Những thực phẩm gây mất sữa sau sinh mẹ bỉm cần tránh
Sau khi sinh mẹ mất rất nhiều sức lực, nên cần phải bồi bổ cơ thể để phục hồi nhanh chóng. Hơn nữa mẹ còn phải được cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết để đem lại nguồn sữa ngon và bổ dưỡng cho con, giúp con phát triển khỏe mạnh. Vậy nên mẹ cần có chế độ ăn khoa học và dinh dưỡng. Nhưng nếu ăn phải những thực phẩm gây mất sữa thì có thể gây ảnh hưởng cho cả mẹ lẫn bé. Đó là những thực phẩm nào?
1. Thiếu sữa sau sinh gây ra những tác hại gì?
Theo những thống kê và nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Đó là lý do bé nên bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.
>>Xem thêm: Mẹ nên biết! 10 Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ
Những đứa trẻ không được bú sữa mẹ có nguy cơ gặp các ảnh hưởng sức khỏe lớn hơn. Ví dụ như không có đủ sức đề kháng để chống lại các bệnh viêm dạ dày, viêm phổi hoặc viêm tai giữa. Ngoài ra, trẻ sinh non không được bú sữa mẹ dễ gặp phải nguy cơ bị viêm ruột hoại tử.
Nếu không cho con bú trong những tháng đầu tiên sau khi vừa chào đời, hoặc bú ít, hay là dùng sữa công thức quá sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 ở trẻ sơ sinh. Vì thế, thiếu sữa thực sự gây ra những nguy hại lớn cho các bé.
2. Top 8 những thực phẩm gây mất sữa mà bà đẻ cần tránh
Để bé luôn có đủ sữa, người mẹ cần phải có bồi bổ cơ thể thật tốt. Gia đình nên thực hiện những chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhằm chăm sóc cơ thể mẹ phục hồi sau sinh, giúp việc kích thích sản xuất sữa trở nên hiệu quả hơn.
>> Xem thêm: Làm sao để biết bé bú đủ sữa hay không? chuẩn, chính xác nhất
Tuy nhiên, khi ăn uống, mẹ cần tránh xa một số loại thực phẩm nhất định. Đây là những thực phẩm gây mất sữa mẹ, khiến cho cơ thể mẹ không thể tiếp tục sản xuất sữa, hoặc sản xuất ít và có chất lượng không tốt.
2.1 Bia rượu
Bia rượu không chỉ làm cho cơ thể mẹ ngừng sản xuất sữa, dẫn đến mất sữa mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ. Mẹ sau khi sinh còn rất yếu, nên uống bia rượu sẽ khó phục hồi cơ thể, suy giảm sức khỏe, gây ra những tác hại lâu dài.
Đặc biệt là bia rượu có khả năng gây gây ức chế hệ thần kinh trung ương, ngăn chặn quá trình giải phóng oxytocin, làm gián đoạn phản xạ tiết sữa của cơ thể. Nếu mẹ uống 1 – 2 ly rượu trong thời điểm này có thể bị giảm đến 20 – 25% lượng sữa trong cơ thể. Bé bú sữa mẹ giai đoạn này sẽ thấy mùi vị bị thay đổi, có thể bị kích động và khó ngủ, do bị ảnh hưởng gián tiếp bởi tác động của bia rượu.
2.2 Bạc hà cùng những sản phẩm từ bạc hà
Nếu mẹ dùng một lượng nhỏ tinh dầu bạc hà để bôi ngực thì có thể làm dịu núm vú và cải thiện vết ngực. Tuy nhiên bé sẽ không thích mùi bạc hà khi bú mẹ. Ngoài ra, nếu dùng quá nhiều bạc hà có thể khiến nguồn sữa của mẹ bị suy giảm đáng kể. Do đó, hãy dùng bạc hà khi mẹ muốn cai sữa, nhưng tránh sử dụng trong thời gian cho con bú.
2.3 Bắp cải
Bắp cải là một loại rau có chứa nhiều chất xơ cùng các dưỡng chất giúp ích cho sức khỏe như vitamin K, vitamin C, folate. Tuy nhiên theo Đông y, bắp cải có tính hàn nên có thể giảm lượng sữa mẹ cơ thể sản xuất. Hơn nữa, mẹ đang cho con bú mà ăn nhiều bắp cải sẽ bị đau bụng. Đó là lý do mẹ nên hạn chế lượng bắp cải ăn mỗi tuần.
2.4 Các loại thực phẩm cay nóng
Đồ ăn cay nóng rất kích thích vị giác, nhưng nếu mẹ ăn ngay sau khi sinh hoặc khi đang cho con bú sẽ làm cơ thể ngừng sản xuất sữa. Bên cạnh đó, việc ăn đồ cay nóng còn có hại cho sức khỏe của mẹ vì lúc này cơ thể đang phục hồi sau khi sinh.
2.5 Thực phẩm chứa Caffeine
Caffeine là chất kích thích nên có thể khiến mẹ bị khó ngủ, bồn chồn và đặc biệt là bị mất sữa khi đang cho bé bú. Hơn nữa khi chưa mất sữa hoàn toàn mà bé bú phải sữa của mẹ có dùng caffeine thì cũng sẽ khó ngủ ngon, cáu kỉnh, ảnh hưởng sức khỏe.
2.6 Ăn nhiều đồ chiên rán
Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, lại không chứa chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Do đó, mẹ sau khi sinh và đang cho con bú không nên ăn thực phẩm chiên rán, vì dễ dàng mất sữa, có thể làm bé chậm tăng cân.
2.7 Thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn
Mẹ sau khi sinh và đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên ăn các loại thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, pizza, khoai tây chiên,… Những thực phẩm chế biến sẵn này chứa nhiều dầu mỡ, chất béo và chất bảo quản gây hại cho cơ thể, đồng thời có thể là nguyên nhân gây mất sữa.
2.8 Hải sản
Các loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân và kim loại nặng, vừa gây ra những nguy hại cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Bên cạnh đó còn có thể làm mẹ bị dị ứng, như tôm, cua, ghẹ, sò, mực, các loại ốc, … làm gián đoạn quá trình tiết sữa, hoặc những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ, vì lúc này mẹ vốn yếu ớt.
Tuy nhiên, mẹ có thể ăn một số loại cá nước ngọt do chứa nhiều protein, vitamin và chất khoáng. Trước khi ăn, mẹ nên tham khảo chế độ dinh dưỡng của bác sĩ.
3. Những nguyên nhân khác khiến mẹ bị mất sữa
Có nhiều nguyên nhân khiến cho mẹ bị mất sữa sau sinh bên cạnh các loại thực phẩm trên. Mẹ bỉm cần chú ý những nguyên nhân sau:
- Mẹ không cho bé bú hoặc bú không thường xuyên, nên cơ thể không còn sản xuất sữa, dẫn đến ít sữa dần và mất sữa.
- Mẹ không được nghỉ ngơi, chăm sóc sau sinh hợp lý, ảnh hưởng đến quá trình tạo tiết sữa.
- Sau khi sinh, mẹ bị thiếu ngủ, mất ngủ, tâm lý mệt mỏi, căng thẳng có thể dẫn đến tình trạng mất sữa.
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ không đầy đủ, ăn uống thiếu khoa học và không được cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết.
- Mẹ gặp phải các bệnh lý liên quan đến tuyến vú như viêm vú, áp xe vú.
- Mẹ uống ít nước nên gặp tình trạng ít sữa, lâu ngày dẫn đến mất sữa.
4. Nên làm gì để tránh mất sữa sau sinh
Để tránh bị mất sữa sau sinh, mẹ cần chú ý các yếu tố như sau và thực hiện theo:
- Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường cung cấp calo, protein, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Không nên ăn kiêng và dùng thuốc giảm cân cấp tốc sau khi sinh.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh để tâm lý căng thẳng.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc mà bác sĩ không kê đơn hay kiểm tra.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường sản xuất sữa.
- Cho bé bú ở tư thế đúng và bú đầy đủ số cữ trong một ngày.
>>Xem thêm: Mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa con bú no nê
Bên cạnh những thực phẩm gây mất sữa, còn có nhiều nguyên nhân khác khiến cơ thể mẹ dần dần không sản xuất sữa. Do đó mẹ cần chú ý những yếu tố này qua các chia sẻ trên.