SELECT MENU

28 điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu nên biết

Cao Thao - - 4

Đối với người mẹ, mang thai là hành trình thiêng liêng, nhưng cũng đầy thử thách. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ khi thai nhi còn rất yếu và nhạy cảm. Đây chính là giai đoạn mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và tinh thần để tránh những rủi ro không đáng có. Vậy mang thai 3 tháng đầu kiêng gì? Trong bài viết dưới đây Moaz BéBé xin chia sẻ 28 điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu quan trọng mà mẹ bầu nên ghi nhớ để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé yêu tốt nhất.

Nội dung bài viết

1. Tại sao mẹ bầu nên kiêng kỵ một số điều khi mang thai?

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Thường ở giai đoạn này mẹ bầu sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu, ốm nghén thậm chí là bị thiếu máu và tiểu đường thai kỳ,… Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, việc kiêng kỵ một số điều trong quá trình mang thai là vô cùng cần thiết.

Tại sao mẹ bầu nên kiêng kị một số điều khi mang thai

Thực tế, một số thói quen hay thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi hoặc làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Ví dụ, mẹ bầu nên tránh sử dụng các loại: rượu bia, thuốc lá, các loại thực phẩm sống, tái hay những hoạt động quá sức, nguy hiểm,… Việc kiêng kỵ hợp lý không chỉ giúp mẹ bầu giữ gìn sức khỏe mà còn tạo môi trường an toàn, thuận lợi nhất cho thai nhi phát triển toàn diện.

2. 28 điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu nên biết

Mang thai là giai đoạn vô cùng quan trọng, đòi hỏi mẹ bầu phải chú ý từ chế độ ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý. Để thai nhi phát triển an toàn và khỏe mạnh, mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý và kiêng kỵ một số điều sau đây:

28 điều kiêng kị khi mang thai 3 tháng đầu

2.1 Kiêng ăn đồ sống, tái, chưa chín kỹ

Thịt tái, cá sống (ví dụ: sashimi), trứng sống, gỏi, tiết canh,… đều là những thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn không tốt cho mẹ bầu. Trong các thực phẩm trên có Salmonella, Listeria hoặc ký sinh trùng Toxoplasma gondii – đây là những vi khuẩn có thể gây sảy thai, nhiễm trùng ối, sinh non hoặc dị tật bẩm sinh. Do đó, mẹ bầu cần tuân thủ đúng nguyên tắc “ăn chín – uống sôi” các thực phẩm cần được nấu kỹ, không ăn các món tái, sống.

2.2 Kiêng rượu bia, đồ uống có cồn

Có thể mẹ chưa biết, cồn đi qua nhau thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Đây là nguyên nhân gây nên các hội chứng rối loạn thai nhi do rượu (FASD), tăng nguy cơ trẻ bị dị tật, chậm phát triển.

2.3 Hạn chế uống cà phê, đồ uống có caffein

Lượng cafein nạp vào cơ thể cao sẽ làm tim đập nhanh, huyết áp tăng, dễ gây mất ngủ, mệt mỏi. Ngoài ra, nạp quá 200mg caffein/ngày còn làm tăng nguy cơ sảy thai nên mẹ bầu 3 tháng đầu cần hạn chế uống cà phê, trà đặc, nước tăng lực, nước ngọt có ga,…để bảo vệ sức khỏe, an toàn cho 2 mẹ con.

2.4 Kiêng hút và tiếp xúc khói thuốc lá

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra, khói thuốc chứa hơn 4.000 hóa chất độc hại. Nếu út hoặc hít phải khói thuốc trong thời gian dài có thể gây giảm lượng oxy đến thai nhi, làm bé nhẹ cân, sinh non, thậm chí thai chết lưu.

mẹ bầu cần kiêng tiếp xúc với khói thuốc

2.5 Không tự ý dùng thuốc nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ

3 tháng đầu thai kỳ cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, có một số người làm giảm cơn đau bằng cách uống các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, chống viêm,… Nhưng lại không biết rằng, các loại thuốc đó có thể gây quái thai, sảy thai,… rất nguy hiểm đối với thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa sản.

2.6 Kiêng tắm nước quá nóng, xông hơi lâu

Nhiều mẹ bầu nghĩ, tắm nước nóng, xông hơi là tốt. Tuy nhiên, nếu tắm nước quá nóng (khoảng trên 38°C) hoặc ngồi phòng xông hơi thời gian dài rất dễ làm tăng thân nhiệt, gây co bóp tử cung, dẫn đến sảy thai.

2.7 Kiêng mang vác đồ nặng hoặc làm công việc nặng

Sự phát triển của thai nhi theo từng ngày đã tạo áp lực một phần lên cột sống, tử cung. Do đó, trong sinh hoạt thường ngày, mẹ bầu không nên mang vác nặng để giảm thiểu nguy cơ gây động thai và giúp giảm chứng đau lưng, mệt mỏi cho mẹ bầu.

mẹ bầu cần kiêng mang vác nặng

2.8 Tránh leo trèo, lên xuống cầu thang liên tục

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, không bầu không chỉ bị ốm nghén, cơ thể mệt mỏi, khó chịu mà còn có thể gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt do ảnh hưởng bởi huyết áp thay đổi. Việc leo trèo lên xuống cầu thang càng trở nên nguy hiểm, mẹ bầu rất dễ bị té ngã và có nguy cơ sảy thai cao.

2.9 Kiêng quan hệ vợ chồng quá mạnh bạo

3 tháng đầu thai nhi chưa ổn định, nếu vợ chồng quan hệ quá mạnh bạo sẽ gây ra hiện tượng co thắt tử cung và chảy máu âm đạo. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc động thai, dọa sảy thai,…

2.10 Kiêng thức khuya, thiếu ngủ

Thức khuya, thiếu ngủ khiến cơ thể mẹ bầu dần bị suy nhược, thiếu năng lượng cho thai nhi phát triển. Cùng với đó, giấc ngủ kém cũng ảnh hưởng hormone, tâm trạng mẹ bầu, khiến mẹ bầu thường xuyên cáu gắt, nóng nảy.

mẹ bầu cần kiêng thức khuya

2.11 Tránh căng thẳng, stress kéo dài

Stress, căng thẳng kéo dài sẽ kích thích sản sinh hormone cortisol. Điều này thật sự là không tốt vì có thể làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển. Do đó, mẹ bầu hãy cố gắng giữ tinh thần lạc quan, thư giãn mỗi ngày.

2.12 Kiêng bấm huyệt, massage tùy tiện

Bấm huyệt, massage là việc làm tốt giúp cơ thể thư giãn, thoải mái. Tuy nhiên, một số huyệt đạo như: huyệt hợp cốc, tam âm giao,… nếu bấm sai cách sẽ kích thích tử cung co bóp, nguy hiểm cho thai kỳ nên trong quá trình mang thai mẹ bầu không nên bấm huyệt, massage tùy tiện.

2.13 Tránh tiếp xúc hóa chất độc hại, sơn tường

Trong cuộc sống hàng ngày, môi trường xung quanh tồn tại nhiều mối nguy hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa mạnh, mỹ phẩm chứa paraben, retinol,… Đây đều là các hóa chất độc hại nên mẹ bầu nên tránh tiếp xúc.

2.14 Kiêng ăn cá biển chứa nhiều thủy ngân

Mặc dù cá cung cấp một lượng dưỡng chất không nhỏ cho cơ thể, đặc biệt là omega và protein,.. nhưng với mẹ bầu, các loại cá như: cá kiếm, cá ngừ đại dương, cá mập,… lại rất nguy hiểm vì chúng có hàm lượng thủy ngân cao gây hại cho hệ thần kinh thai nhi. Mẹ có thể bổ sung cá hồi, cá chép, cá trôi,… lành tính vào thực đơn của mình để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

>> Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu nên và không nên ăn gì? Thực phẩm tốt nhất cho mẹ

mẹ bầu cần kiêng ăn cá biển chứa nhiều thủy ngân

2.15 Tránh ăn mặn quá mức

Tưởng chừng như vô hại nhưng việc ăn mặn lại có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ bầu. Ăn mặn sẽ làm cơ thể giữ nước. Đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị phù nề, cao huyết áp và làm tăng nguy cơ tiền sản giật.

2.16 Kiêng ăn phô mai mềm chưa tiệt trùng

Phô mai cung cấp lượng canxi dồi dào. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tránh dùng phô mai mềm chưa tiệt trùng vì loại này dễ chứa vi khuẩn Listeria, gây nhiễm trùng bào thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

2.17 Kiêng ăn rau ngót, rau răm, mướp đắng, đu đủ xanh

Đây là những loại thực phẩm có thể gây kích thích tử cung co bóp mạnh, làm tăng nguy cơ dọa sảy thai. Do đó, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên kiêng các loại rau – quả này.

mẹ bầu cần kiêng ăn rau gây co thắt tử cung

2.18 Hạn chế uống nước dừa, rau má

Hai loại nước này có tính hàn, có thể uống để giải khát, chứa trứng nóng trong, táo bón nhưng lại không tốt cho bà bầu. Bởi nếu mẹ bầu uống nhiều rất dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy, đau bụng dưới.

2.19 Kiêng mỹ phẩm chứa hóa chất mạnh

Phụ nữ, làm đẹp là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, mẹ bầu nên cân nhắc chọn loại mỹ phẩm phù hợp. Không nên dùng những loại có chứa retinoid, paraben, phthalate. Đây là các chất làm ảnh hưởng xấu đến nội tiết tố và dễ gây dị tật bẩm sinh.

2.20 Tránh đứng lâu một chỗ

Đứng lâu một chỗ sẽ khiến máu khó lưu thông, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, khó chịu. Cùng với đó, mẹ bầu có thể bị phù chân, đau lưng, chóng mặt rất nguy hiểm.

2.21 Kiêng ăn đồ chiên xào, thức ăn nhanh

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm chế biến dạng luộc, hấp, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa để giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, tăng cân không kiểm soát, mệt mỏi.

mẹ bầu cần kiêng thức ăn nhanh

2.22 Kiêng ăn gan động vật quá nhiều

Mặc dù trong gan có chứa nhiều vitamin A nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa vitamin A. Đây là nguyên nhân gây dị tật cho thai nhi nên mẹ cần đặc biệt lưu ý.

2.23 Tránh môi trường ô nhiễm, nơi đông người

Ô nhiễm không khí, khói bụi sẽ làm giảm oxy cung cấp cho mẹ và bé, khiến mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó thở. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên đến những nơi đông người để giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm: cúm, covid,….

2.24 Kiêng dùng thuốc bắc, thảo dược không rõ nguồn gốc

Theo ông bà ta, khi mang thai mẹ bầu thường cắt thuốc bắc về sắc uống để dưỡng thai. Tuy nhiên, trong thuốc bắc có nhiều vị thuốc có tác dụng gây co bóp tử cung dễ làm động thai nếu dùng sai cách. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, mẹ bầu cần lựa chọn những nơi cắt thuốc bắc uy tín để cắt uống.

2.25 Tránh xem phim kinh dị, tin tức tiêu cực

Tinh thần bất ổn, lo lắng là nguyên nhân khiến tâm trạng và hormone thai kỳ của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Vì vậy, trong thời gian này mẹ bầu nên xem các thông tin vui vẻ, mang tính tích cực, tránh xem các bộ phim kinh dị hoặc các tin tức gây tiêu cực.

2.26 Kiêng ngồi xổm, cúi gập người quá lâu

Ngồi xổm dễ gây đau lưng, cản trở tuần hoàn máu, chèn ép tử cung. Điều này thật sự không tốt đối với mẹ bầu.

mẹ bầu cần kiêng ngồi xổm

2.27 Không để bụng đói lâu

Khi đói quá mức, lượng đường trong máu giảm, dễ gây hạ đường huyết, chóng mặt, tụt huyết áp. Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này để tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.

2.28 Kiêng đi giày cao gót

Mẹ bầu đi giày cao gót khiến phần khung chậu, thắt lưng, cổ chân bị tạo áp lực lớn. Mặc dù chỉ đi trong một thời gian ngắn nhưng mẹ bầu cũng có thể cảm thấy bị đau hông, đau lưng, có mẹ bị chuột rút, đặc biệt nếu không để ý mẹ rất dễ bị ngã. Do đó, mẹ bầu không nên đi giày cao gót trong thời kỳ mang thai

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nhất, đòi hỏi mẹ bầu phải cẩn trọng trong mọi việc. Hy vọng với danh sách 28 điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu Moaz BéBé kể trên đã có thể giúp mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và em bé. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý