SELECT MENU

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi phải làm sao? Mẹo dân gian chữa đầy hơi hiệu quả

Cao Thao - - 5

Hiện tượng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ sơ sinh rất phổ biến, làm cho nhiều bố mẹ lo lắng, vì khi đó trẻ khó chịu và quấy khóc nhiều. Nếu như trẻ sơ sinh bị đầy hơi kéo dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh bị đầy hơi phải làm sao để xử lý hiệu quả, bảo vệ sự an toàn cho các bé.

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị đầy hơi

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đầy hơi không quá rõ ràng nếu như ba mẹ không chú ý kỹ. Vì thế, gia đình có thể căn cứ vào những triệu chứng như sau và theo dõi để xác định bé bị đầy hơi, rồi tìm ra biện pháp giải quyết hữu hiệu:

>>Xem thêm: Những điều cần biết về giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị đầy hơi

Các dấu hiệu để nhận biết trẻ sơ sinh bị đầy hơi

  • Bụng bé căng tròn sau khi ăn 1 – 2 giờ.
  • Nếu bố mẹ vỗ nhẹ vào bụng, sẽ nghe được âm thanh vang như gõ trống.
  • Bé ợ hơi, ợ chua sau khi ăn.
  • Sau khi ăn xong, bé quấy khóc, hoặc là lười bú và biếng ăn.
  • Bé bị táo bón hoặc đi tiêu lỏng.
  • Bé không đánh rắm như bình thường.
  • Khi bị đau, trẻ có xu hướng co chân lên rồi duỗi ra, ưỡn lưng, vì có thể là do đang đau bụng hoặc trào ngược.
  • Thi thoảng, trẻ có thể nắm chặt tay và quấy khóc sau khi bú.

2. Các nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi

Trẻ sơ sinh thường dễ bị đầy hơi hơn người lớn và do nguyên nhân dẫn đến. Ba mẹ có thể chú ý những vấn đề sau, có thể là nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị đầy hơi:

Các nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi

  • Khi trẻ ngậm vú không đúng cách khi bú sữa mẹ hoặc bú từ bình, đều có thể bị nuốt phải không khí dẫn đến bị đầy hơi. Ngoài ra khi bé bú quá nhanh cũng dễ bị nuốt không khí.
  • Nếu bé khóc quá nhiều cũng nuốt phải nhiều không khí, tạo thành hơi trong bụng, dẫn đến bị chướng bụng. Đó là lý do ba mẹ nên giúp bé nhanh chóng ngừng khóc.
  • Trẻ gặp những vấn đề về tiêu hóa, như bị táo bón, gây ứ phân thì vi khuẩn sẽ sinh hơi trong bụng, dẫn đến đầy hơi chướng bụng. Nếu không cẩn thận thì bé có thể bị chèn ép cơ hoành, gây ói nhiều.
  • Bên cạnh đó, trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản có thể bị đầy hơi.
  • Các bé gặp hội chứng đại tràng kích thích, bệnh giảm nhu động ruột làm hơi chứa lâu trong ruột cũng dễ dẫn đến bị đầy hơi, chướng bụng.
  • Sau này, khi bé lớn hơn và được thử những món ăn mới cũng có thể bị đầy chướng bụng. Nếu bé thường xuyên gặp hiện tượng này thì có thể cơ thể nhạy cảm với các loại thực phẩm này.
  • Hoặc là khi bé ăn phải những thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu thì có thể bị đầy hơi.
  • Gia đình cung cấp chế độ ăn dặm không phù hợp, thường là do quá sớm có thể làm cho bé không thể tiêu hóa, thức ăn bị ứ đọng trong đường ruột, làm vi khuẩn lên men, sinh ra nhiều khí dẫn tới đầy hơi.
  • Chế độ ăn uống của mẹ cũng có thể dẫn đến đầy hơi ở bé. Nếu mẹ ăn nhiều thực phẩm như đậu, bắp cải, súp lơ, các đồ ăn nhiều tinh bột hoặc nhiều dầu mỡ, nước uống có ga … sẽ làm bé bị đầy hơi.
Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh

Bé bị đầy hơi do bất dung nạp lactose

  • Do bé không dung nạp lactose trong sữa: Hầu hết tất cả loại sữa đều có chứa lactose. Ở một số trẻ bị thiếu enzyme lactase sẽ không tiêu hóa được lactose gây tích tụ ở ruột dẫn đến hiện tượng đầy hơi cho trẻ.
  • Một số trẻ bị dị ứng với protein trong sữa, khiến trẻ có cảm giác khó chịu, quấy khóc
  • Trường hợp trẻ uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, làm cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa, gây ra hiện tượng đầy hơi.

3. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi phải làm sao? Cách xử lý tại nhà

Trẻ bị đầy hơi sẽ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn và không ngủ được. Vì thế ba mẹ không để tình trạng này kéo dài, dẫn đến suy nhược, thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng trẻ phát triển. Cách xử lý tốt nhất là nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và điều trị.

Nếu như bé vẫn thoải mái thì có thể không cần vội vàng và lo lắng. Ba mẹ có thể xoa nhẹ bụng bé, thay đổi chế độ ăn uống để giúp bé không còn bị đầy hơi.

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi phải làm sao

Cách xử lý tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh

4. Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Tình trạng đầy hơi ở trẻ sơ sinh diễn ra nhẹ thì sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Nhưng nếu không có biện pháp khắc phục thì sẽ làm trẻ khó chịu, biếng ăn, suy nhược cơ thể. Nếu gặp hiện tượng này, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chữa dân gian như sau:

Dùng tỏi tươi nướng lên rồi đặt vào băng gạc, sau đó đặt lên rốn bé. Nếu bé xì hơi sau 15 – 20 phút thì tình trạng được cải thiện.

Dùng lá tía tô tươi, rửa sạch, giã nhỏ rồi lọc lấy nước cho trẻ uống. Hoặc là ba mẹ dùng nước tía tô ấm để cho bé uống.

Ba mẹ dùng vỏ cam, quýt phơi khô, rửa sạch với nước ấm rồi đem thái thành sợi mỏng và hãm với nước, rồi cho bé uống.

Dùng gừng tươi giã nát rồi pha với nước ấm cùng mật ong cho bé uống, áp dụng với những trẻ trên 6 tháng tuổi.

Pha 1 thìa nước cốt chanh với nước ấm để giúp bé giảm chướng bụng, đầy hơi.

Massage bụng cho bé và áp dụng sau khi ăn ít nhất 30 phút. Để thực hiện, ba mẹ đặt bé nằm ngửa và dùng 2 ngón trỏ cùng ngón giữa để massage nhẹ nhàng từ rốn đến vùng ngoài bụng theo chiều kim đồng hồ. Ba mẹ xoa thành vòng tròn nhỏ quanh rốn, sau đó lan rộng phạm vi ra bên hông. Thực hiện trong vòng 10 phút.

Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh

Các mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh

5. Cách phòng ngừa đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Để tránh gây nguy hiểm cho trẻ, ba mẹ nên chủ động phòng ngừa gây ra đầy hơi ở trẻ sơ sinh bằng một số cách như sau:

Giúp trẻ ợ hơi để đẩy bọt khí ra khỏi bụng sau khi bú sữa.

Giữ bé thẳng đứng khi đang bú, không để bé cuộn người.

Cho bé tập động tác chân như đang đạp xe đạp.

Tránh để trẻ ăn ngấu nghiến, ăn vội vàng.

Pha sữa công thức đúng cách

Đây là đáp án cho câu hỏi trẻ sơ sinh bị đầy hơi phải làm sao. Những giải pháp đơn giản này sẽ giúp ích cho ba mẹ, vì thế xin mời ba mẹ tham khảo và áp dụng.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý