SELECT MENU

Bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa có nguy hiểm không?

Cao Thao - - 21

Bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa là tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Đây có thể là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe mà mẹ bầu không nên chủ quan. Nếu mẹ cũng đang gặp tình trạng bị đau háng, đau mu 3 tháng giữa thai kỳ thì hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách giảm đau an toàn, hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa

Thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau xương chậu trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa như:

Nguyên nhân bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa

1.1 Do sự giãn nở của dây chằng

Theo bài chia sẻ của WHO, để sẵn sàng cho sự phát triển của bé và quá trình sinh nở, khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai lượng hormone relaxin trong cơ thể mẹ tăng lên rõ rệt. Nhờ thế mà các khớp, dây chằng vùng chậu được giãn nở. Chính vì sự thay đổi này nên các khớp cũng không còn vững chắc như trước. Đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu thường có cảm giác đau âm ỉ hoặc nhức mỏi quanh vùng xương chậu, đặc biệt là ở hai bên háng và vùng mu. Các cơn đau có thể rõ ràng hơn khi mẹ thay đổi tư thế đột ngột, đi bộ nhiều hoặc leo cầu thang.

1.2 Tư thế đứng, ngồi không đúng cách

Thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng là một yếu tố khiến mẹ bầu dễ bị đau xương chậu. Đặc biệt là các mẹ bầu làm việc văn phòng thường ngồi lâu một chỗ hoặc thường xuyên phải gập người quá mức. Ngoài ra, việc đứng lệch trọng tâm cũng tạo áp lực lớn lên vùng hông và vùng xương chậu.

1.3 Thai nhi phát triển gây áp lực lên vùng chậu

Khoảng thời gian 3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm em bé trong bụng bắt đầu phát triển nhanh về kích thước và cân nặng. Tử cung của mẹ ngày càng mở rộng để thích nghi với sự phát triển của bé, điều này đã tạo ra áp lực lớn lên các cơ quan xung quanh, bao gồm cả vùng xương chậu. Khi xương chậu phải gánh trọng lượng lớn hơn mỗi ngày, các khớp sẽ bị căng ra, dây chằng bị chèn ép và sinh ra cảm giác đau nhức. Đặc biệt, mẹ sẽ cảm thấy đau nhức hơn khi đi bộ lâu, đứng quá nhiều hoặc vận động mạnh.

>> Xem thêm: Cách giảm mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu cho mẹ bầu

Đau vùng chậu do thai nhi phát triển lớn hơn

1.4 Thiếu canxi và dưỡng chất thiết yếu

Trong suốt thai kỳ, cơ thể mẹ bầu cần một lượng lớn canxi, vitamin D và các khoáng chất không chỉ để nuôi dưỡng thai nhi mà còn duy trì sức khỏe hệ xương khớp của chính mình. Đặc biệt là trong 3 tháng giữa thai kỳ, nếu chế độ ăn không hợp lý, cơ thể không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mẹ bầu rất dễ bị loãng xương. Hệ quả của việc này là các khớp xương, đặc biệt là vùng xương chậu khi phải chịu nhiều trọng lực nhất sẽ dần yếu đi và gây ra cảm giác đau mỏi thường xuyên.

1.5 Do bệnh lý từ trước hoặc rối loạn chức năng khớp mu

Trường hợp mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh lý xương khớp như: viêm khớp, thoái hóa khớp háng, hoặc từng bị chấn thương vùng chậu,… nguy cơ bị đau xương chậu trong 3 tháng giữa thai kỳ là rất cao.

Ngoài ra, một số trường hợp, mẹ bầu gặp tình trạng rối loạn khớp mu khiến hai bên xương mu bị tách rộng hơn bình thường (tên tiếng anh là Symphysis Pubis Dysfunction – SPD) cũng gây nên cơn đau rõ rệt ở vùng mu, háng và thậm chí lan xuống đùi. Mức độ đau có thể dao động từ nhẹ đến dữ dội, ảnh hưởng đến khả năng đi lại và sinh hoạt của mẹ bầu.

2. Bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa là hiện tượng sinh lý bình thường và không gây nguy hiểm đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau kéo dài, dữ dội, kèm theo các dấu hiệu bất thường như: sốt, ra dịch âm đạo, đi lại khó khăn,… mẹ bầu nên đi khám ngay để loại trừ nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như: viêm khớp nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng khớp mu (SPD) hay thậm chí là dọa sinh non.

Bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa có nguy hiểm không?

Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị đau háng và mu kèm theo tiếng “lục khục” khi di chuyển mẹ cần đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bởi đây, có thể là dấu hiệu cảnh báo khớp mu bị giãn quá mức để lâu sẽ rất nguy hiểm.

3. Cách giảm đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa

Để cải thiện tình trạng đau xương chậu trong thai kỳ, mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp sau:

Cách giảm đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa

3.1 Nghỉ ngơi hợp lý, đúng cách

Một trong những giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất để giảm đau xương chậu là nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ bầu nên hạn chế các hoạt động gây áp lực lên vùng chậu như: đứng quá lâu, đi bộ nhiều hoặc mang vác đồ nặng,… Khi nằm nghỉ, mẹ ưu tiên chọn tư thế nghiêng bên trái. Bởi đây là tư thế tốt cho tuần hoàn máu và giúp giảm áp lực lên tử cung và xương chậu. Ngoài ra, mẹ bầu nên đặt một chiếc gối giữa hai chân khi nằm để giữ khung xương chậu ổn định và tránh được các cơn đau.

3.2 Tập thể dục nhẹ nhàng

Việc vận động đúng cách không chỉ giúp mẹ bầu có sức khoẻ dẻo dai mà còn có thể giúp cải thiện độ linh hoạt và giảm đau hiệu quả cho vùng xương chậu. Mẹ bầu nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như: yoga bầu, đi bộ chậm, hoặc các bài tập kéo giãn phù hợp được hướng dẫn từ chuyên gia

3.3 Chườm ấm hoặc tắm nước ấm

Để giảm cảm giác đau xương chậu khi mang thai nhiều mẹ bầu áp dụng cách chườm ấm. Cách thực hiện như sau: Sử dụng túi chườm ấm đặt lên vùng đau như vùng lưng dưới, hông hoặc háng để trong khoảng 15–20 phút mỗi lần. Làm cách này sẽ giúp thư giãn cơ bắp và dây chằng, giảm cảm giác đau hiệu quả. Ngoài ra, tắm nước ấm cũng là cách giúp cơ thể thả lỏng, giảm căng cơ và cải thiện tuần hoàn máu giúp giảm đáng kể cảm giác đau ở vùng chậu.

>> Xem thêm: Ra huyết nâu khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Cách giảm đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa

3.4 Mang đai nâng bụng chuyên dụng

Một trong những dụng cụ giúp mẹ bầu giảm đau vùng xương chậu cực kỳ hiệu quả đó là dùng đai đỡ bụng. Khi bụng ngày càng lớn, trọng lực cơ thể bị dồn xuống vùng dưới, đai đỡ sẽ giúp giảm áp lực lên vùng bụng, giảm căng thẳng lên vùng khớp chậu và cơ lưng. Do đó, mẹ bầu cần chọn đúng loại đai, sử dụng đúng cách, kết hợp với các biện pháp nghỉ ngơi để cơ thể cảm thấy thoải mái nhất.

3.5 Bổ sung canxi và dưỡng chất cần thiết

Trong quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ xương khớp khỏe mạnh. Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các vi chất như: canxi, vitamin D, magie, kẽm và omega-3,… để củng cố độ chắc khỏe của xương, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và hạn chế nguy cơ loãng xương – nguyên nhân gây đau nhức chậu và lưng trong thai kỳ.

3.6 Tham khảo vật lý trị liệu khi cần thiết

Theo khuyến cáo của WHO, trường hợp mẹ bầu bị đau xương chậu kéo dài hoặc bị ảnh hưởng nghiêm trọng có thể phải thực hiện vật lý trị liệu. Các chuyên gia sẽ hướng dẫn thực hiện các bài tập riêng biệt nhằm làm khỏe nhóm cơ hỗ trợ khung chậu, giảm viêm và cải thiện sự cân bằng. Ngoài ra, xoa bóp nhẹ nhàng, châm cứu hoặc điều trị bằng sóng siêu âm,…cũng có thể được áp dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

4. Câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu bị đau xương chậu 3 tháng giữa

4.1 Đau xương chậu có ảnh hưởng đến việc sinh thường không?

Nếu chỉ đau nhẹ do thay đổi sinh lý,mẹ bầu có thể sinh thường bình thường. Tuy nhiên, nếu bị rối loạn khớp mu nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Đau xương chậu có ảnh hưởng đến việc sinh thường không?

4.2 Có nên dùng thuốc giảm đau khi bị đau xương chậu?

Đang trong thai kỳ mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc giảm đau. Nếu đau dữ dội, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn thuốc an toàn cho thai phụ.

4.3 Bầu bị đau háng và mu 3 tháng giữa có cần đi khám không?

Nếu cơn đau kéo dài, lan xuống chân, kèm theo dấu hiệu bất thường như: tê bì, sốt hoặc khó đi lại, mẹ nên đi khám để được chẩn đoán chính xác.

Bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa là tình trạng thường gặp, nhưng không nên xem nhẹ. Việc hiểu rõ nguyên nhân, phân biệt mức độ nguy hiểm và áp dụng đúng cách giảm đau sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, dễ chịu hơn. Hy vọng Moaz BéBé đã mang đến cho mẹ nhiều thông tin hữu ích.

(Nguồn tham khảo: https://www.rcog.org.uk/for-the-public/browse-our-patient-information/pelvic-girdle-pain-and-pregnancy/

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý