Cách làm sữa mẹ thơm và đặc giúp bé phát triển tốt tăng cân đều
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Để bé phát triển khỏe mạnh, tăng cân đều, sữa mẹ cần đảm bảo có chất lượng tốt, hương vị thơm ngon. Vậy gia đình phải thực hiện cách làm sữa mẹ thơm và đặc như thế nào để cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho các bé?
1. Sữa mẹ đặc hay loãng có ảnh hưởng gì đến bé không?
Sữa mẹ có thể đặc hoặc loãng, tùy vào từng thời điểm bú hoặc chế độ ăn uống của mẹ. Tuy nhiên, dù đặc hay loãng, sữa mẹ vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, nếu bé được bú đúng cách và đủ lượng. Điều quan trọng là mẹ ăn uống đầy đủ và duy trì việc cho bé bú theo nhu cầu.
Thông thường, sữa mẹ đặc là sữa cuối, chứa nhiều chất béo giúp bé tăng cân và no lâu hơn. Còn sữa loãng là sữa đầu, chứa nhiều nước, giúp bé giải khát.
Sữa mẹ đặc có chứa nhiều protein, trong đó có 50% hàm lượng protein là các globulin miễn dịch (đa phần là IgA), đóng vai trò chống vi khuẩn, virus gây bệnh, tăng sức đề kháng cho trẻ. Trẻ được bú sữa đặc sẽ tránh các bệnh cấp tính và mãn tính như tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp…
Sữa mẹ loãng và trong chứa đến 90% nước. Ngoài ra còn có lactose và protein. Nhờ vậy vừa cung cấp nước, vừa cung cấp những dưỡng chất cho các bé. Như vậy, mỗi loại sữa có những tác dụng riêng, nên trẻ cần cả sữa đầu và sữa cuối để cân bằng dinh dưỡng.
2. Nguyên nhân khiến sữa mẹ loãng, kém thơm
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có đến 90% là nước, nên nếu gia đình thấy sữa mẹ loãng và trong hơn thì không cần phải quá lo lắng. Sữa mẹ loãng vì đây chính là sữa đầu của cữ bú.
Lúc này sữa mẹ có chứa nhiều nước, lactose và protein. Trong sữa có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé, bao gồm protein, vitamin, khoáng chất và nước.
Ngoài ra, còn có sữa non, xuất hiện trong 1 – 2 ngày đầu sau khi sinh. Loại sữa này có màu vàng và trong, nhưng vẫn đảm bảo đủ chất lượng và dinh dưỡng.
Tuy nhiên, trong trường hợp sữa mẹ không thơm thì có thể là do chế độ ăn uống của mẹ chưa phù hợp. Nếu mẹ ăn những thực phẩm có mùi nồng, tanh như cá, dầu cá, gia vị, tỏi, ớt, đồ cay nóng, … quá nhiều hoặc do dùng kháng sinh, thì sẽ khiến mùi vị sữa bị ảnh hưởng, không thơm, thậm chí có mùi chua. Vậy nên mẹ cũng cần chú ý đến trường hợp này.
3. Cách làm sữa mẹ thơm và đặc sánh
Mặc dù sữa mẹ đặc hay loãng đều cung cấp dinh dưỡng cho bé, nhưng để giúp bé thích bú sữa hơn, gia đình có thể làm cho sữa mẹ thêm đặc sánh và thơm, để trở nên hấp dẫn hơn.
3.1 Thay đổi chế độ ăn uống
Ăn gì để sữa mẹ thơm và đặc? Trong khẩu phần ăn của mẹ bỉm có thể thêm một số thực phẩm như sau để giúp sữa mẹ thêm đặc sánh và thơm hơn:
-
Thực phẩm giàu đạm – giúp sữa mẹ đặc, giàu dinh dưỡng
Thịt nạc (bò, gà, heo): Cung cấp protein và sắt giúp mẹ khỏe, sữa đặc hơn.
Cá hồi, cá chép, tôm, cua: Giàu omega-3, DHA, giúp sữa mẹ thơm, bé thông minh.
Trứng gà: Chứa nhiều protein, vitamin D, vừa làm sữa đặc vừa giúp bé phát triển xương tốt.
Mẹo nhỏ: Hấp hoặc luộc sẽ giữ trọn dinh dưỡng hơn chiên rán.
