SELECT MENU

Sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cao Thao - - 25

Nhiều mẹ gặp phải tình trạng sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa cho con bú, nên rất băn khoăn không hiểu nguyên nhân vì sao. Bên cạnh đó các mẹ cũng rất lo lắng về cách khắc phục, muốn con có đủ sữa để bú và không còn gặp phải tình trạng ngại ngùng khi sữa chảy ướt ra áo.

1. Sữa chảy ướt áo có phải nhiều sữa không?

Một số bà mẹ sau sinh gặp phải tình trạng sữa chảy ướt áo, có thể là dấu hiệu của việc nguồn sữa dư thừa nên tràn ra ngoài. Tuy nhiên, cũng có trường hợp sữa mẹ chảy ướt áo nhưng lại là phản xạ xuống sữa.

>>Xem thêm: Cách chữa tắc tia sữa nổi cục cho mẹ

Sữa chảy ướt áo có phải nhiều sữa không?

Sữa chảy ướt áo có phải nhiều sữa không?

Hiện tượng này xảy ra trong những tuần đầu tiên sau sinh và cho con bú. Khi đó cơ thể mẹ đang có những sự điều chỉnh để đáp ứng lại cảm giác khi cho con bú. Ví dụ như khi bé khóc, mẹ nghĩ về bé hoặc ngửi thấy mùi của bé thì cơ thể xảy ra phản xạ xuống sữa, sữa rỉ ra ngoài do thúc đẩy của sự giải phóng hormone oxytocin. Nếu bé không bú ngay lúc đó thì sữa sẽ bị rò rỉ, nên có thể bị ướt ra áo.

Ngoài ra, việc sữa chảy ra ngoài cũng không có nghĩa là mẹ luôn đầy đủ sữa. Một số bà mẹ có ít sữa, không đủ sữa cho trẻ bú. Ngay cả khi mẹ tiến hành vắt sữa cũng không ra nhiều, nhưng vẫn xảy ra hiện tượng sữa chảy ra ngoài.

2. Nguyên nhân sữa mẹ chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa

Nguyên nhân sữa mẹ chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa

Sữa mẹ chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa là do đâu?

Hiện tượng sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa xảy ra ở một số bà mẹ sau sinh. Nguyên nhân dẫn đến việc này có thể là:

Dấu hiệu cảnh báo đang có khối u lành tính nằm trên tuyến yên, khiến cơ thể mẹ sản sinh nhiều hormone prolactin, vốn là một trong những loại hormone tham gia sản xuất sữa, kích thích cơ thể mẹ tạo sữa và làm rò rỉ từ núm vú.

Khi mẹ sử dụng thuốc thuốc tránh thai, thuốc huyết áp hoặc thuốc chống trầm cảm khi đang cho con bú.

Trong trường hợp mẹ kích thích ngực quá mức, ví dụ như mặc áo ngực chật, hoặc khi quan hệ tình dục.

Mẹ đang gặp phải các vấn đề sức khỏe khác như rối loạn tuyến giáp hoặc bệnh thận mạn tính.

Khi cơ thể mẹ tăng tiết sữa, làm bầu ngực căng tức, nhưng không cho bé bú hoặc hút sữa ra nên các tia sữa trong ngực bị chèn ép nhỏ lại. Khi mẹ dùng máy hút sữa có lực mạnh sẽ lại thay đổi đột ngột đường kính ống dẫn sữa, nên không tạo ra dòng chảy sữa liên tục, dẫn đến tình trạng chảy sữa ướt áo nhưng vẫn ít sữa, không đủ sữa cho trẻ bú.

Mẹ chưa biết cách dùng máy hút sữa đúng phương pháp, ví dụ như dùng sai kích thước phễu, chặn lại dòng sữa, khiến việc hút sữa ra ngoài khó khăn.

3. Sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa phải làm sao?

Nếu mẹ gặp phải tình trạng sữa chảy ra ngoài, có thể làm ướt cả áo nhưng vẫn bị ít sữa, không đủ sữa cho con bú thì có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục như sau:

3.1 Cho bé bú thường xuyên, hút sữa ra ngoài trước khi ngực căng tức

Để ngăn ngừa sữa chảy ướt áo, mẹ nên cho bé bú thường xuyên và phải đúng cách. Mẹ nên để bé ngậm sâu vào quầng vú thay vì chỉ ngậm đầu ti. Bé sẽ hút được nhiều sữa hơn và giúp ngực mẹ không căng tức. Ngoài ra nên cho bé bú thường xuyên để kích thích sản xuất sữa. Đặc biệt là phải để bé bú cả 2 bên ngực mỗi lần thay vì chỉ bú một bên, nhằm ngăn chặn bị mất sữa 1 bên ngực.

Sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa phải làm sao?

Sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa phải làm sao?

Nếu bé không bú hết, mẹ nên thực hiện hút sữa để tránh tình trạng ngực căng gây ra hiện tượng giảm tiết sữa. Bằng cách dùng máy hút sữa, mẹ sẽ kích thích cơ thể sản xuất nhiều sữa về hơn.

Nhưng mẹ phải chú ý rằng sử dụng máy hút sữa đúng cách và đều đặn. Mẹ chọn máy hút sữa có size phễu hút vừa khít với đầu ti để vắt được nhiều sữa và không gây đau đớn. Hơn nữa cần phải hút sữa thường xuyên, sau khi bé bú xong mà vẫn còn sữa. Cùng với đó là lựa chọn cấp độ hút sữa đúng và thời gian phù hợp.

3.2 Mẹ ăn uống đủ chất và giữ tinh thần thoải mái

Vì không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nên mẹ có thể bị ít sữa dần đi. Do đó hãy ăn uống đủ chất, tăng cường các thực phẩm lợi sữa như móng giò, gạo lứt, yến mạch, hạt sen, hoặc các loại đậu vào thực đơn mỗi ngày.

Đừng quên uống nhiều nước. Mỗi ngày, mẹ cần uống khoảng 2-3 lít nước. Mẹ có thể uống nước lọc ấm, sữa hoặc nước canh. Lưu ý không uống các loại nước ngọt, nước có ga, có chứa chất kích thích, cồn, …

Và hãy cố gắng ngủ đủ giấc. Nhờ ngủ nhiều, mẹ có thể nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc để cơ thể không gặp áp lực và tránh ảnh hưởng lớn đến quá trình tiết sữa. Ngoài ra hãy thư giãn, tránh căng thẳng, đừng cố gắng ôm đồm hết mọi việc mà cần để gia đình tham gia chăm sóc các bé. Mẹ cũng nên thực hiện một số hoạt động nhẹ nhàng để cơ thể được thư giãn.

3.3 Đến gặp bác sĩ

Nếu như tình trạng sữa chảy ướt áo nhưng vẫn bị ít sữa thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến và được kiểm tra cơ thể. Các bác sĩ sẽ kiểm tra Hormone prolactin và oxytocin, là hai yếu tố chính điều chỉnh việc sản xuất sữa.

Nếu cơ thể mẹ gặp vấn đề liên quan những loại Hormone trên sẽ bị ít sữa mà vẫn bị thấm ra áo. Các bác sĩ sẽ cung cấp những hướng dẫn chi tiết để khắc phục hiện tượng này.

4. Một số mẹo giúp mẹ tránh tình trạng sữa chảy ướt áo nhưng vắt không ra

mẹo giúp mẹ tránh tình trạng sữa chảy ướt áo nhưng vắt không ra

Mẹo giúp mẹ tránh tình trạng sữa chảy ướt áo nhưng vắt không ra

Để không rơi vào tình trạng sữa chảy ướt áo nhưng vắt không ra, vừa khó xử, vừa ảnh hưởng sức khỏe mẹ cùng bé, các mẹ bỉm sữa nên chủ động tìm hiểu những kiến thức chăm sóc và nuôi con bằng sữa mẹ thật sớm. Đầu tiên là mẹ không nên áp lực quá, hoặc để bản thân bị stress kéo dài vì sẽ bị ảnh hưởng đến cơ chế tạo tiết sữa của cơ thể. Mẹ chỉ đơn giản là chuẩn bị để hiểu rõ mọi thứ.

Sau đó là cố gắng cho bé bú đúng cách và thường xuyên, cả 2 bên bầu ngực. Mẹ nên lưu ý cho bé bú đúng cữ, nếu không thể thì hãy dùng máy hút sữa để vắt ra ngoài.

>>Xem thêm: Nuôi con bằng sữa mẹ thời hiện đại với bộ sản phẩm máy hút sữa mới 2024

Tình trạng sữa chảy ướt áo vừa gây ra ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng cho sữa, vừa có thể khiến mẹ gặp những bệnh lý liên quan tuyến vú. Vậy nên hãy khắc phục nhanh chóng, tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ lưỡng để chấm dứt nhanh tình trạng này.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý