu cao sẽ khiến bé bị sốc, mũi bị tổn thương. Hơn nữa liều lượng khi sử dụng cho gối, khăn quàng hay vai áo đều phải vừa phải, không được lạm dụng.

1.2 Sử dụng máy hút mũi chuyên dụng

Trên thực tế, đây không phải là một biện pháp dân gian, mà là ứng dụng khoa học kỹ thuật. Nhờ có hiệu quả tốt nên được nhiều bố mẹ tin dùng và được lan truyền rộng rãi. Vậy nên đang có nhiều gia đình sử dụng máy hút mũi chuyên dụng thay vì các biện pháp hút mũi truyền thống như dùng miệng.

Các sản phẩm máy hút mũi hiện đại được thiết kế có nhiều đầu hút khác nhau, phù hợp với những độ tuổi riêng. Vậy nên bố mẹ có thể chọn đầu hút phù hợp nhất để đảm bảo hiệu quả và giúp con không sợ hãi.

>> Xem thêm: Có nên mua máy hút mũi cho bé không? Review Top 5 máy hút mũi tốt cho bé

sử dụng máy hút mũi để chữa nghẹ mũi cho bé

Chữa nghẹt mũi cho bé bằng cách sử dụng máy hút mũi chuyên dụng

Đầu hút của máy được làm từ chất liệu silicone cao cấp, mềm dẻo, không có mùi khó chịu, an toàn với sức khỏe và không gây đau đớn cho bé. Bố mẹ chỉ cần đưa đầu hút của máy vào trong khoang mũi và bấm nút thao tác với cấp độ nhẹ nhàng để hút dịch mũi.

Lưu ý, bố mẹ không nên lạm dụng máy hút mũi. Mỗi lần chỉ sử dụng 2 – 3 phút và một ngày chỉ nên dùng 1 – 2 lần. Ngoài ra nên chọn cấp độ nhẹ nhàng để không làm bé sợ hãi, tránh gây tổn thương lớp niêm mạc mũi của bé.

1.3 Sử dụng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh lý để chữa nghẹt mũi là một trong những liệu pháp an toàn cho trẻ sơ ính và trẻ nhỏ. Đây là biện pháp được nhiều gia đình áp dụng vì thực hiện đơn giản và có khả năng làm sạch mũi hiệu quả nhanh chóng. Nước muối sinh lý sẽ nhanh chóng làm loãng dịch nhầy, giúp bố mẹ đẩy chúng ra khỏi mũi của bé nhanh chóng.

Tuy nhiên, bố mẹ phải sử dụng loại nước muối có nồng độ muối thấp mới đảm bảo không gây cảm giác đau xót hoặc khó chịu cho bé. Cách thực hiện bao gồm các bước:

  • Để trẻ nằm ngửa hoặc hơi nghiêng đầu ra sau nếu có thể.
  • Sau đó nhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào mỗi lỗ mũi của trẻ.
  • Cuối cùng bố mẹ dùng dụng cụ hút mũi như máy hút mũi chuyên dụng để hút dịch nhầy ra.

Lưu ý, bố mẹ không nên sử dụng nước muối trong 4 ngày liên tiếp cho trẻ.

1.4 Massage mũi cho bé

Massage mũi cho bé có tác dụng kích thích dây thần kinh, hỗ trợ tuần hoàn máu và làm loãng chất nhầy, để lưu thông không khí trong mũi dễ dàng hơn. Đây là cách giúp bé có cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn.

Biện pháp thực hiện đơn giản như sau:

Dùng đầu ngón tay cái và ngón trỏ nhẹ nhàng xoa 2 bên cánh mũi, vùng lông mày, thái dương và xương gò má của bé. Ngoài ra có thể massage cả vùng chân tóc và dưới đầu của bé một cách chậm rãi, nhẹ nhàng.

Bố mẹ lặp lại quá trình massage nhiều lần, cho đến khi bé có biểu hiện thở nhẹ nhàng hơn thì dừng lại. Như vậy là bé đã có cảm giác dễ chịu và dễ thở hơn. Tuy nhiên đây chỉ là một biện pháp giúp bé bớt khó chịu, nếu điều trị dứt điểm, nên kết hợp với các mẹo khác.

1.5 Trị nghẹt mũi bằng nước ấm

Chườm nước ấm sẽ là một biện pháp cực kỳ có hiệu quả để giúp bé không bị nghẹt mũi. Có nhiều cách sử dụng nước ấm khác nhau cho bé. Ví dụ như là cho bé xông hơi nước ấm, tắm bằng nước ấm chưa đến 37 độ.

Ngoài ra, một biện pháp được nhiều gia đình Việt Nam áp dụng là chườm nước ấm lên tai bé. Khi bé bị nghẹt mũi, bố mẹ đặt khăn ấm lên 2 bên tai của bé trong khoảng 10 – 15 phút sẽ làm giảm cảm giác khó chịu cho bé vì nước ấm có khả năng làm giãn mạch máu, giúp bé thoải mái hơn.

1.6 Chữa ngạt mũi bằng tỏi

Trong tỏi có hàm lượng allicin và scordinin lớn, có khả năng giúp giảm viêm, khai thông khoang mũi, giảm nghẹt mũi. Vì thế, bố mẹ có thể giã nát tỏi đã bóc vỏ rồi chắt lấy nước cốt và trộn đều cùng dầu vừng tỉ lệ 1 : 1 rồi cho bé hít. Lưu ý, không dí sát mũi của bé vì có thể làm bé bị đau rát, bỏng mũi.

Chữa ngạt mũi bằng tỏi

Chữa ngạt mũi cho bé bằng tỏi

1.7 Dùng gừng và mật ong

Đây là một biện pháp có thể áp dụng với những trẻ trên 1 tuổi. Vì thế bố mẹ không được dùng cho các bé sơ sinh. Biện pháp dùng gừng và mật ong để thông mũi cho bé được thực hiện như sau:

Rửa sạch, gọt vỏ và cắt lát mỏng gừng rồi đem giã nát và trộn với một ít mật ong. Sau đó pha loãng với nước ấm và cho bé uống 1 lần 1 ngày, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

Gừng có tính ấm, sẽ hỗ trợ khai thông khoang mũi, làm loãng dịch nhầy. Mật ong có tính chất kháng viêm tốt, có ích cho cơ thể của bé. Sau khi trà gừng mật ong giúp bé thở nhẹ nhàng hơn, bố mẹ dùng máy hút mũi để hút các dịch nhầy ra khỏi mũi bé.

1.8 Vỗ nhẹ vào lưng bé

Vỗ nhẹ vào lưng bé là cách giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, có tác dụng long đờm, giảm tức ngực, dễ dàng khai thông đường hô hấp hơn. Chất nhầy trong mũi cũng nhanh chóng loãng ra và có thể dễ dàng đi ra ngoài.

Cách thực hiện như sau:

Bố mẹ đặt trẻ nằm sấp, hoặc nằm ngang đầu gối. Ngoài ra có thể để bé ngồi lên đùi rồi để cơ thể bé nghiêng khoảng 30 độ. Sau đó giữ lấy cơ thể bé bằng 1 tay.

Sau đó bố mẹ dùng tay còn lại vỗ nhẹ nhàng vào lưng bé. Thực hiện một cách nhẹ nhàng và nhịp nhàng để dễ loại bỏ đờm đặc, dịch nhầy hơn.

Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý không được dùng lực quá mạnh vì sẽ làm bé bị tổn thương.

1.9 Mẹo trị nghẹt mũi khi ngủ

Điều chỉnh tư thế ngủ là một cách để phòng trống lẫn điều trị nghẹt mũi ở bé, đặc biệt là những trẻ thường xuyên bị ngạt mũi.

meo dan gian chua nghet mui cho tre se sinh 4

Mẹo trị nghẹt mũi cho bé khi ngủ

Cách thực hiện tốt nhất là kê cao phần đầu của bé bằng một khăn lót mềm hoặc gối nhỏ chuyên dành cho các bé. Nhờ kê cao đầu, nước mũi, dịch nhầy sẽ chảy xuống họng bé, không ứ đọng trong khoang mũi, giúp bé khỏi nghẹt mũi và có giấc ngủ dễ dàng hơn.

1.10 Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng

Dùng máy lọc không khí và tạo độ ẩm cho bé để căn phòng không bị khô là cách giúp bé không còn ngạt mũi hoặc sổ mũi. Tuy nhiên phải đảm bảo độ ấm cho căn phòng và không được để máy tạo ẩm ở quá gần với bé.

Để đảm bảo hiệu quả, đồng thời tránh làm nấm mốc và vi khuẩn phát triển, bố mẹ nên thay nước ở trong máy tạo ẩm mỗi ngày. Đồng thời phải thường xuyên làm sạch và lau khô máy trước khi sử dụng.

2. Mẹo chữa nghẹt mũi ngay lập tức trong 20 giây

Để nhanh chóng chữa ngạt mũi cho bé trong 20 giây, mẹ nên dùng:

Máy hút mũi chuyên dụng, được đánh giá là biện pháp nhanh nhất và có hiệu quả triệt để. Dịch nhầy sẽ được hút ra khỏi mũi của bé ngay lập tức.

Massage huyệt thái dương có tác dụng chữa ngạt mũi hiệu quả và nhanh trong 20 giây. Bố mẹ dùng ngón trỏ nhấn nhẹ vào huyệt thái dương rồi xoa đều theo chiều kim đồng hồ. Nên lặp đi lặp lại chu trình này trong 2 – 3 phút hoặc đến khi thấy mũi thở nhẹ nhàng hơn.

Đưa lưỡi lên vòm miệng và dùng tay nhấn vào khoảng giữa lông mày và giữ trong khoảng 10 – 15 giây. Sau đó thả lỏng tay và hạ lưỡi xuống. Lúc này các dịch nhầy sẽ chảy dần về phía cổ họng. Bố mẹ thực hiện biện pháp này khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày cho bé.

Xông hơi bằng nước ấm hoặc tinh dầu ấm tại nhà là cách chữa ngạt mũi nhanh chóng. Hiệu quả có thể đến ngay trong 20 giây nếu triệu chứng nhẹ. Đây là biện pháp giúp đẩy dịch nhầy ra ngoài nhanh hơn, giảm sưng, giảm viêm, làm dịu khoang mũi của bé.

3. Những lưu ý khi áp dụng các mẹo dân gian cho trẻ sơ sinh

Đây là những mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, được nhiều gia đình áp dụng và nhận được hiệu quả tốt, Những biện pháp này an toàn với sức khỏe, nhưng để đảm bảo, bố mẹ cần thực hiện cẩn thận và lưu ý các yếu tố sau:

>> Xem thêm: Khi nào cần hút mũi cho trẻ sơ sinh? Hướng dẫn cách hút mũi an toàn, hiệu quả

Những lưu ý khi áp dụng các mẹo dân gian cho trẻ sơ sinh

Những lưu ý khi áp dụng các mẹo dân gian cho trẻ sơ sinh

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng tại nhà.
  • Không lạm dụng các phương pháp dân gian để chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Không tự ý cho trẻ sơ sinh dùng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là thuốc kháng sinh mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Không thực hiện chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo đường uống vì hệ tiêu hóa của bé còn non yếu.
  • Nên đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân nếu tình trạng nghẹt mũi trở nặng, kéo dài hoặc khi trẻ xuất hiện các triệu chứng mới.
  • Tạo môi trường an toàn cho bé, không để bé ở phòng nhiều bụi bẩn, lông động vật khi bé có cơ thể nhạy cảm, không có khói thuốc lá, ….
  • Chủ động che chắn cẩn thận cho bé mỗi khi ra ngoài.
  • Đảm bảo giữ ấm cho cơ thể trẻ vào những ngày trời trở lạnh, trời mưa kéo dài.
  • Luôn đảm bảo an toàn và vệ sinh khi áp dụng các mẹo nhân gian, nhất là khi tiếp xúc trực tiếp với mũi của bé.
  • Tránh sử dụng trực tiếp những loại tinh dầu mạnh, hương liệu nồng lên mũi của bé.
  • Không sử dụng những bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc vì có thể không an toàn cho trẻ sơ sinh.
  • Liên tục theo dõi phản ứng của trẻ. Nếu bé có các dấu hiệu không ổn, tình trạng không được cải thiện, phải dừng các biện pháp dân gian ngay và liên hệ bác sĩ.

4. Nguyên nhân và cách phòng ngừa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh, ví dụ như bị nhiễm lạnh, bị cúm, dị ứng, tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, khói thuốc lá, bị mắc bệnh do vi rút, hoặc do nằm trong phòng điều hòa khô lạnh, ….

Để phòng tránh nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh, bố mẹ chủ động giữ ấm, tạo không gian sạch cho bé và không để bé tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá. Nếu bé gặp các triệu chứng nghẹt mũi cần tìm ra nguyên nhân để giải quyết vấn đề triệt để.

>> Xem thêm: Máy hút mũi Moaz BéBé có tốt không? Review những điểm nổi bật và cách sử dụng hiệu quả

Với những mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh, bố mẹ sẽ giúp bé thoải mái và không còn khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe. Vì thế xin mời bố mẹ tham khảo và áp dụng đúng cách.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý