SELECT MENU

Mẹ bầu thường hay tức giận khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến bé?

Cao Thao - - 9

Khi mang thai, không ít bà bầu trải qua những cảm xúc tiêu cực, điển hình như tức giận khi mang thai 3 tháng đầu. Sự bất ổn định trong cảm xúc lúc mang thai là một hiện tượng bình thường, do sự thay đổi của nội tiết tố và những yếu tố khác trong cơ thể. Nhưng nếu để chuyện này xảy ra quá lâu, tần suất thường xuyên và mức độ nghiêm trọng thì có thể gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thai nhi và mẹ bầu.

1. Một số vấn đề về cảm xúc thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu tiên có nhiều sự thay đổi về mặt cảm xúc. Tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp gia đình có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời, hiệu quả.

1.1 Mẹ bầu thường hay tức giận khi mang thai 3 tháng đầu

Một trong những cảm xúc tiêu cực mẹ bầu hay trải qua trong tam cá nguyệt thứ nhất là sự tức giận, với nguyên nhân và ảnh hưởng như sau:

Mẹ bầu thường hay tức giận khi mang thai 3 tháng đầu

  • Nguyên nhân

Mẹ bầu 3 tháng đầu thường xuyên tức giận do những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Nồng độ hormone estrogen và progesterone trong máu tăng lên, làm cho mẹ bầu thấy bực bội.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể mệt mỏi và khó chịu khi ốm nghén, nên cũng thường xuyên tức giận, bực bội. Đối với những mẹ bầu còn đi làm và chịu áp lực công việc, lại thêm các cơn ốm nghén bất chợt có thể làm họ thấy áp lực, căng thẳng, dễ bực bội hơn.

Những nỗi lo khi mang thai cũng ảnh hưởng đến cảm xúc của mẹ bầu. Chị em có thể thấy hạnh phúc và phấn khích chờ đón con đến, nhưng cũng có những nỗi lo, thường là về quá trình phát triển của con, hay là về những thay đổi của cơ thể, ví dụ như béo lên, rạn da, ăn không ngon, …. Một số mẹ bầu gặp các áp lực tâm lý từ gia đình, người thân, cũng có thể khiến họ trở nên bực bội và cáu giận.

  • Mẹ bầu tức giận ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé

Nếu trong lúc mang bầu 3 tháng đầu tiên mà mẹ bầu cứ tức giận và bực bội thì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho mẹ lẫn bé. Về phía mẹ bầu, các chị em có thể bị khó kiểm soát cảm xúc, dẫn đến sợ hãi, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tập trung, trí nhớ suy giảm, … Về phần thai nhi cũng có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng,

Những tín hiệu tức giận mà bé nhận được từ người mẹ, cũng có thể quá trình phát triển não bộ ở thai nhi bị ảnh hưởng. Một số giả thiết còn cho rằng, khi đứa bé sinh ra cũng dễ cáu giận như người mẹ.

1.2 Mẹ bầu khóc nhiều trong 3 tháng đầu

Một cảm xúc tiêu cực dễ gặp khác chính là mẹ bầu khóc nhiều trong tam cá nguyệt thứ nhất. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này và những ảnh hưởng không hề nhỏ:

Mẹ bầu khóc nhiều trong 3 tháng đầu

  • Nguyên nhân

Thực ra, mẹ bầu 3 tháng đầu thường khóc không phải là hiện tượng bất thường, nếu như sau khi khóc xong vẫn ăn uống ngon miệng, sinh hoạt ổn định, cơ thể khỏe mạnh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khóc khi mang bầu là do sự tăng lên của hormone Estrogen và Progesteron.

Sự mệt mỏi vì nôn nghén, mất nước, khó ăn uống được cũng làm bà bầu lo lắng và muốn khóc, hoặc khóc nhiều. Ngoài ra, việc mất ngủ và khó ngủ trong giai đoạn thai kỳ đầu tiên, cũng làm nhiều bà mẹ dễ dàng bị tủi thân, thường xuyên không kiềm chế được nước mắt.

