Mang thai 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt không?
Thịt vịt có tính hàn khá cao, nên không thích hợp cho người bị ho, bị cảm lạnh hay đang yếu, nhưng lại có hương vị cực kỳ hấp dẫn và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Đó là lý do nhiều mẹ bầu cùng gia đình băn khoăn, không biết đang mang thai 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt hay không. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ bầu cần tìm hiểu trước qua những chia sẻ sau.
1. Bà bầu ăn thịt vịt được không? Những lợi ích đối với mẹ bầu
Thịt vịt có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng đa dạng, như các loại vitamin, protein, khoáng chất, sắt photpho, canxi, … rất cần thiết cho cơ thể. Phụ nữ đang mang thai có thể ăn thịt vịt, vì sẽ nhận được nhiều lợi ích lớn, như là:
1.1 Cung cấp nhiều protein
Mỗi 70g thịt vịt chứa khoảng 18g protein, có tác dụng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, ngăn ngừa bệnh tật. Ngoài ra còn giúp mẹ bầu có làn da khỏe mạnh và tốt cho sức khỏe thai nhi.
1.2 Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
Trong 100g thịt vịt chứa khoảng 1,9mg kẽm, có vai trò kích hoạt các enzyme hoạt động, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch trong thời gian mang thai.
1.3 Hỗ trợ chức năng tuyến giáp
Trong 100g thịt vịt chứa khoảng 14mg selen, có tác dụng điều chỉnh một số chức năng của các enzyme trong cơ thể, hỗ trợ chức năng tuyến giáp. Nhờ vậy hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp cho phụ nữ mang thai.
1.4 Cải thiện sức khỏe hệ thần kinh
Trong 100g thịt vịt chứa khoảng 1,6mg vitamin B5 và 0,4mg vitamin B12. Đây là những chất cần cho quá trình ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, bảo vệ dây thần kinh không bị tổn thương.
1.5 Tăng tế bào hồng cầu
Thịt vịt có chứa nhiều chất sắt, có tác dụng làm tăng tế bào hồng cầu, rất cần thiết với phụ nữ mang thai, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu cho bà bầu.
Dù có nhiều lợi ích, nhưng mẹ bầu cũng không được ăn quá nhiều thịt vịt. Ngoài ra cần phải chế biến cẩn thận và đúng cách. Mẹ bầu phải ăn thịt vịt được nấu chín để tránh nhiễm một số loại vi khuẩn có hại, ngăn ngừa nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm khi mang thai. Bên cạnh đó nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn thịt vịt để tránh bị dị ứng.
2. Mang thai 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt không?
Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho mẹ bầu, nên theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu có thể ăn thịt vịt được. Khi có món ăn này trong thực đơn thì sẽ được tăng cường bổ sung những dưỡng chất thiết yếu, để sức khỏe mẹ và thai nhi được khỏe mạnh.
Theo nghiên cứu, thịt vịt còn có nhiều lợi ích với sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu ăn thịt vịt trong 3 tháng đầu mang thai có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, bảo vệ thai nhi an toàn hơn. Thịt vịt cũng giúp cho mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi hiệu quả hơn, nhờ có vitamin B5, B12 có trong thịt vịt.
Tuy nhiên, mẹ bầu 3 tháng đầu mang thai cũng phải chú ý một số vấn đề như sau khi ăn thịt vịt để tránh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe:
Do trong thịt vịt có chứa hàm lượng đạm lớn, nên có thể làm tăng nồng độ acid uric máu. Vì vậy các mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh gout thì không nên ăn, hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
3. Một số lưu ý khi ăn thịt vịt trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu có thể ăn thịt vịt, nhưng cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé:
- Thịt vịt cần được chế biến cẩn thận, nấu chín để tránh nhiễm khuẩn gây hại, ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng khi mang thai.
- Không ăn chung thịt vịt với mộc nhĩ, thịt rùa đen, thịt ba ba hoặc là cháo đậu hay trái óc chó.
- Nếu bà bầu đang bị cảm, chưa khỏi hẳn thì không được ăn thịt vịt do tính hàn.
- Mẹ bầu dễ bị dị ứng không nên ăn thịt vịt.
- Không ăn thịt vịt tái, sống hoặc chế biến không kỹ, vì trong thịt vịt có thể chứa vi khuẩn như Salmonella hoặc Listeria, có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc ảnh hưởng đến thai nhi.
- Hạn chế ăn quá nhiều trong một bữa do thịt vịt có tính hàn, có thể gây khó tiêu, đầy bụng hoặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nếu ăn nhiều.
- Mẹ bầu có cơ địa yếu hoặc hay bị lạnh bụng, không nên ăn, hoặc có thể ăn kèm với gừng, sả hay gia vị có tính ấm.
- Chọn thịt vịt tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không mua vịt từ các nguồn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Gợi ý món ngon từ thịt vịt cho mẹ bầu
Thịt vịt có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Tùy theo khẩu vị và những nguyên liệu đang sẵn có mà gia đình có thể nấu ra nhiều món ăn ngon. Để mẹ bầu thêm ngon miệng hơn khi mang thai, gia đình có thể chế biến một số món ăn như sau:
- Thịt vịt luộc
- Thịt vịt quay
- Thịt vịt kho gừng
- Vịt nướng lá mắc mật
- Vịt nướng muối ớt
- Canh vịt om sấu
- Thịt vịt nấu chao
- Bún măng vịt
- Vịt tiềm
- Cháo vịt
>>Xem thêm: Bầu ăn rau lang được không? Những lợi ích và lưu ý cho mẹ bầu
Như vậy, những chia sẻ trên đã giúp giải đáp thắc mắc mang thai 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt hay không. Có thể thấy thịt vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, đây là thời kỳ nhạy cảm, nên mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước rồi mới ăn, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và giúp thịt vịt phát huy những công dụng của mình.