-
Thực phẩm giàu chất béo tốt – giúp sữa béo ngậy hơn
Bơ, dầu ô liu: Cung cấp chất béo lành mạnh, làm sữa sánh đặc, bé tăng cân đều.
Các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt chia): Giàu omega-3, vitamin E, vừa giúp sữa thơm, vừa tốt cho trí não bé.
Dừa tươi, nước dừa: Giúp sữa mẹ thơm, ngọt tự nhiên và lợi sữa.
-
Rau củ quả – giúp sữa mẹ mát, bé tiêu hóa tốt
Cà rốt có hàm lượng dinh dưỡng lớn, bao gồm vitamin A, beta-carotene, phytoestrogen, … giúp cải thiện chất lượng sữa và bổ sung năng lượng cho mẹ bỉm.
Thì là có tác dụng làm tăng tiết sữa, giúp sữa mẹ có được mùi vị thơm ngon hơn.
Lá bồ công anh có chứa nhiều khoáng chất như natri, canxi, magie và sắt. Đây là những chất có tác dụng hỗ trợ giảm tắc tia sữa, kích thích sản sinh sữa mẹ. Đặc biệt là có chứa vitamin A, vitamin C, vitamin B, … giúp sữa mẹ thêm đặc sánh hơn.
Rau ngót giúp tăng tiết sữa mẹ và làm mùi vị thêm hấp dẫn, nhờ cung cấp Protein, chất béo, canxi, photpho, vitamin A, vitamin B, vitamin C.
-
Thức uống lợi sữa giúp sữa đặc và thơm
Nước gạo lứt rang có chứa các loại vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6) và khoáng chất như magie, kali, canxi, sắt. Mẹ bỉm dùng nước gạo lứt rang sẽ làm cho sữa mẹ thêm đặc và thơm mát.
Sữa tươi, sữa hạt (hạnh nhân, óc chó): Cung cấp canxi, giúp sữa mẹ đặc và béo hơn.
Nước lá đinh lăng, chè vằng: Lợi sữa, giúp mẹ hồi phục nhanh.
3.2 Uống đủ nước
Bổ sung nhiều nước là điều cần thiết mà mỗi mẹ bỉm cần phải ghi nhớ. Với khoảng 2 lít nước mỗi ngày, mẹ sẽ sản sinh được lượng sữa dồi dào, đảm bảo cung cấp cho con lượng sữa cần thiết. Tốt nhất là nên uống nước ấm hoặc sữa ấm trước khi cho con bú khoảng chừng 15 – 20 phút mỗi ngày, để sữa mẹ luôn thơm và ngọt, đặc.
3.3 Tránh sử dụng chất kích thích
Để sữa mẹ không bị ảnh hưởng mùi và vị, độ đậm đặc thì mẹ bỉm cần tránh xa những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, … Những chất này vừa ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sữa mẹ, vừa làm cho hệ thần kinh của mẹ lẫn bé gặp nguy hiểm.
3.4 Vận động cơ thể với cường độ phù hợp
Các chị em sau khi sinh có thể thực hiện những bài tập yoga nhẹ nhàng, giúp sữa được tiết ra đều đặn hơn. Tuy nhiên, chị em không nên tập luyện quá sức vì dẫn đến kích thích axit lactic tích tụ, có thể làm cho sữa mẹ bị thay đổi mùi vị.
3.5 Thư giãn tinh thần
Mẹ bỉm đừng quên thư giãn tinh thần, giúp đầu óc luôn thoải mái, để cho sữa mẹ luôn thơm và đặc sánh. Mẹ càng có nhiều suy nghĩ tiêu cực càng dễ gặp các vấn đề sức khỏe và làm hạn chế khả năng tiết sữa.
3.6 Mẹo giúp sữa mẹ thơm và đặc theo phương pháp dân gian
Dưới đây là những mẹo dân gian đơn giản giúp sữa mẹ thơm và đặc, bé bú ngoan, tăng cân đều:
-
Cách làm sữa mẹ thơm bằng la mít
Lá mít từ lâu được nhiều mẹ tin dùng để gọi sữa về và làm sữa thơm ngon hơn. Mẹ chỉ cần lấy 7-9 lá mít non, rửa sạch, đun với 1 lít nước trong khoảng 10 phút rồi uống ấm trong ngày. Ngoài ra, mẹ có thể hơ nóng lá mít và chườm nhẹ quanh bầu ngực (tránh đầu ti) giúp thông tia sữa nhanh hơn.
-
Nước gạo lứt rang – sữa sánh mịn, béo ngậy
Gạo lứt không chỉ giúp mẹ giảm cân sau sinh mà còn làm sữa sánh, thơm hơn. Mẹ hãy rang thơm 1 chén gạo lứt, cho vào 1 lít nước đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút. Nước gạo lứt uống ấm mỗi ngày vừa giúp sữa đặc vừa tốt cho sức khỏe mẹ.
-
Nước dừa tươi – sữa ngọt thanh tự nhiên
Uống nước dừa tươi mỗi ngày là cách đơn giản để giúp sữa mẹ mát, ngọt nhẹ và thơm tự nhiên. Mẹ nên uống 1 quả dừa tươi vào buổi sáng hoặc trưa để cơ thể hấp thụ tốt nhất. Lưu ý không nên uống lúc bụng đói nhé!
-
Cháo chân giò hầm đu đủ xanh – món lợi sữa kinh điển
Đu đủ xanh hầm cùng chân giò là món ăn quen thuộc giúp mẹ sau sinh gọi sữa về dồi dào, đặc và giàu dinh dưỡng. Mẹ nấu chân giò hầm mềm với đu đủ xanh, nêm nếm vừa miệng. Món này ăn nóng giúp cơ thể hấp thu tốt hơn và sữa cũng thơm ngon hơn.
-
Cháo hạt sen – bí đỏ – thịt bằm – bổ máu, sữa thơm
Món cháo này không chỉ bổ dưỡng cho mẹ mà còn giúp sữa đặc, thơm nhẹ, bé bú khỏe. Mẹ nấu cháo cùng hạt sen, bí đỏ và thịt bằm, ăn vào bữa sáng hoặc tối đều rất tốt.
-
Uống nước lá đinh lăng – sữa thơm, mẹ khỏe
Lá đinh lăng là vị thuốc dân gian giúp lợi sữa và giảm mệt mỏi cho mẹ sau sinh. Mẹ lấy khoảng 200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch, đun với 1 lít nước rồi uống ấm trong ngày. Kiên trì uống giúp sữa mẹ về nhiều, thơm nhẹ nhàng hơn.
-
Tránh thực phẩm làm sữa có mùi, sữa loãng
Để sữa mẹ luôn thơm và đặc, mẹ nên tránh xa những thực phẩm như hành, tỏi, mắm tôm vì chúng có thể làm sữa có mùi lạ, bé bỏ bú. Ngoài ra, cà phê, rượu bia hay đồ chiên rán, cay nóng cũng dễ làm sữa loãng, bé bú không ngon miệng và dễ bị đầy hơi.
4. Những sai lầm cần tránh khi muốn làm sữa mẹ đặc và thơm
Mẹ bỉm luôn muốn cho sữa luôn đặc và thơm, nhưng nếu áp dụng các phương pháp không đúng cách có thể dẫn đến mắc phải một số sai lầm làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Trong đó cần chú ý:
Uống quá nhiều nước vì tưởng rằng sữa càng nhiều, hoặc quá ít nước để sữa đặc hơn. Tuy nhiên nhiều hay ít đều không lầm sữa trở nên tốt hơn mà còn gây ảnh hưởng cơ thể.
Ăn quá nhiều móng giò, cháo chân giò để lợi sữa, gây mất cân bằng dinh dưỡng. Hơn nữa biện pháp này chỉ có thể giúp tăng tiết sữa nhưng không làm sữa đặc.
Kiêng khem quá mức sau sinh như chỉ ăn một số món nhất định, làm dinh dưỡng mất cân đối, khiến cho sữa mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bé.
Chỉ ăn thực phẩm có mùi thơm để sữa thơm hơn như lá dứa, vừng đen, gạo nếp. Biện pháp này không làm cho sữa thơm hay sánh đặc.
Không cho bé bú thường xuyên, do nghĩ rằng để sữa “tích tụ” lâu trong ngực sẽ làm sữa đặc hơn. Thực tế, khi cho bé bú thường xuyên hoặc hút sữa đều đặn thì cơ thể mới tiết sữa ổn định.
Sử dụng thuốc lợi sữa không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng sức khỏe. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Như vậy, cách làm sữa mẹ thơm và đặc hiệu quả chính là có chế độ dinh dưỡng cân bằng, giữ tinh thần thoải mái và tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Đây sẽ là những yếu tố giúp cho mẹ bỉm có được sữa chất lượng nhất.