SELECT MENU

Phương pháp giáo dục Montessori: Bí quyết nuôi dạy bé thông minh

Cao Thao - - 11

Cập nhật những phương pháp giáo dục trẻ phù hợp sẽ giúp con được phát triển toàn diện từ thể chất đến trí tuệ và nuôi dưỡng tâm hồn. Trong đó phải kể đến phương pháp giáo dục Montessori đang nhận được nhiều sự quan tâm từ ba mẹ. Vậy phương pháp này thực sự mang lại những hiệu quả như mong muốn?

1. Phương pháp giáo dục Montessori là gì?

Montessori là phương pháp nuôi dạy trẻ được sáng lập bởi nhà giáo, bác sĩ người Ý Maria Montessori. Bà là nhà giáo dục học nổi tiếng, có chuyên môn và kiến thức uyên bác trong các lĩnh vực nhân văn học, triết học, giáo dục học.

Phương pháp giáo dục Montessori là gì?

Tìm hiểu về phương pháp giáo dục Montessori

Phương pháp Montessori thông qua những giáo dục trực quan, đặt trẻ ở trung tâm và áp dụng nguyên tắc tôn trọng trẻ. Thay vì chỉ đạo, ba mẹ sẽ quan sát, theo dõi, đưa ra những hướng dẫn và hỗ trợ cho bé phát triển khả năng tự học.

Trẻ có thể tự do khám phá, phát biểu ý kiến của bản thân. Từ đó làm tăng tính độc lập, giúp trẻ phát triển tự nhiên, tăng cường sự tự tin, lại rèn luyện được trách nhiệm của bản thân. Ngoài ra trẻ còn có khả năng sáng tạo tự nhiên, thêm giao tiếp tốt khi trải nghiệm, có những nền tảng vững chắc để sử dụng cho sau này.

Hiện nay, phương pháp Montessori đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, phù hợp cho trẻ trong độ tuổi 0 – 6 tuổi. Đây chính là giai đoạn trẻ có khả năng học hỏi và tiếp thu kiến thức mới mạnh mẽ, hiệu quả nhất.

2. Ưu và nhược điểm của phương pháp giáo dục Montessori

Phương pháp Montessori được đánh giá là cách hữu hiệu để giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng, phương pháp này sở hữu cả ưu điểm lẫn nhược điểm. Vậy nên ba mẹ cần tìm hiểu kỹ và cân nhắc trước khi áp dụng:

2.1 Ưu điểm của phương pháp Montessori

Phương pháp giáo dục trẻ em Montessori sở hữu những ưu điểm vượt trội so với nhiều phương pháp giáo dục khác, trong đó có thể kể đến:

Được phát triển theo độ tuổi của trẻ. Ví dụ như trẻ dưới 3 tuổi cần được rèn luyện các kỹ năng về bò, đi lại, chạy, nói chuyện, … tức là học tập khả năng thể chất, ngôn ngữ và nhận thức.

>>Xem thêm: Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Biểu hiện của trẻ thông minh

Ưu điểm của phương pháp Montessori

Những ưu điểm của phương pháp giáo dục Montessori

Với bé từ 3 tuổi đến 5 tuổi cần học những kỹ năng về sử dụng ngón tay, phân biệt màu sắc, ký tự, … Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên cần học tập thêm nhiều kỹ năng khi hoạt động bên ngoài trời.

Điểm đáng chú ý là trong toàn bộ quá trình này không có sự hiện diện hay can thiệp của người hướng dẫn. Thay vào đó là quá trình tự quyết của các bé để xem sự lựa chọn như thế nào. Điều này giúp đề cao sở thích, tôn trọng tính cách riêng của từng bé. Từ đó giúp trẻ tăng cường sự tự tin và phát triển tốt những cảm quan cá nhân.

Phương pháp giáo dục Montessori còn giúp trẻ học được tính kỷ luật và tự giác cao. Trẻ sẽ phải hình thành thói quen quản lý thời gian thì mới hoàn thành tốt những mục tiêu của riêng mình.

Chưa kể, để đạt hiệu quả tốt nhất, bé sẽ ngăn nắp, gọn gàng hơn. Bé sẽ hình thành tính kỷ luật, kiểm soát được các thói quen của bản thân, nhằm đem lại sự thoải mái và tiện lợi nhất cho quá trình vui chơi và học tập của mình.

Ngoài ra, phương pháp giáo dục này còn tạo cơ hội cho các bé khám phá thế giới xung quanh. Bé vừa phát triển kỹ năng giao tiếp, lại học hỏi thêm các kỹ năng về sinh tồn, dã ngoại, hòa mình với thiên nhiên, hiểu hơn về bản thân cũng như thế giới xung quanh, nuôi dưỡng lòng can đảm và sự cẩn thận.

2.2 Các nhược điểm của phương pháp Montessori

nhược điểm của phương pháp Montessori

Nhược điểm của phương pháp giáo dục Montessori

Nhưng cho dù sở hữu nhiều ưu điểm thì ba mẹ cũng đừng quên, đây là phương pháp giáo dục còn tồn tại những hạn chế nhất định, như là:

Chi phí tốn kém vì phải chuẩn bị nhiều tài liệu học tập cho các bé, phải có đội ngũ giáo viên, người hướng dẫn với chuyên môn cao, tận tâm dạy dỗ, cùng với những chương trình học đắt đỏ.

Tính tương tác cá nhân không được đề cao, do các bé làm việc độc lập và lấy bản thân làm trọng. Nếu như không cẩn thận thì có thể khiến trẻ trở nên tự cao, ích kỷ, thiếu khả năng cảm thông. Vậy nên ba mẹ cần cho con đến các khu vui chơi và gặp gỡ nhiều người để cải thiện khả năng làm việc nhóm.

Bé có khả năng hạn chế khả năng tưởng tượng, do phương pháp này chú trọng đến việc tương tác với các giáo cụ đã định hình sẵn. Vậy nên khả năng sáng tạo của bé có thể bị ảnh hưởng.

Các giáo trình hướng dẫn thường được thực hiện dựa trên tính cách và sở thích của từng đứa trẻ nên có khả năng không khai phá được hoàn toàn khả năng sáng tạo và khám phá điều mới lạ của trẻ. Bé cần có thêm những trải nghiệm mới, điều kiện sống khác biệt, hay làm những điều mà mình chưa bao giờ được tiếp xúc.

3. 5 lĩnh vực chính của phương pháp Montessori

Khi cho trẻ học tập theo phương pháp Montessori, trẻ được phát triển kỹ năng qua 5 lĩnh vực chính: giác quan, toán học, ngôn ngữ, văn hóa và cuộc sống.

lĩnh vực chính của phương pháp Montessori

Những lĩnh vực chính của phương pháp Montessori

3.1 Rèn luyện giác quan bằng phương pháp Montessori

Trẻ từ 0 – 6 tuổi nhạy cảm với các giác quan khác nhau, vì đang cần tiếp nhận thông tin và phát triển trí não. Sử dụng Phương pháp Montessori trong phát triển rèn luyện giác quan giúp hoàn thiện các giác quan của trẻ, tăng cường sự linh hoạt, sử dụng thành thạo, nhanh chóng thích ứng với môi trường sống và học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới. Trẻ có thể rèn luyện thông qua phân biệt các màu sắc, tông màu, lắng nghe các âm thanh, nói chuyện, ngửi và tiếp xúc với những đồ vật khác nhau.

3.2 Phát triển ngôn ngữ

Lĩnh vực phát triển kỹ năng ngôn ngữ được chú trọng trong phương pháp Montessori bằng cách xây dựng môi trường học tập phong phú cho trẻ. Các bé được giáo viên khuyến khích khám phá và sử dụng ngôn ngữ cho những hoạt động như đọc, viết, nói và nghe. Trẻ có thể thực hiện thông qua bộ chữ cái, sách, vở, thảo luận, ….

Khi phát triển nhiều kỹ năng để hoàn thiện khả năng ngôn từ, bé có thể thêm tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra đây cũng là cách để bé thêm sáng tạo hơn.

>>Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết nói? Những dấu hiệu trẻ biết nói sớm

phương pháp Montessori phát triển ngôn ngữ

Phương pháp Montessori trong phát triển ngôn ngữ

3.3 Phương pháp Montessori trong phát triển khả năng toán học

Phương pháp giáo dục Montessori chủ yếu giúp trẻ em nhận biết và làm quen với số học. Bé được học tập qua những hoạt động đơn giản như các phép tính đố vui cơ bản, ghép số và ảnh, … nhằm nâng cao khả năng tư duy logic ngay từ khi còn nhỏ.

Các chương trình toán học trong phương pháp Montessori giúp bé có hứng thú với những con số. Bé được làm quen với các dụng cụ giáo dục đơn giản tới phức tạp để hiểu rõ hơn về lĩnh vực toán học.

Ở lĩnh vực toán học, phương pháp Montessori giúp trẻ em có thể tiếp thu kiến thức về số học, hình học, đồng thời rèn luyện tính độc lập, khả năng phối hợp tay và mắt, khả năng tư duy của trí não, xây dựng trật tự trong suy nghĩ và hành động, hình thành thói quen làm việc khoa học, hiểu về các ký hiệu, biểu tượng, …

3.4 Phương pháp Montessori trong phát triển kỹ năng văn hóa

Phương pháp Montessori trong phát triển kỹ năng văn hóa

Phương pháp Montessori trong phát triển kỹ năng văn hóa

Những kiến thức văn hóa như địa lý, lịch sự, khoa học, văn học, … đơn giản phù hợp cho bé tiếp thu khi áp dụng phương pháp giáo dục sớm Montessori. Thông qua những giáo cụ trực quan và chia sẻ từ giáo viên, bé có cơ hội tiếp thu nhiều kiến thức mới, tiếp cận với nền văn hóa, từ đó góp phần hiểu rõ vị trí bản thân và khám phá thế giới muôn màu xung quanh. Điều này rất có ích cho quá trình thích nghi với môi trường bên ngoài một cách nhanh chóng. Trong tương lai, bé có tiềm năng cao trở thành những cá nhân có ích trong xã hội.

3.5 Phương pháp Montessori trong thực hành cuộc sống

Cho trẻ thực hiện những hoạt động đời sống thường nhật như thay quần áo, buộc dây giày, tự soạn sách vở hoặc đồ dùng cá nhân hay là sắp xếp đồ ăn của bản thân …. đều là cách đơn giản mà có ích cho trẻ. Theo phương pháp Montessori, khi có khả năng tự thực hiện những hành động này, trẻ hình thành các thói quen sinh hoạt độc lập, tự tin, gọn gàng hơn.

Trẻ có khả năng tự chăm sóc bản thân và có thể giúp đỡ được cho người khác. Cách này cũng giúp trẻ hiểu hơn về thế giới xung quanh, dạn dĩ và bình tĩnh hơn.

4. Nguyên tắc nuôi dạy con theo phương pháp giáo dục Montessori

Nguyên tắc nuôi dạy con theo phương pháp giáo dục Montessori

Những nguyên tắc cốt lõi nuôi dạy con theo phương pháp giáo dục Montessori

Khi áp dụng phương pháp giáo dục Montessori, các phụ huynh cần phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định để mang lại hiệu quả toàn diện cho các con, bao gồm:

4.1 Luôn luôn tôn trọng và không áp đặt trẻ

Nguyên tắc cốt lõi của phương pháp giáo dục Montessori chính là: Luôn tôn trọng quyền tự do của trẻ, để trẻ lựa chọn cách học phù hợp nhất. Khi đó, trẻ được quyền lựa chọn những hoạt động phù hợp với sở thích và khả năng phát triển của bản thân, thể hiện được bản sắc cá nhân.

Vì không phải nhận những áp lực từ bài giảng của giáo viên hay từ các bạn cùng lớp, trẻ được học tập theo tốc độ phát triển của bản thân. Vì thế trẻ có thể phát huy được năng lực và sở thích của mình. Điều này giúp trẻ học hỏi tự nhiên, phát triển khả năng tự lập, mở mang trí tuệ. Điều ba mẹ và giáo viên cần làm chính là tạo môi trường an toàn và phù hợp nhất để trẻ được quyền phát triển, khám phá, không lo lắng bị áp đặt.

4.2 Để bé được học đi đôi với hành

Học tập lý thuyết có thể khiến bé biết về nhiều kiến thức khác nhau, nhưng không tạo được cơ hội cho bé phát triển thực tế nếu không thực hành. Vì thế, hãy khuyến khích trẻ học tập tri thức mới bằng cách thực hành, để có cơ hội áp dụng những điều mình đã học được vào thực tế đời sống.

Ba mẹ và giáo viên có thể thực hiện các hành động mẫu, để trẻ mô phỏng và học tập theo. Từ đó giúp trẻ hoàn thiện khả năng hành động, độc lập và khéo léo hơn.

4.3 Đừng làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ

Một trong  những nguyên tắc khi áp dụng phương pháp giáo dục Montessori chính là: Không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ. Hãy để trẻ được thoải mái chơi hoặc khám phá điều gì đó và không can thiệp, trừ trường hợp đặc biệt.

Khoảng thời gian trẻ tập trung để giải quyết vấn đề của mình sẽ là lúc trí não trẻ phát triển, học tập được điều mới mẻ và tiếp thu các kinh nghiệm hay. Nhờ vậy trẻ có thể giải quyết được nhiều khó khăn bất ngờ, tăng cường khả năng tư duy và sáng tạo tự nhiên.

Nguyên tắc nuôi dạy con theo phương pháp giáo dục Montessori

4.4 Xây dựng môi trường học tập thân thiện

Montessori là phương pháp giáo dục đề cao sự thân thiện với trẻ em. Vì thế hoàn cảnh học tập của trẻ không áp dụng những hình thức phần thưởng hay trừng phạt, vì có thể tạo ra những áp lực vô hình cho trẻ.

Hơn nữa, các hình thức giáo dục truyền thống, thưởng và phạt sẽ hình thành khuôn mẫu ở trẻ, làm cho trẻ không có khả năng phát triển tự do, mất dần khả năng tự nhận thức, thiếu tự tin và hoài nghi vào bản thân. Vì thế, hãy để trẻ được phát triển tự nhiên, không bị ràng buộc bởi những lời tán thưởng, so sánh hoặc chê bai.

4.5 Nguyên tắc giúp trẻ rèn luyện tính tự lập, tự học

Phương pháp giáo dục Montessori có nguyên tắc là tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện tính tự lập. Vì thế, trẻ cần phải tự học tập được nhiều kiến thức và kỹ năng khác nhau. Ví dụ như trẻ cần biết cách chăm sóc bản thân, sử dụng các đồ dùng và tìm hiểu, khám phá về môi trường xung quanh.

Khi áp dụng phương pháp Montessori, ba mẹ và giáo viên cần giúp trẻ hiểu được rằng bản thân mình cần tự lập, tích cực học tập. Bởi đây là cách để bé có thể tự chăm sóc bản thân ngay từ khi có khả năng. Nhờ nguyên tắc này, gia đình sẽ bồi dưỡng được lòng tự trọng, năng lực cá nhân.

Bên cạnh đó, vì tự học tập nên có thể trẻ sẽ phải học được cách hợp tác. Vì đôi khi trẻ không thể tự mình làm hết công việc, mà phải luôn học hỏi từ những người xung quanh.

4.6 Để trẻ hiểu về sự ngăn nắp, trật tự

Những bài học về tính trật tự, giúp trẻ thêm ngăn nắp, gọn gàng. Điều này giúp trẻ sinh hoạt và học tập tốt hơn, khi một môi trường gọn ghẽ, không hỗn loạn sẽ giúp trẻ phát huy tốt các kỹ năng của bản thân.

Mục đích thiết lập nguyên tắc này chính là để trẻ trở nên chỉn chu, kỹ lưỡng hơn trong những vấn đề nhỏ. Ngoài ra trẻ cũng học được tính kiên nhẫn, sạch sẽ, loại bỏ tính bừa bộn.

4.7 Học cách hợp tác và tôn trọng mọi người

Một số bài học trong phương pháp Montessori được nhiều giáo viên áp dụng là để trẻ được tôn trọng những đồ đạc của người khác, không xâm phạm hay tự ý sử dụng. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen tôn trọng mọi người và hòa hợp với những người xung quanh.

Nguyên tắc nuôi dạy con theo phương pháp giáo dục Montessori

Ngoài ra còn có bài học về hoạt động nhóm, tăng cường tương tác với các bạn trong lớp. Ví dụ như trẻ sẽ học được cách chờ đợi, làm việc với bạn bè, lắng nghe các ý kiến từ người khác, cư xử lễ phép, hành động lịch sự. Đây chính là một trong những nguyên tắc cơ bản của Montessori, yêu cầu giúp trẻ hợp tác và tôn trọng mọi người. Điều này cực kỳ có lợi khi trẻ phải tham gia những cộng đồng trong tương lai.

4.8 Khuyến khích trẻ hoạt động

Trẻ không thể chỉ học tập mà còn phải được vui chơi, hoạt động mỗi ngày. Nguyên tắc của phương pháp giáo dục Montessori chính là để trẻ được phát triển các khả năng thể chất, phối hợp các chi, …. Nếu trẻ được hoạt động nhóm, sẽ tăng cường khả năng xây dựng ý thức cộng đồng, tôn trọng và hợp tác với nhau.

5. Các giai đoạn phát triển của trẻ theo phương pháp giáo dục Montessori

Theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, phương pháp giáo dục Montessori sẽ có những sự biến đổi để phù hợp hơn và đem lại những hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Cụ thể là:

Các giai đoạn phát triển của trẻ theo phương pháp giáo dục Montessori

5.1 Giai đoạn đầu tiên: Từ 0 đến 6 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ học hỏi và tiếp thu kiến thức cực kỳ mạnh mẽ bằng mọi giác quan. Đồng thời cũng là lúc lý tưởng để trẻ phát huy tính độc lập và xây dựng nhân cách riêng. Ba mẹ cần tạo điều kiện để trẻ được khám phá môi trường xung quanh và phát triển các kỹ năng cơ bản.

5.2 Giai đoạn thứ 2: Từ 6 đến 12 tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu có những sự thay đổi về tâm sinh lý, học cách làm việc theo nhóm, phát huy trí tưởng tượng, kỹ năng xã hội. Phương pháp Montessori được áp dụng trong thời điểm này thường đề cao việc giúp trẻ học tập những nguyên tắc đạo đức và hình thành tính tự lập.

5.3 Giai đoạn thứ 3 (Giai đoạn thiếu niên): Từ 12 đến 18 tuổi

Đây là giai đoạn dậy thì của trẻ, nên cần được giáo dục để nhận thức khả năng và tâm lý bản thân, cũng như các vai trò và giá trị xã hội. Trẻ được học hỏi về lòng tự trọng, phát triển tư duy phản biện và khám phá thêm đam mê của bản thân.

Các giai đoạn phát triển của trẻ theo phương pháp giáo dục Montessori

5.4 Giai đoạn thứ 4 (Giai đoạn trưởng thành): Từ 18 đến 24 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ trưởng thành, nên cần được trang bị kỹ năng sống, hướng nghiệp, có những định hướng cụ thể cho tương lai lâu dài.

>>Xem thêm: Tìm hiểu phương pháp Shichida giáo dục bé thông minh

Phương pháp giáo dục Montessori sẽ là một quá trình dài và đòi hỏi sự đầu tư lớn từ ba mẹ cùng giáo viên. Vì thế, ba mẹ hãy đồng hành cùng trẻ qua từng giai đoạn, theo những nguyên tắc cốt lõi để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Đánh giá bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý