SELECT MENU

Cương sữa sinh lý bao lâu thì hết? Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý

Cao Thao - - 23

Sau khi sinh con, có không ít mẹ phải đối mặt với hiện tượng cương sữa sinh lý. Mẹ sẽ bị căng tức, đau và có cảm giác nóng ở ngực. Vậy nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là gì và có ảnh hưởng gì xấu với sức khỏe của mẹ cũng như quá trình cho con bú? Gia đình có thể làm gì để xử lý? Hãy để Moaz BéBé chia sẻ những đáp án cụ thể nhất tại đây.

1. Cương sữa sinh lý là gì?

Cương sữa sinh lý sau sinh là một hiện tượng phổ biến, xảy ra ở nhiều mẹ sau khi sinh con xong. Biểu hiện thường thấy nhất là bị đau tức ngực kéo dài, làm ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của các mẹ. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân và có thể tác động đến sức khỏe nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời.

Hiện tượng cương sữa sinh lý là một phản ứng tự nhiên, không phải bệnh lý. Đây là một phần trong quá trình kích hoạt và điều chỉnh lượng sữa, được gọi là hiện tượng “tăng tiết sữa”.

>>Xem thêm: Sữa chảy ướt áo nhưng vẫn ít sữa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cương sữa sinh lý là gì?

Hiện tượng cương sữa sinh lý là gì?

2. Phân biệt cương sữa sinh lý và hiện tượng tắc tia sữa

Hiện tượng cương sữa hay còn được gọi là căng sữa sau sinh, xuất hiện khi mẹ vừa sinh con được 3 – 5 ngày. Khi xảy ra hiện tượng này, bầu ngực của mẹ có cảm giác nóng rực, đau nhức. Nếu mẹ chạm vào sẽ thấy bị cương cứng.

Nếu lúc này mẹ dùng máy hút sữa để hút hoặc vắt sữa sẽ không được, hoặc hút ra rất ít sữa, cho dù ngực đang căng đầy sữa. Một số mẹ còn gặp phải tình trạng bị nổi hạch ở vùng nách nếu bị cương sữa sinh lý.

Nhiều gia đình dễ nhầm lẫn cương sữa sinh lý với tắc tia sữa. Trên thực tế có đôi chút khác biệt. Vì tắc tia sữa là hiện tượng xảy ra khi cơ thể mẹ sản xuất lượng sữa nhiều hơn so với nhu cầu của bé, nhưng lại không được hút hết ra khỏi cơ thể.

Tắc tia sữa thường xảy ra khi mẹ không cho bé bú hết, bé bú muộn, mẹ không cắt hết được sữa, hoặc là bé chưa có cách ngậm vú đúng phương pháp. Ngoài ra cũng có thể là do ống dẫn sữa của mẹ nhỏ, hoặc do mẹ ăn phải thực phẩm chứa chất béo động vật.

Nếu mẹ bị tắc tia sữa thì cũng sẽ cảm thấy đau ở vùng bầu ngực. Mẹ chạm vào sẽ thấy có cục cứng, khó hút sữa ra và lượng tia sữa không bình thường. Nếu tình trạng nặng hơn thì mẹ có thể bị sốt nhẹ.

Phân biệt cương sữa sinh lý và hiện tượng tắc tia sữa

Phân biệt giữa cương sữa sinh lý và tắc tia sữa

Nhìn chung, cương sữa sinh lý và tắc tia sữa khá tương tự nhau, nhưng vẫn phân biệt được qua một số dấu hiệu nhất định. Biện pháp xử lý 2 hiện tượng này cũng không giống nhau, nên mẹ và gia đình cần chú ý để phân biệt và có cách điều trị đúng.

3. Cương sữa sinh lý bao lâu thì hết

Thông thường thì hiện tượng cương sữa sinh lý chỉ kéo dài trong khoảng 1 – 2 ngày. Nếu mẹ cho bé bú kịp thời và hút hết sữa đang ứ đọng trong ngực thì cương sữa sinh lý sẽ thuyên giảm và kết thúc ngay lập tức.

Cương sữa sinh lý bao lâu thì hết

Cương sữa sinh lý bao lâu thì hết

Mặc dù chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn nhưng mẹ và gia đình không nên chủ quan. Nếu như gia đình không xử lý kịp thời và đúng cách thì có thể khiến ngực mẹ bị tổn thương nặng hơn, mẹ có khả năng gặp tình trạng tắc tia sữa, nặng hơn là bị áp xe vú và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

4. Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi bị cương sữa sinh lý

Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi bị cương sữa sinh lý sẽ giúp mẹ tránh được những tổn thương nghiêm trọng tới cơ thể. Vì thế, mẹ cần chú ý những vấn đề như sau:

4.1 Nguyên nhân bị cương sữa sinh lý

>>Xem thêm: Mẹo dân gian chữa căng sữa an toàn và hiệu quả tại nhà

Nguyên nhân bị cương sữa sinh lý

Những nguyên nhân gây cương sữa sinh lý

Những nguyên nhân sau đây sẽ khiến cho mẹ dễ gặp phải tình trạng bị căng sữa sau sinh. Cụ thể là:

  • Mẹ cho bé bú không đúng cách, nên không thể hút hết lượng sữa đang tích trữ trong ngực của mẹ. Vì thế ngay từ đầu, gia đình cần phải cho bé tập bú đúng cách.
  • Mẹ bị tắc tia sữa, sữa không chảy được ra ngoài, bị ứ đọng lại ở bên trong ngực và làm căng cứng rồi đau tức ngực.
  • Mẹ mặc áo ngực quá chật, nên gây chèn ép lên vùng ngực của mẹ, dẫn đến cương sữa sinh lý sau sinh.

4.2 Cách xử lý khi bị cương sữa sinh lý

Nếu mẹ bị cương sữa sinh lý sau sinh, có thể xử lý bằng những biện pháp như sau:

  • Cho bé bú ở tư thế đúng, có thể thử nhiều tư thế khác nhau để tìm ra cách phù hợp nhất. Mẹ cần đảm bảo cho bé có thể bú được nhiều sữa nhất mà không gây đau đớn cho mẹ, sẽ hạn chế nguy cơ bị ứ đọng sữa trong ngực.
  • Mẹ cho con bú thường xuyên hơn để giúp con nhận được nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cần thiết với sự phát triển của cơ thể. Mẹ cũng sẽ giải quyết được vấn đề bị căng sữa sau khi sinh.
  • Khi cho con bú, mẹ chú ý để con bú hết một bên ngực rồi mới chuyển sang ngực con lại, sẽ giúp cơ thể kích thích sản xuất sữa mới, ngăn chặn nguy cơ bị căng sữa sinh lý sau sinh.
  • Mẹ sử dụng máy hút sữa hoặc vắt sữa để hút cạn sữa đang ứ đọng trong ngực. Khi áp dụng biện pháp này nên chọn loại máy có kích thước phù hợp và thực hiện theo thời gian quy định.
  • Chườm lạnh ngực sẽ giúp làm suy giảm những cơn đau nhức ở ngực, giảm thiểu ảnh hưởng của cương sữa sinh lý.
  • Mẹ tắm với nước ấm để làm mềm vùng da ngực, bớt cơn đau tức ngực nhờ những tia nước ấm từ vòi hoa sen. Đây cũng là biện pháp kích thích sữa chảy ra dễ dàng hơn.
  • Mẹ massage nhẹ nhàng quanh ngực để đánh tan phần sữa bị tắc, kích thích dòng chảy của sữa và làm suy giảm cơn đau tức ngực.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

>>Xem thêm: Hướng dẫn hút sữa đúng cách để sữa về nhiều và tránh bị mất sữa

Cách xử lý khi bị cương sữa sinh lý

Cách xử lý khi bị cương sữa sinh lý

5. Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề cương sữa sinh lý ở mẹ bỉm

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến vấn đề cương sữa sinh lý, được nhiều mẹ bỉm đặt ra:

5.1 Cương sữa sinh lý có tự hết không?

Hiện tượng cương sữa sinh lý sau sinh sẽ hết sau 1 – 2 ngày, thường không quá 48 giờ sau sinh. Nhưng nếu gia đình không xử lý đúng cách sẽ gặp những tổn thương nghiêm trọng hơn.

5.2 Cương sữa sinh lý nên chườm nóng hay lạnh?

Mẹ chườm ấm trong khoảng 3 – 5 phút để làm mềm vùng ngực, nhưng không chườm quá lâu vì sẽ gây ảnh hưởng ngược lại. Nhưng nếu ngực mẹ có dấu hiệu sưng tấy, bị cương tức và đau đớn khi bé bú thì nên chườm lạnh thay vì chườm ấm. Chườm lạnh sẽ làm giảm các cơn đau, giảm sưng tấy ngực, để mẹ dễ chịu hơn.

Cương sữa sinh lý nên chườm nóng hay lạnh?

Cương sữa sinh lý nên chườm nóng hay lạnh?

5.3 Cương sữa sinh lý nên làm gì?

Khi bị cương sữa sinh lý, mẹ không nên hốt hoảng và lo lắng. Gia đình cũng cần động viên để mẹ bình tĩnh và đưa ra các biện pháp xử lý như đã được chia sẻ ở trên. Mẹ cần giữ tâm lý thoải mái thì sẽ nhanh chóng hết cương sữa sinh lý sau sinh.

>>Xem thêm: Cách tiêu sữa nhanh khi cai sữa an toàn, hiệu quả dành cho mẹ

Như vậy có thể thấy là cương sữa sinh lý không phải là một hiện tượng hiếm gặp, cũng như có thể tự hết hoặc xử lý nhanh chóng sẽ kết thúc. Vậy nên xin mời các mẹ cùng gia đình tham khảo những chia sẻ trên để có biện pháp khắc phục hiệu quả và an toàn.

Đánh giá bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý