Nhận biết các giai đoạn sổ mũi ở trẻ để chăm sóc đúng cách
Sổ mũi không phải là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nếu bé có tình trạng cơ địa tốt và bố mẹ chăm sóc đúng cách thì sổ mũi sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc hơn 1 tuần. Nhưng ngược lại, khi để diễn biến kéo dài có thể gây ảnh hưởng đường hô hấp của bé. Vì thế nhận biết các giai đoạn sổ mũi ở trẻ rất cần thiết để bố mẹ chăm sóc con đúng cách nhất.
1. Nhận biết các giai đoạn sổ mũi ở trẻ
>> Xem thêm: [Góc giải đáp] Bé sổ mũi có tự khỏi được không? Lời khuyên dành cho ba mẹ
Khi trẻ bị sổ mũi tức là cơ thể của bé đang phản ứng lại với những yếu tố đang xâm nhập tác động vào cơ thể. Vậy nên khi bé bị sổ mũi sẽ trải qua những giai đoạn tiến triển như sau:
Giai đoạn 1: Khởi phát
Giai đoạn này diễn ra trong 1 – 2 ngày đầu. Bé sẽ cảm thấy ngứa mũi, hắt hơi và có cảm giác khó chịu ở mũi. Mũi bé có thể bị khô hoặc có chút dịch mũi loãng, trong suốt.
Đây là lúc hệ miễn dịch của bé đang phản ứng với vi rút, vi khuẩn hoặc các yếu tố gây dị ứng. Bố mẹ có thể tiến hành làm sạch mũi, giữ ấm cho bé để giúp bé dễ chịu hơn và ngăn ngừa tình hình tiến triển xấu.
Giai đoạn 2: Phát triển
Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5, nếu không được chăm sóc đúng cách hoặc do sức đề kháng của bé không tốt mà dịch mũi sẽ đặc và nhiều hơn. Thậm chí là dịch có thể chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá cây.
Lúc này bé sẽ cảm thấy khó chịu, có thể gặp khó khăn khi thở qua mũi và có thể ho do dịch chảy xuống cổ họng.
Đây là lúc cơ thể đang phản ứng với tình trạng viêm nhiễm hoặc dị ứng. Mũi tiết ra nhiều dịch hơn để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ và chăm chỉ làm sạch mũi cho bé.
Giai đoạn 3: Nghẹt mũi, phục hồi
Từ 5 – 7 ngày tiếp theo, bé có thể bị nghẹt mũi nếu như bố mẹ chưa chăm sóc đúng chuẩn. Hoặc bé sẽ càng ngày càng khó chịu và có thể bị ảnh hưởng đường hô hấp.
Còn khi bố mẹ quan tâm đúng phương pháp, ví dụ như dùng máy hút mũi hoặc áp dụng các mẹo chữa ngạt mũi cho bé, biện pháp điều trị của bác sĩ, dịch mũi sẽ giảm tiết ra, trở nên trong suốt hơn và loãng dần. Trẻ có thể thở dễ dàng hơn và các triệu chứng khác như ho hay đau họng cũng giảm đi.
Đây là giai đoạn hệ miễn dịch của trẻ đã khống chế được tác nhân gây bệnh, và cơ thể bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên bố mẹ không nên chủ quan trong giai đoạn này.
Giai đoạn 4: Kết thúc
Đây là giai đoạn trẻ trở lại bình thường, không còn sổ mũi nữa, hoặc chỉ còn một chút dịch mũi. Những triệu chứng như ho hay nghẹt mũi cũng dần dần biến mất.
2. Cách chăm sóc trẻ qua từng giai đoạn sổ mũi
Bố mẹ căn cứ vào từng giai đoạn sổ mũi của bé để có biện pháp chăm sóc đúng đắn nhất. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể:
2.1 Vệ sinh mũi đúng cách cho trẻ
Trong những giai đoạn đầu, khi mà bé mới bắt đầu sổ mũi, dịch mũi còn ít hoặc còn chưa quá đặc quánh thì bố mẹ có thể vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bố mẹ đặt bé nằm nghiêng trên giường. Sau đó dùng một chiếc khăn mỏng để kê cao đầu bé lên một chút. Không nên kê quá cao vì sẽ làm nước muối sinh lý chảy ngược ra ngoài chứ không rửa sạch được khoang mũi.
Bước 2: Nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào bên mũi nằm trên của trẻ. Sau đó bố mẹ chờ một chút để nước muối làm loãng các dịch nhầy trong mũi.
Bước 3: Bố mẹ sử dụng một chiếc tăm bông hoặc dùng máy hút mũi để loại bỏ dịch nhầy bên trong mũi của trẻ. Nếu vẫn còn dịch nhầy trong mũi thì bố mẹ nhỏ thêm một lần nữa để tiếp tục làm sạch.
Bước 4: Dùng một khăn sạch và mềm để lau bên ngoài mũi cho bé. Đổi bên cho bé và thực hiện theo những bước tương tự như trên.
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện, bố mẹ cần đảm bảo sự nhẹ nhàng và chậm rãi để không gây tổn thương cho niêm mạc mũi của bé. Ngoài ra, nếu bé quấy khóc, bố mẹ không nên nặng tay với bé vì làm cho bé sợ hãi và không hợp tác.
Bên cạnh đó, bố mẹ không nên lạm dụng nước muối sinh lý, không thực hiện việc vệ sinh quá nhiều lần trong ngày. Mỗi lần vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý cũng không được kéo dài vì khiến cho bé khó chịu. Hơn nữa khi dùng quá nhiều nước muối sinh lý có thể làm mũi bị khô rát, hoặc mất đi lớp dịch tự nhiên bảo vệ niêm mạc mũi.
2.2. Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng những phương pháp khác
Ngoài biện pháp dùng nước muối sinh lý, bố mẹ có thể vệ sinh mũi cho bé bằng những phương pháp như sau:
Dùng máy hút mũi: Khi dịch mũi chưa quá đặc, bố mẹ có thể dùng máy hút mũi để thực hiện vệ sinh từng bên mũi cho bé. Ngoài ra, hiện nay có một số loại máy hút mũi trang bị đầu hút chuyên dùng cho hút dịch nhầy, nên sẽ rất tiện lợi với gia đình và tốt cho sức khỏe của bé.
Dùng chai xịt phun sương: Đầu tiên bố mẹ dùng khăn mềm thấm hút bớt dịch nhầy trong mũi trẻ. Sau đó dùng chai xịt phun sương vào mũi của bé để đẩy chất nhầy ra bên ngoài.
2.3 Cách phòng tránh sổ mũi cho trẻ
Ngoài việc làm sạch mũi để nhanh chóng giúp bé không khó chịu vì sổ mũi, bố mẹ nên có những biện pháp phòng tránh thích hợp như:
- Đảm bảo không gian ngủ, nghỉ, vui chơi và ăn uống của bé luôn sạch sẽ, thông thoáng.
- Giữ ẩm cho không gian bé sinh hoạt, nhưng không nên để độ ẩm quá cao vì dễ tạo nấm mốc ảnh hưởng sức khỏe.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, thêm những thực phẩm giàu vitamin vào chế độ ăn hàng ngày cho bé.
- Không cho bé dùng những thức ăn nhiều dầu mỡ. Nếu mẹ đang cho bé bú cũng không nên ăn các loại thức ăn này.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
3. Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi
Khi chăm sóc cho bé bị sổ mũi, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ.
- Không lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé.
- Nên vệ sinh mũi của bé trước khi cho bé bú mẹ.
- Trước khi vệ sinh mũi cho bé rửa sạch tay.
- Để bé nghỉ ngơi thoải mái.
>> Xem thêm: Những rủi ro khi hút đờm cho trẻ sơ sinh bằng miệng ba mẹ cần biết
Đây là các giai đoạn sổ mũi ở trẻ và những biện pháp chăm sóc, hỗ trợ rửa mũi sạch sẽ cho bé. Với những chia sẻ trên, bố mẹ sẽ giúp bé không còn khó chịu vì sổ mũi nữa.