Máu báo thai màu gì như thế nào? ra máu báo thai thử que được chưa?
Máu báo thai là một trong những dấu hiệu sớm nhận biết việc mang thai. Tuy nhiên, nhiều chị em lại nhầm lẫn giữa máu báo thai và máu kinh nguyệt, dẫn đến các phán đoán có thể sai lệch gây ảnh hưởng tới cuộc sống. Vậy làm thế nào để phân biệt được 2 loại máu này? Máu báo thai có màu gì? Xuất hiện khi nào? Hãy cùng Moaz BéBé giải đáp các thắc mắc trên và tìm hiểu chi tiết các biểu hiện của cơ thể khi có máu báo thai trong bài viết dưới đây nhé!
1. Máu báo thai màu gì như thế nào?
Máu báo thai là hiện tượng âm đạo chảy máu nhẹ do quá trình phôi làm tổ trong niêm mạc tử cung báo hiệu quá trình thụ thai diễn ra thành công. Những giọt máu nhỏ giọt chảy ra chính là sự tổn thương niêm mạc tử cung do các mao mạch bị vỡ. Điều này đã khiến nhiều chị em nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là những người bị rối loạn kinh nguyệt hoặc lần đầu mang thai chưa có kinh nghiệm nhận biết.
Máu báo thai thường có màu hơi hồng, nâu đỏ và không có chất nhầy hoặc máu cục. Khác hoàn toàn so với máu kinh nguyệt, máu báo thai thường rất loãng, ra ít và chảy nhỏ giọt tạo thành vệt hoặc các đốm nhỏ li ti. Có nhiều trường hợp, máu chảy rất ít đến mức không dính ra quần trong mà chị em chỉ thấy khi vệ sinh bằng giấy lau.
2. Máu báo thai thường xuất hiện khi nào? Mấy ngày thì hết?
Khi phôi làm tổ không phải ai mang thai cũng xuất hiện máu báo thai. Điều này còn phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của mỗi người. Thông thường, máu báo thai thường xuất hiện vào tuần thứ 4 của thai kỳ (trong khoảng 6 – 12 ngày sau khi thụ thai). Thời gian này thường gần với thời gian dự kiến của kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, nhiều chị em có thể nhầm lẫn giữa hai hiện tượng này.
Máu báo thai mấy ngày thì hết? Đây là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Về thời gian kéo dài, máu báo thai thường xuất hiện trong thời gian ngắn chỉ từ 1 – 2 ngày hoặc chỉ là vài tiếng đồng hồ. Nhưng đa phần, máu báo thai không kéo dài quá 3 ngày.
Máu báo thai thường ra lượng máu rất ít, nó chỉ là vài giọt hoặc vệt nhỏ không chảy thành dòng như kinh nguyệt nên chị em hết sức để ý. Nếu hiện tượng máu báo thai kéo dài quá 3 ngày hoặc lượng máu ra nhiều hơn bình thường, màu sắc bất thường, đau bụng dữ dội,… để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
3. Ra máu báo thai thử que được chưa?
Nhiều chị em thắc mắc, ra máu báo thai thử que được chưa? Theo đó, que thử thai hoạt động dựa trên nồng độ hormone hCG trong nước tiểu, và hormone này cần một khoảng thời gian để đạt mức có thể phát hiện được nên tốt nhất, chị em nên chờ thêm 5 – 7 ngày sau khi ra máu báo thai để thử que. Như vậy, kết quả sẽ cho ra chính xác nhất. Trường hợp nếu thử que quá sớm, có thể nhận kết quả âm tính giả do nồng độ hCG chưa đủ cao. Nếu nghi ngờ, bạn có thể thử lại sau vài ngày hoặc đến cơ sở y tế để xét nghiệm máu nhằm xác nhận chắc chắn.
4. Máu báo thai khác với máu kinh nguyệt như nào?
Ra máu báo thai là tin vui cho những bố mẹ nào đang mong ngóng được đón bé yêu. Nhận biết sớm được hiện tượng này sẽ giúp bố mẹ chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn mang thai sắp tới. Tuy nhiên, trong thực tế đã có rất nhiều chị em nhầm lẫn giữa máu báo thai và máu kinh nguyệt vì chúng có các biểu hiện gần giống nhau.
Để phân biệt rõ máu báo thai khác máu kinh nguyệt như thế nào mời bạn tham khảo các điểm khác biệt cơ bản được thể hiện trong bảng sau:
Tiêu chí | Máu báo thai | Máu kinh nguyệt |
Thời gian | Thường kéo dài từ 1 – 2 ngày. Số ít có thể kéo dài tới 4 ngày | Kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy vào thể trạng từng người ở từng thời điểm. Có người có thể kéo dài tới 10 ngày. |
Thời điểm diễn ra | Chỉ trong khoảng vài giờ trong ngày | Ra nhiều trong ngày đầu và giảm dần trong những ngày sau. |
Màu sắc | Tùy vào cơ địa từng người mà có màu khác nhau như: màu hồng như máu, màu nâu nhạt, màu đỏ tươi,… | Từ đỏ tươi sau đó chuyển sang đỏ thẫm |
Lượng máu | Thông thường ra rất ít, chỉ là vài giọt nhỏ và không có cục máu đông. Thường chỉ đáng chú ý khi phụ nữ lau khi đi vệ sinh | Ra nhiều, ồ ạt và xuất hiện các cục máu đông (đây chính là mô nội mạc tử cung). Ước tính lượng máu chảy ra khoảng 50ml trong mỗi lần hành kinh |
Mùi | Không mùi | Mùi hơi tanh |
Các biểu hiện kèm theo | Đau bụng nhẹ, đau phần lưng dưới hoặc đau toàn bộ xương chậu. Có người còn có cảm giác bị ngứa râm ran như bị châm chích trong bụng | Đau bụng, đau lưng, tức ngực,..các cơn đau đến dữ dội tùy vào cơ địa từng người |
Việc phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt là rất quan trọng để nhận biết sớm mình có thai hay không nên chị em cần đặc biệt lưu ý.
5. Máu báo thai – các vấn đề liên quan
Ra máu báo thai luôn là chủ đề hot đối với những chị em đang nghi ngờ, liệu mình có thai hay không? nên các câu hỏi liên quan đến vấn đề này được tìm hiểu và đưa ra thảo luận khá nhiều:
Máu báo thai có mùi không?
Như đã đề cập phía trên, máu báo thai thường không có mùi, kể cả mùi tanh như máu kinh nguyệt. Trong trường hợp thấy lượng máu này có mùi khó chịu hoặc kèm theo các triệu chứng như: cô bé bị sưng đỏ, ngứa, rát,… – dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc các vấn đề viêm nhiễm vùng kín, bạn nên chú ý theo dõi và đi thăm khám bác sĩ.
Máu báo thai ra ít hay nhiều?
Máu báo thai thường ra rất ít, có thể chỉ là một vài đốm nhỏ ra quần trong hoặc một vệt trên giấy lau khi đi vệ sinh. Lượng máu ra rải rác và chỉ xuất hiện “chớp nhoáng” trong vài giờ.
Ra máu báo thai có đau bụng, đau lưng không?
Máu báo thai xuất hiện giúp chị em biết được mình đã mang thai. Đi kèm với dấu hiệu này là các dấu hiệu mang thai như: mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng lâm râm ở phần bụng dưới, rối loạn vị giác, đau lưng,… Các cơn đau thường xuất hiện với mức độ nhẹ. Đây chính là biểu hiện của sự thay đổi của hormone trong cơ thể phụ nữ ở thời kỳ đầu mang thai. Một số chị em còn có thể bị đau dây chằng do tử cung đang mở rộng để sẵn sàng cho sự phát triển của thai nhi.
Tùy vào cơ địa từng người mà biểu hiện kèm theo sẽ khác nhau. Đã có nhiều trường hợp chị em ra máu báo thai nhưng không xuất hiện các triệu chứng trên.
Máu báo thai là dấu hiệu sớm giúp chị em nhận biết mình đã mang thai. Tuy nhiên, cần theo dõi kỹ để phân biệt với máu kinh nguyệt hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé. Hy vọng bài viết của Moaz BéBé đã giúp bạn hiểu rõ hơn về máu báo thai và có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản!