Bé ngủ ngáy có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Không chỉ trẻ từ 1 – 6 tuổi mới xuất hiện tình trạng ngủ ngáy, ngay cả trẻ sơ sinh vài tháng tuổi, nếu quan sát kĩ bố mẹ cũng có thể bắt gặp tình trạng này. Vậy bé ngủ ngáy có sao không? Liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục chứng ngủ ngáy ở trẻ trong bài viết dưới đây nhé!
1. Trẻ ngủ ngáy là như thế nào?
Ngủ ngáy là tình trạng trẻ ngủ phát ra âm thanh với các cường độ to, nhỏ khác nhau tùy vào thể trạng của từng trẻ trong từng thời điểm. Tình trạng này diễn ra do các cấu trúc trong hệ hô hấp bắt đầu rung khi có sự xuất hiện của vật cản trong đường thở. Chính sự rung này đã làm phát ra âm thanh gọi là tiếng ngáy. Tùy vào trường hợp cụ thể mà âm thanh phát ra có thể mềm nhỏ hoặc to nhưng rất dễ nghe thấy.
>>Xem thêm: Tư thế ngủ của trẻ sơ sinh theo tháng: Nhận biết tư thế ngủ của trẻ thông minh
Ngủ ngáy được chia làm 2 loại:
- Ngủ ngáy theo thói quen: Đây là hiện tượng trẻ ngủ ngáy trong suốt một thời gian dài, ngày nào việc này cũng tái diễn mà không do bất cứ yếu tố bên ngoài nào tác động vào. Loại ngủ ngáy này được xác định là có hại cho sức khỏe của trẻ.
- Ngáy triệu chứng: Đây là hiện tượng ngáy theo từng thời điểm và chỉ xuất hiện khi có yếu tố từ bên ngoài tác động như: tình hình sức khỏe, thời tiết,… và có thể dễ dàng mất đi, không gây nguy hại cho sức khỏe
Trong y học, ngủ ngáy được xem là một trong những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ. Nếu trẻ gặp tình trạng này trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
2. Nguyên nhân khiến bé ngủ ngáy
Trẻ ngủ ngáy tưởng chừng như rất bình thường nhưng đôi khi lại tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe của trẻ. Vậy, trẻ ngủ ngáy nguyên nhân do đâu?
>>Xem thêm: Tư thế ngủ của trẻ sơ sinh theo tháng: Nhận biết tư thế ngủ của trẻ thông minh
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng ngủ ngáy ở trẻ:
- Trẻ bị viêm amidan hoặc vòm họng to, sưng
- Trẻ bị viêm, nhiễm trùng đường hô hấp
- Trong vùng họng xuất hiện các hạch lớn làm cản trở đường thở
- Trẻ mắc các bệnh như: cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen xuyễn
- Trẻ bị dị dạng lệch vách ngăn hoặc polyp mũi
- Trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc
- Trẻ đang bị thừa cân, béo phì
- Cấu trúc vòm họng và khuôn mặt trẻ có điều bất thường
- Trẻ mắc chứng ngưng thở khi ngủ
- Do trẻ ít tháng tuổi, đường thở hẹp
3. Trẻ ngủ ngáy có sao không?
Trẻ ngủ ngáy có sao không? Điều này còn phụ thuộc vào việc trẻ ngủ ngáy sinh lý hay bệnh lý. Nếu là ngủ ngáy sinh lý, tình trạng này sẽ có thể tự khỏi và bố mẹ không cần quá lo lắng. Nếu là ngủ ngáy bệnh lý, bố mẹ cần tìm rõ nguyên nhân để điều trị cho trẻ kịp thời và triệt để. Vậy, trẻ 3, 4, 5, 6 tuổi ngủ ngáy có sao không?
Câu trả lời là còn dựa vào cách mẹ xác định con là đang ngủ ngáy sinh lý hay bệnh lý.
Mẹ có thể nhận biết trẻ ngủ ngáy sinh lý và bệnh lý qua các dấu hiệu sau:
- Ngủ ngáy sinh lý: Đây là tình trạng bình thường, có thể gặp ở trẻ trong mọi lứa tuổi. Nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy thường do trẻ có gỉ mũi, phần khoang mũi, đường thở của trẻ sơ sinh còn nhỏ, hẹp dẫn đến có sự ma sát với không khí và phát ra âm thanh. Trẻ càng lớn, khoang mũi càng rộng, hiện tượng ngủ ngáy sẽ dần mất đi.
- Ngủ ngáy bệnh lý: Khi trẻ được 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi, 6 tuổi,… đến 10 tuổi khi ngủ con phát ra tiếng ngáy to và thường lặp đi lặp lại nhiều hơn 3 ngày/tuần hoặc có thể bị ngưng thở khi ngủ thì tức là trẻ đang bị ngủ ngáy bệnh lý.
4. Trẻ ngủ ngáy bệnh lý nguy hiểm như thế nào?
Trẻ ngủ ngáy bệnh lý có thể kèm theo chứng rối loạn thở khi ngủ – tình trạng khó thở xảy ra trong suốt thời gian trẻ ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ – tình trạng lặp đi lặp lại sự tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần đường thở. Hơi thở trong khi ngủ bị gián đoạn, cơ thể ngay lập tức sẽ nhận ra điều này và hiểu chúng như hiện tượng nghẹt thở từ đó sẽ gây ra tình trạng não bị kích thích, huyết áp tăng cao, nồng độ oxy trong máu giảm,… rất nguy hiểm cho trẻ.
>>Xem thêm: Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo tháng tuổi chi tiết dành cho ba mẹ
Ngoài ra, trẻ ngủ ngáy bệnh lý còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như:
- Khiến trẻ mất ngủ giữa đêm và ngủ nhiều vào ban ngày. Nếu lặp đi lặp lại tình trạng này thường xuyên sẽ làm mẹ và bé đều mệt mỏi và trẻ bị giảm khả năng tiếp thu và học tập
- Khiến trẻ đái dầm nhiều hơn do chứng rối loạn thở khi ngủ làm cơ thể trẻ sản xuất tích cực nước tiểu vào ban đêm
- Ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone tăng trưởng có thể khiến trẻ bị chậm phát triển cả về thể chất và trí não
- Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, phổi
- Làm trẻ giảm chú ý, không tập trung ảnh hưởng đến khả năng học tập
5. Cách khắc phục tình trạng ngủ ngáy ở trẻ hiệu quả
Như vậy trẻ 3, 4, 5, 6, tuổi,… ngủ ngáy bệnh lý thực sự là điều không tốt. Bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp. Cùng với đó, bố mẹ cũng cần chú ý cách chăm sóc và điều trị chứng ngủ ngáy cho trẻ tại nhà sao cho đúng cách.
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng ngủ ngáy ở trẻ:
- Kiểm soát cân nặng của trẻ tránh tình trạng trẻ bị thừa cân, béo phì: Hãy xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với việc tập thể dục thường xuyên để giảm nguy cơ ngáy ngủ và nâng cao sức khỏe.
- Hãy tránh xa khói thuốc lá và môi trường bụi bẩn, ô nhiễm: Hãy tạo cho trẻ môi trường sống không khói thuốc, không bụi bẩn. Với các ông bố, hãy làm gương cho trẻ bằng cách không hút thuốc và giáo dục trẻ về tác hại của khói thuốc lá
- Vệ sinh chăn đệm, giường bé ngủ thường xuyên: Thực hiện điều này sẽ giúp loại bỏ các loại bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn làm giảm nguy cơ trẻ bị viêm mũi dị ứng, không bị sưng amidan, vòm họng
- Nhỏ nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có tác dụng làm giảm tắc nghẽn đường hô hấp và giúp lưu thông luồng không khí trơn tru làm giảm nguy cơ ngáy ngủ ở trẻ hiệu quả
>>Xem thêm: Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm – con khỏe mạnh mẹ nhàn tênh
Hy vọng các chia sẻ của Moaz BéBé đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc: Trẻ sơ sinh 1, 2, 3 tháng tuổi hoặc trẻ lớn hơn khoảng 3, 4, 5, 6 tuổi ngủ ngáy có sao không? Và nắm được nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng ngủ ngáy ở trẻ. Đừng quên chia sẻ các thông tin hữu ích này tới người thân, bạn bè nhé!