Một số bà mẹ lo lắng về những thay đổi ngoại hình như rụng tóc, rạn da, tàn nhang, … cũng khiến họ gặp nhiều áp lực và thường xuyên khóc lóc. Bên cạnh đó còn do nguyên nhân áp lực, căng thẳng và sức ép từ môi trường bên ngoài.

  • Ảnh hưởng đến mẹ và bé

Mẹ bầu không nên khóc quá nhiều, quá thường xuyên vì có thể gây ra những ảnh hưởng cho thai nhi. Ví dụ như khi trẻ sinh ra sẽ biết nói muộn, bị tự kỷ hoặc mắc chứng tăng động. Chưa kể, trẻ còn có nguy cơ bị trầm cảm sớm, trở thành căn bệnh mãn tính.

Mẹ bầu dễ khóc còn ảnh hưởng đến tính cách của trẻ, có thể làm cho trẻ thường xuyên quấy khóc, khó ngủ, dễ bị rối loạn tiêu hóa và không thích ứng dễ dàng nếu môi trường sống thay đổi. Một số trẻ thường sống khép kín, nhút nhát, không thích tiếp xúc với người lạ và có thể chậm phát triển. Chưa kể còn có nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc.

1.3 Stress khi mang thai 3 tháng đầu

Không ít mẹ bầu bị trầm cảm trong 3 tháng đầu mang thai và gặp nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy những nguyên nhân và ảnh hưởng đáng chú ý là gì?

Stress khi mang thai 3 tháng đầu

  • Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ bị mang thai bị trầm cảm. Trong đó, nguyên nhân chính là do sự thay đổi thất thường của nội tiết tố, làm cho nhiều mẹ bầu, nhất là những người nhạy cảm dễ dàng cảm thấy căng thẳng, áp lực, trầm cảm. Các mối quan hệ trong cuộc sống như vợ chồng, gia đình, công việc, … cũng có thể gây sức ép, làm cho mẹ bầu bị stress.

  • Ảnh hưởng đến mẹ và bé

Stress khi mang thai 3 tháng đầu, hoặc kéo dài đến cả thai kỳ, hay là về sau đều gây ra những ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé. Ví dụ như mẹ bầu bị thiếu oxy, khó cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé, thậm chí tác động đến tính cách của thai nhi.

Trẻ em sau khi sinh ra có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển. Trẻ cũng khó nói sớm, bị tăng động hoặc tự kỷ.

2. Mẹ nên làm gì để cân bằng cảm xúc

Để cân bằng cảm xúc, điều tiết tâm lý, hạn chế nóng giận khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý những điều sau:

  • Tuân thủ chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và cân đổi, giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với những thông tin tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến tâm trạng.
  • Tập luyện yoga bầu nhẹ nhàng, hoặc học bơi và vận động với cường độ vừa phải.
  • Nếu cảm thấy bản thân đang căng thẳng thì cần tìm biện pháp giải tỏa tâm lý ngay.
  • Chia sẻ với người thân, bạn bè để không bị nhưng cảm xúc tiêu cực bủa vây và ảnh hưởng.

Giúp mẹ cân bằng cảm xúc khi mang thai

3. Những điều người thân cần hỗ trợ mẹ bầu trong quá trình mang thai

Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ mẹ bầu cả về thể chất lẫn tinh thần. Để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, gia đình nên hỗ trợ về mặt tinh thần, luôn lắng nghe và chia sẻ để mẹ bầu cảm thấy được quan tâm, động viên, tránh gây áp lực hoặc tranh cãi, giúp mẹ bầu duy trì tâm trạng vui vẻ, tránh căng thẳng, lo âu.

Người chồng có thể cùng vợ tham gia các lớp tiền sản để hiểu hơn về quá trình mang thai và sinh con. Bên cạnh đó cần cùng làm việc nhà với vợ, hỗ trợ vợ được nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ.

>>Xem thêm: Khi vợ mang bầu chồng nên làm gì và không nên làm gì?

Tức giận khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng. Vì thế mẹ bầu hãy cùng gia đình tìm hiểu kỹ để có biện pháp khắc phục hiệu quả, kịp thời nhé.

Đánh giá bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý