SELECT MENU

Trẻ ra mồ hôi trộm do thiếu chất gì? Nên tắm lá gì?

Cao Thao - - 16

Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ là tình trạng rất bình thường nhưng trong một số trường hợp đặc biệt đây lại là dấu hiệu phản ánh trẻ đang gặp một số vấn đề về sức khỏe. Vậy trẻ ra mồ hôi trộm thiếu chất gì? Nên tắm lá gì để chấm dứt tình trạng trên? Hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

1. Trẻ ra mồ hôi trộm là gì?

Trẻ ra mồ hôi trộm là hiện tượng cơ thể trẻ tiết ra nhiều mồ hôi mặc dù trời không nóng và trẻ không hoạt động nhiều. Trẻ đổ mồ hôi trộm thường xảy ra nhiều nhất ở các vùng có nhiều tuyến mồ hôi như: ở đầu, ở lòng bàn tay, lưng, trán, háng, nách, bàn chân,… và thường xuất hiện theo từng đợt, đặc biệt là vào ban đêm lúc trẻ đang ngủ say.

Trẻ ra mồ hôi trộm là gì?

Trẻ ra mồ hôi trộm là hiện tượng ra nhiều mồ hôi dù trời không nóng và trẻ không hoạt động nhiều

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, mồ hôi có chứa chủ yếu là muối, nước và một số chất cặn bã do cơ thể thải ra. Với người lớn, đây được xem là cách tốt để đào thải những dư thừa trong cơ thể nhưng đối với trẻ nhỏ, mồ hôi chiếm 90% là nước nên khi toát ra với lượng lớn cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước, thiếu nước. Đặc biệt là vào ban đêm, trẻ đang ngủ nếu bị đổ mồ hôi trộm nhiều mà không được bù nước kịp thời trẻ rất dễ bị kiệt sức và nóng toàn thân rất dễ bị ốm. Ngoài ra, tình trạng trẻ bị mồ hôi trộm không được cải thiện cũng là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng trẻ có thể bị còi xương.

2. Phân loại mồ hôi trộm ở trẻ

Hiện nay có 2 loại mồ hôi trộm, đó là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý. Mỗi loại được xác định dựa vào các nguyên nhân khác nhau.

Phân loại mồ hôi trộm ở trẻ

Phân biệt giữa mồ hôi trộn sinh lỹ và bệnh lý

2.1 Mồ hôi trộm sinh lý ở trẻ

Ở trẻ em, do các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện và sự trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn người lớn nên việc trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều được hiểu là cách trẻ giải phóng lượng nhiệt trong cơ thể, giúp cơ thể cân bằng nhiệt độ. Cùng với đó, tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi so với kích thước cơ thể trẻ là khá cao nên trẻ có nhu cầu bài tiết mồ hôi nhiều hơn. Đây được gọi là mồ hôi trộm sinh lý và nó không gây tác động xấu đến sức khỏe của trẻ.

2.2 Mồ hôi trộm bệnh lý ở trẻ

Đổ mồ hôi trộm bệnh lý thường xảy ra với những trẻ mắc bệnh còi xương và thường biểu hiện bằng tình trạng tiết mồ hôi nhiều ở các vùng trán, lưng, lòng bàn tay, bàn chân,… khi đi ngủ hoặc khi bú mẹ mà không phải do nhiệt độ phòng quá cao.

3. Nguyên nhân chính khiến trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu

Trẻ thường xuyên bị mồ hôi trộm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về thể chất. Do đó, bố mẹ cần đặc biệt chú ý trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ để tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân chính khiến trẻ ra mồ hôi trộm

Một số nguyên nhân chính khiến trẻ ra mồ hôi trộm

Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm:

3.1 Do thiếu vitamin D

Trẻ bị mồ hôi trộm một phần là do cơ thể bị thiếu chất, trẻ không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể. Vậy trẻ ra mồ hôi trộm do thiếu chất gì? Câu trả lời đó là vitamin D.

Trong quá trình phát triển, nếu thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ xương. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi trộm nhiều, đặc biệt là với các trẻ đang bị còi xương suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa hoặc mắc một số bệnh nhiễm khuẩn.

3.2 Do chứng tăng tiết mồ hôi

Chứng tăng tiết mồ hôi thường thấy cả ở người lớn và trẻ em với biểu hiện là bàn chân, bàn tay người bị bệnh luôn ra mồ hôi và dính ướt ngay cả khi nhiệt độ môi trường không cao, không gian thoáng đãng.

3.3 Do trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh

Có thể mẹ không biết, hiện tượng trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ một phần nguyên nhân có thể đến từ các bệnh lý về tim mạch. Khi trẻ gặp tình trạng này, nếu sau một thời gian không cải thiện, mẹ nên cho trẻ đi khám sức khỏe để được chẩn đoán và có hướng điều trị tốt nhất.

3.4 Do chứng ngưng thở tạm thời khi ngủ

Đây là tình trạng hay gặp hơn ở những trẻ sinh non. Hiện tượng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn từ 15s – 20s. Khi đó trẻ sẽ có các biểu hiện như: mặt tái nhợt, thở khò khè và tiết ra nhiều mồ hôi hơn.

3.5 Do hội chứng đột tử ở trẻ (SIDS)

Trẻ ra nhiều mồ hôi trộm, ngủ li bì và có thể ngừng thở nếu ở trong phòng nóng bức, ngột ngạt quá lâu. Đây cũng là hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS rất nguy hiểm nên bố mẹ cần đặc biệt lưu ý.

4. Cách khắc phục mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ hiệu quả

Làm gì để chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ? Để khắc phục tình trạng trên mẹ có thể áp dụng các phương pháp được chia sẻ dưới đây:

>>Xem thêm: Những mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn – đơn giản, bố mẹ nên biết

Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ hiệu quả

Cách khắc phục tình trạng ra mồ hôi trộm ở đầu hiệu quả

  • Bổ sung lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể trẻ: Có rất nhiều cách để mẹ bổ sung vitamin D cho trẻ. Tuy nhiên, cách đơn giản và tiết kiệm nhất là cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng. Khung giờ lý tưởng để thực hiện việc này là từ 6 giờ – 9 giờ đối với mùa hè và từ 9 giờ – 10 giờ đối với mùa đông.
  • Giữ không gian sạch sẽ, thoáng đãng: Hãy đảm bảo rằng, trẻ luôn ở trong không gian rộng rãi, thoáng đãng và sạch sẽ để trẻ luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
  • Chế độ dinh dưỡng: Trẻ ra mồ hôi trộm nhiều bố mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng cho con. Hạn chế cho trẻ ăn những đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó là những sản phẩm rau – củ – quả như bí xanh, cam, rau má, rau cải,…

5. Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ

Ngoài thực hiện các giải pháp trên, trong dân gian có rất nhiều mẹo hay có tác dụng chữa mồ hôi trộm ở trẻ. Tuy nhiên đây chỉ là những phương án mang tính tham khảo, trước khi áp dụng mẹ nên tìm hiểu và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho bé

Dưới đây là một số loại nước lá tắm, món ăn giúp cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ được nhiều mẹ áp dụng nhất:

5.1 Dùng nước lá lốt, lá đinh lăng

Đây là câu trả lời cho câu hỏi: Trẻ ra mồ hôi trộm tắm lá gì? Lá lốt và lá đinh lăng là hai loại lá có tính mát và có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc bên trong cơ thể. Mẹ có thể đun sôi 2 loại lá này với lượng phù hợp và đem tắm cho trẻ hàng ngày. Loại lá tắm này không chỉ làm giảm mồ hôi trộm ở trẻ mà còn có tính kháng khuẩn cao, giúp trẻ không bị mẩn ngứa khó chịu.

5.2 Cho trẻ uống nước đậu đen ninh

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ

Cho bé uống nước đậu đen giúp giảm tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ

Đậu đen được biết đến với công dụng là làm mát và thanh nhiệt hiệu quả. Trong đậu đen có nhiều chất dinh dưỡng: chất xơ, chất chống oxy hóa, beta carotene,…  giúp giảm tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ.

Mẹ có thể rang chín đậu đen và cho vào nồi ninh với long nhãn, táo tàu và cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Chỉ cần khoảng 3 ngày thực hiện đúng, chứng ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ của trẻ sẽ thuyên giảm.

5.3 Bổ sung thực đơn với món cháo hến

Ngoài việc cho trẻ tắm nước lá, trong thực đơn mẹ có thể bổ sung món cháo hến để cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ của trẻ. Trong hến có các chất như: protein, vitamin B13, omega- 3,… có tác dụng giải độc mát gan, thanh nhiệt cơ thể.

>>Xem thêm: Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm: Bé ăn ngon, tăng cân đều

Trẻ ra mồ hôi trộm là hiện tượng sinh lý bình thường, nếu không kèm theo các biểu hiện như: kém ăn, rụng tóc vành khăn, chậm mọc răng, chậm biết đi, chậm tăng cân,… thì bố mẹ không nên quá lo lắng. Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp được nhiều thắc mắc liên quan đến tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ. Hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này nếu cần tư vấn thêm nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý