Trẻ sơ sinh mút tay có sao không? Có phải do bé đang đói không?
Mút tay là một thói quen dễ thấy ở trẻ sơ sinh, thường giúp trẻ cảm thấy an tâm hơn vì mô phỏng quá trình bú mẹ. Nhưng điều này khiến cho nhiều ba mẹ khá lo lắng, vì chưa rõ trẻ sơ sinh mút tay có sao không. Vậy nên ba mẹ có thể tìm hiểu hiện tượng này qua những chia sẻ sau.
1. Trẻ sơ sinh mút tay có phải đói không?
Theo những chuyên gia nghiên cứu về sức khỏe của trẻ sơ sinh, ngậm mút ngón tay là một sở thích bình thường. Các bé 2 tháng tuổi thích mút tay vì mang lại cảm giác thích thú. Các bé 3 tháng tuổi ngậm ngón tay vì đang tự mình tìm hiểu, giúp phát triển xúc giác.
Nếu ba mẹ quan sát thì sẽ thấy bé thích ngắm nghía ngón tay, rồi cho vào miệng vì tò mò. Sau đó bé bắt đầu mút và gặm, tỏ ra rất thích thú, thỏa mãn. Thậm chí nếu ba mẹ cố tình kéo tay thì trẻ sẽ tức giận, có thể gào khóc.
>>Xem thêm: Làm sao để biết bé bú đủ sữa hay không? chuẩn, chính xác nhất
![Trẻ sơ sinh mút tay có sao không? Có phải do bé đang đói không? 1 Trẻ sơ sinh mút tay có phải đói không?](https://moazbebe.com/wp-content/uploads/2025/02/tre-so-sinh-mut-tay-1.jpg)
Vậy nên, trẻ ngậm mút ngón tay có thể không phải là đói mà vì đang khám phá thế giới xung quanh và bắt đầu từ cơ thể mình. Về sau, trẻ có thể dùng tay cầm nắm những đồ vật khác, rồi cho vào miệng. Đây chính là cách trẻ cảm nhận được thuộc tính của những đồ vật trẻ,
Một số bé ngậm mút ngón tay khi không bú sữa mẹ, không có mẹ bên cạnh. Cách này sẽ giúp các bé cảm thấy an toàn và thoải mái hơn.
Tuy nhiên, về sau khi trẻ đã lớn, không còn bú mẹ, không thấy đói mà vẫn ngậm ngón tay thì có thể là do đang bị căng thẳng tinh thần. Ngậm mút ngón tay kích thích bài tiết endorphin, như một cách giảm đau tự nhiên, để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
2. Trẻ sơ sinh mút tay có ý nghĩa gì?
![Trẻ sơ sinh mút tay có sao không? Có phải do bé đang đói không? 2 ý nghĩa khi bé mút tay](https://moazbebe.com/wp-content/uploads/2025/02/tre-so-sinh-mut-tay-2.jpg)
Trẻ sơ sinh mút tay là một hành động khá phổ biến. Các chuyên gia nhi khoa của Hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ đã nghiên cứu và tìm hiểu ý nghĩa của việc ngậm mút ngón tay ở trẻ sơ sinh. Trong đó nhận được những kết quả như sau:
- Là biểu hiện của trẻ đang đói và có nhu cầu được bú sữa. Khi mút tay, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn vì giống như được tiếp xúc với bầu sữa mẹ hoặc đang ở gần mẹ.
- Trẻ mút tay vì cảm thấy thư giãn hơn, tránh cảm giác mệt mỏi, giảm stress. Nhờ vậy có thể tự xoa dịu bản thân.
- Các bé đang mọc răng, thường là từ 4 – 7 tháng tuổi, cũng hay ngậm ngón tay, vì lúc này nướu bị sưng và đau đớn, khó chịu. Nhờ mút tay mà bé thấy dễ chịu hơn.
3. Trẻ sơ sinh mút tay có sao không?
Trẻ sơ sinh mút tay được xem là một phản xạ tự nhiên và diễn ra phổ biến, nên hầu hết mọi người cho là bình thường. Hơn nữa, nếu trẻ sơ sinh chỉ mút nhẹ tay trong thời gian ngắn thì không gây tổn thương đáng kể cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận thì trẻ sơ sinh mút tay cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định.
![Trẻ sơ sinh mút tay có sao không? Có phải do bé đang đói không? 3 Trẻ sơ sinh mút tay có sao không](https://moazbebe.com/wp-content/uploads/2025/02/tre-so-sinh-mut-tay.jpg)
- Nếu tay của trẻ không sạch sẽ thì mút tay sẽ làm lây truyền các bệnh như tay chân miệng, các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, thủy đậu, bệnh cúm, … Ba mẹ cũng nên thường xuyên mài móng tay cho bé để tránh bé bị tổn thương khi mút ngón tay.
- Khi trẻ ngậm ngón tay quá sâu sẽ dễ bị nôn trớ sau khi bú.
- Nếu trẻ mút mạnh, liên tục, nhai, dùng lưỡi đẩy thì có thể gây ra tổn thương ở đầu ngón tay như gây ra hiện tượng nứt da, lở loét, cũng tạo môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật, vi khuẩn xâm nhập, gây viêm da. Và khi trẻ tiếp tục mút tay sẽ làm vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng.
- Ngậm mút tay trong thời gian dài có thể gây biến dạng xương ngón tay, làm ngón tay có hình dạng bất thường.
- Sau này, khi trẻ lớn lên mà vẫn giữ thói quen mút tay thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đối với những trẻ 5 – 6 tuổi đang trong thời kỳ thay răng mà ngậm mút tay nhiều và mạnh có thể gây ra tổn thương ở răng và hàm như hàm bị hô, răng giữa hai hàm bị hở, móm, lệch khớp cắn, khó phát âm.
- Mút tay cũng có thể làm trẻ bị xấu hổ, bị bạn bè trêu chọc, bị người lớn nhắc nhở, khiến cho trẻ có cảm giác mặc cảm.
4. Cách bỏ thói quen mút tay ở trẻ sơ sinh
Nếu trẻ chỉ ngậm mút tay trong thời gian ngắn thì ba mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên ba mẹ cũng nên tìm biện pháp hạn chế, để tránh hình thành thói quen khó bỏ ở trẻ. Có một số cách có thể giúp trẻ bỏ thói quen mút ngón tay như sau:
![Trẻ sơ sinh mút tay có sao không? Có phải do bé đang đói không? 4 Cách bỏ thói quen mút tay ở trẻ sơ sinh](https://moazbebe.com/wp-content/uploads/2025/02/tre-so-sinh-mut-tay-3.jpg)
Vì các bé sẽ mút tay khi có cảm giác đói bụng nên gia đình cần giúp bé không cảm thấy đói, bằng cách cho bé bú sữa hoặc cho bé ăn dặm.
Khi bé đã lớn và hiểu được những lời người lớn nói thì có thể nhẹ nhàng nhắc nhở khi lúc chuẩn bị đưa ngón tay vào miệng. Ba mẹ có thể dịu dàng ngăn lại và giải thích hành vi này là xấu, không tốt cho sức khỏe của trẻ, có thể làm cho răng của trẻ bị xấu, để trẻ nhận ra tác hại và từ bỏ thói quen này.
Đối với những bé nhỏ tuổi hơn thì ba mẹ cần ngăn cản mỗi lúc bé chuẩn bị đưa tay vào miệng. Tuy nhiên không được giật tay bé khỏi miệng vì có thể gây tổn thương cả tay lẫn miệng của bé.
Dùng các phần thưởng để bé bỏ thói quen ngậm mút ngón tay như vỗ tay, cho bé ăn uống và chơi đồ chơi.
Hãy luôn tạo cảm giác an toàn cho bé, để bé không lo lắng và căng thẳng, sẽ không phải tự xoa dịu bản thân bằng cách ngậm mút đầu ngón tay nữa.
Một biện pháp khá hữu hiệu mà ba mẹ có thể áp dụng cho những bé cứng đầu, không chịu bỏ thói quen ngậm mút ngón tay là bôi chất lỏng có vị bé không thích như chua hoặc đắng, làm cho bé không muốn mút ngón tay nữa. Tuy nhiên ba mẹ không được dùng loại chất có vị cay nồng và hăng vì sẽ làm bé khó chịu và dễ kích ứng da, mắt của trẻ. Lựa chọn tốt nhất có nguồn gốc tự nhiên như nước chanh.
Hãy đánh lạc hướng bé khi chuẩn bị đưa tay vào miệng, như là vua đùa, cho bé cầm đồ chơi, làm bé bị phân tán sự chú ý.
Cho bé dùng núm ti giả để không tiếp tục ngậm mút ngón tay nữa, vì lúc này bé sẽ cảm thấy thoải mái và an toàn.
>>Xem thêm: [Góc giải đáp] Trẻ sơ sinh trong tháng có nên cắt móng tay không?
Như vậy là trẻ sơ sinh mút tay không hiếm gặp, nhưng không phải là một thói quen nên giữ lâu dài. Ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân qua những chia sẻ trên và áp dụng cách giúp bé bỏ thói quen ngậm mút ngón tay hiệu quả, an toàn.