Trẻ mấy tháng biết nói? Những dấu hiệu trẻ biết nói sớm
Để bé nói sõi là một quá trình dài và cần đến sự hỗ trợ cũng như dẫn dắt từ ba mẹ. Nhằm giúp bé có khả năng phát triển ngôn ngữ tốt, ba mẹ cần xác định trẻ mấy tháng biết nói, các dấu hiệu bé biết nói sớm hoặc muộn. Từ đó sẽ giúp ba mẹ có phương án hướng dẫn bé tập nói chính xác và hiệu quả nhất.
1. Trẻ mấy tháng thì biết nói?
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có khả năng nghe và phản hồi nhất định với âm thanh, bằng cách đạp hoặc xoay người. Sau khi ra đời, bé sẽ khóc to khi cần người khác chú ý đến, khi đói, muốn đi vệ sinh, sợ hãi, …. Bé cũng sẽ phát ra những âm thanh khó hiểu khi muốn bày tỏ điều gì đấy, hoặc khi vui vẻ, hốt hoảng, …. Đây chính là những cách bé đang “nói”.
>>Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết bò? Nhận biết dấu hiệu trẻ sắp biết bò
Từ tháng thứ 3 đến thứ 4, trẻ sẽ ngày càng chú ý đến những âm thanh xung quanh. Và đến khoảng tháng thứ 7 hoặc 8, trẻ sẽ phát ra những âm thanh đơn giản, dễ phát âm. Đây là những từ mà bé thường xuyên nghe thấy và lặp đi lặp lại. Khi những từ ngữ này được phát ra nhiều lần trong ngày, bé sẽ càng ấn tượng và mô phỏng lại bằng giọng nói của mình.
Đến khoảng tháng thứ 17 – 18, vốn từ của bé đã nhiều hơn, khả năng phát âm cũng chuẩn hơn. Vì thế ba mẹ có thể nghe rõ những từ mà bé đang nói. Đôi khi có thể hiểu được những ý nghĩa của các câu nói đơn giản. Trong lúc này bé có thể phát âm lặp lại nhiều từ ngữ để thể hiện ý muốn bản thân.
Và trong vòng 3 năm đầu đời, bé sẽ rèn luyện kỹ năng nói để trở nên chuẩn xác. Sau 3 tuổi, bé có thể nói rõ ràng, rành mạch và ba mẹ có thể hiểu được chính xác câu nói của bé. Như vậy, quá trình tập nói của bé sẽ kéo dài từ lúc 7 – 8 tháng tuổi cho tới khi 3 tuổi. Và sau đó trẻ sẽ không ngừng mở rộng vốn từ, phát huy khả năng ngôn ngữ của bản thân.
2. Những mốc thời gian phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Kỹ năng nói của các bé sẽ từng bước phát triển theo từng giai đoạn. Điều này sẽ được thể hiện rõ rệt qua từng cột mốc sau đây:
2.1 Giai đoạn 3 tháng tuổi
Trong khoảng 3 tháng đầu đời, trẻ sẽ phát ra những âm thanh đơn giản như “aaaa”. Ngoài ra trẻ cũng giao tiếp với ba mẹ của mình hay những người xung quanh bằng tiếng khóc. Bé sẽ khóc khi mệt mỏi, đói, sợ hãi, ….
Từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé sẽ bập bẹ nói và phản ứng với những âm thanh xung quanh mình. Nếu nghe thấy những âm thanh to hay giật mình, bé thảng thốt và phát ra âm thanh liên tục nhưng khó hiểu nghĩa.
2.2 Giai đoạn 6 tháng tuổi
Từ 6 tháng tuổi, bé có thể nhận ra vị trí đang phát tiếng động, nên sẽ bập bẹ nói để thu hút sự chú ý. Bé sẽ dùng nhiều phụ âm hơn trong các câu nói của mình. Đến tháng thứ 7, bé bập bẹ nói một số từ như “ba ba” hoặc “ma ma” và lặp đi lặp lại là chính.
2.3 Giai đoạn 9 tháng tuổi
Đến tháng thứ 9 tới tháng thứ 11, bé sẽ học cách tặc lưỡi và biết bập bẹ những âm tiếng liền nhau, cũng như hiểu được một số yêu cầu đơn giản để thực hiện theo.
>>Xem thêm: Những dấu hiệu trẻ sắp biết đi ba mẹ cần lưu ý
2.4 Giai đoạn 12 tháng tuổi
Đến tháng thứ 12, trẻ sẽ hiểu và nói được một số từ đơn giản, bắt chước các từ mà ba mẹ nói, thậm chí là mô phỏng ngữ điệu và cử chỉ để thể hiện cảm xúc của bản thân.
Tới 16 tháng tuổi, trẻ có thể phát âm được các phụ âm và nói được nhiều từ hơn. Từ 17 đến 18 tháng tuổi, bé sẽ nói được khoảng 20 từ và phát âm được nhiều cụm từ đơn giản.
2.5 Giai đoạn 24 tháng tuổi
Trong giai đoạn từ 24 tháng đến gần 36 tháng tuổi, bé có thể nói được 500 – 100 từ. Bé đã biết cách dùng đại từ nhân xưng khi giao tiếp với những người xung quanh. Một số bé biết nói sớm sẽ phát âm những câu ngắn gọn khoảng 3 – 6 từ.
2.6 Giai đoạn 36 tháng tuổi
Từ năm thứ 3 trở đi, bé đã phát triển kỹ năng nói tốt hơn và có thể kể được một số sự việc, sự vật, mô tả chúng, nói chuyện rõ ràng hơn với ba mẹ.
3. Những dấu hiệu trẻ biết nói sớm
Quá trình tập nói của bé thường kéo dài theo từng thời điểm khác nhau. Mỗi bé sẽ có những dấu mốc phát triển khác biệt và có bé biết nói sớm, nhưng cũng có bé biết nói muốn. Những bé biết nói sớm thường phát âm rõ vài từ trước 1 tuổi. Ba mẹ có thể quan sát, trò chuyện cùng các bé để giúp bé tập nói tốt hơn, do nhận biết được nhiều từ phát ra từ ba mẹ.
Những dấu hiệu sau chứng tỏ bé sẽ biết nói sớm chính là nhanh chóng phát ra các âm thanh đơn giản như “ba ba” “ma ma” “măm măm” … Ba mẹ có thể nghe thấy nhưng không rõ ràng lắm. Khi được tiếp xúc với nhiều từ ngữ hơn, vốn từ vựng của bé nhanh chóng phát triển, bé nói được nhiều hơn.
Ngoài ra, bé thường chăm chú lắng nghe ba mẹ nói chuyện, tập trung vào nội dung cuộc trò chuyện thường nhanh chóng biết nói. Bé có thể hiểu được và mô phỏng nhiều từ đơn giản, nhận biết các thành viên trong gia đình, đồ vật và vật nuôi cụ thể quanh bé.
Ba mẹ có thể để ý, nếu bé có những phản ứng với mọi người khi chào hoặc tạm biệt, thực hiện theo chứng tỏ có sự hiểu biết ý nghĩa của những câu nói và hành động. Bé cũng sẽ đáp lại bằng những câu nói bập bẹ, thể hiện khả năng ngôn từ tốt.
4. Cách hướng dẫn bé tập nói
Để hướng dẫn bé tập nói hiệu quả, ba mẹ sẽ phải đồng hành trong suốt quá trình, đưa ra nhiều câu nói và lặp lại rõ ràng để bé bắt chước. Bố mẹ phải thường xuyên đảm bảo quá trình nói chuyện với bé, thể hiện sự vui vẻ để kích thích các bé trò chuyện.
Hãy thử đặt ra những câu hỏi cho các bé, như vậy bé sẽ quan tâm đến môi trường xung quanh và phản ứng lại, từ đó nhanh chóng nói chuyện để bày tỏ cảm xúc và mong muốn bản thân. Ba mẹ cũng có thể sao chép âm thanh của các bé, lặp lại lời bé nói để khuyến khích bé nói nhiều hơn.
Đừng quên thể hiện sự hào hứng mỗi khi bé nói điều gì đấy, sẽ động viên bé rất nhiều. Và ba mẹ nên thử hát cho bé nghe, giúp con tập trung lắng nghe, học cách phát âm.
5. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói
Nếu bé bị chậm nói thì có thể là do bệnh tật, bé tự ti hoặc là do bé không muốn. Vì thế ba mẹ có thể tìm hiểu kỹ tình huống và đến gặp bác sĩ nếu cần thiết. Trong quá trình này, hãy nói chuyện nhiều với bé để con học cách phát âm.
>>Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết ngồi? Dấu hiệu và cách giúp bé tập ngồi vững
Trên đây là đáp án cho câu hỏi trẻ mấy tháng biết nói và các dấu mốc phát triển. Hy vọng các chia sẻ trên giúp ba mẹ có thông tin bổ ích khi hỗ trợ, đồng hành con trong lúc tập nói.