SELECT MENU

Ăn dặm kiểu Nhật và những điều mẹ nên biết

Cao Thao - - 29

Hiện nay, ăn dặm kiểu Nhật đang được rất nhiều mẹ bỉm sữa ở Việt Nam áp dụng. Đây là phương pháp vừa đơn giản vừa dễ thực hiện mà còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé. Để hiểu rõ hơn về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Moaz BéBé nhé!

1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Đây là phương pháp ăn dặm phổ biến tại Việt Nam nhưng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Phương pháp này khuyến khích mẹ rèn cho bé thói quen tự lập ăn uống sớm và ăn theo nhu cầu.

Ăn dặm kiểu Nhật là gì? 

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ kích thích bé ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt và bé cảm thấy vui vẻ, thoải mái trước mỗi bữa ăn. Đặc biệt, ăn dặm kiểu Nhật chú trọng đến việc kết hợp giữa các món ăn thô giúp bé phát triển các kỹ năng như nhai, nuốt, cầm, nắm và các bộ phận mắt, tay, miệng,… cũng trở nên khéo léo, linh hoạt hơn.

Trong bữa ăn dặm kiểu Nhật, các món ăn được chế biến riêng biệt, bé có thể lựa chọn thức ăn và ăn theo sở thích. Nhờ thế mà bé có thể dễ dàng làm quen với các loại thực phẩm và cảm nhận được hương vị của từng món ăn.

2. Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Theo hướng dẫn từ Bộ Y Tế – Lao động – Phúc lợi Nhật Bản, thời điểm thích hợp nhất để tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật là khi bé được 5 tháng 15 ngày. Đồng thời, bé đã có thể tự ngồi giữ vững cổ, khi đưa thức ăn vào miệng bé có phản xạ dùng lưỡi đẩy ra

3. Ưu và nhược điểm khi áp dụng ăn dặm kiểu Nhật

Để phân biệt và hiểu rõ hơn về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật với các phương pháp ăn dặm khác, mẹ có thể tham khảo các ưu – nhược điểm Moaz BéBé đã tổng hợp dưới đây:

Ưu điểm khi áp dụng ăn dặm kiểu Nhật Nhược điểm khi áp dụng ăn dặm kiểu Nhật
Món ăn được chế biến riêng biệt giúp con có thể cảm nhận được các hương vị đặc trưng của thực phẩm, kích thích vị giác tốt hơn. Phương pháp này không thích hợp với các bé mọc răng muộn hoặc kỹ năng nhai kém. Bé không có khả năng xử lý thực phẩm thô dễ hình thành tâm lý sợ nhai, không hợp tác trong bữa ăn, từ đó dẫn đến tình trạng biếng ăn
Giúp mẹ dễ dàng nhận biết món ăn/thực phẩm bé yêu thích hoặc bị dị ứng Thức ăn chế biến dạng thô, khi bắt đầu ăn dặm bé có thể bị nghẹn, nôn, thức ăn khó tiêu hóa dẫn đến tình trạng hấp thụ dinh dưỡng kém
Điều chỉnh mức độ loãng, đặc, độ thô của món ăn một cách dễ dàng theo từng giai đoạn phát triển của bé Bé hoàn toàn tự chủ động ăn theo nhu cầu, mẹ không ép bé ăn hết khẩu phần nên có thể bé bị mất cân bằng dinh dưỡng, tăng cân chậm
Bé tập được kỹ năng ăn thô, luyện được phản xạ nhai nuốt, hình thành thói quen tự lập từ nhỏ Mẹ mất nhiều thời gian hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn
Hạn chế nguy cơ mắc các bệnh như: thừa cân, béo phì

4. Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng giai đoạn

Áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật không có nghĩa là mẹ phải cho bé ăn các thực phẩm đúng như người Nhật như cá khô bào, rong biển,… Mà thay vào đó, mẹ chế biến thức ăn cho bé từ các loại rau củ quả như: cà rốt, bí đỏ, cải bó xôi, củ cải, bắp cải,… Đây là các loại rau củ địa phương rất tốt cho sức khỏe của bé.

Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng giai đoạn 

Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng giai đoạn

Ăn dặm kiểu Nhật được chia làm 4 giai đoạn phù hợp với sự phát triển của bé. Dưới đây là các gợi ý thực đơn ăn dặm mẹ có thể tham khảo:

4.1 Thực đơn ăn dặm kiểu nhật giai đoạn từ 5 – 6 tháng tuổi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bé 5 – 6 tháng tuổi đang trong giai đoạn tập nuốt. Thức ăn chính của bé vẫn là sữa nên mẹ chỉ cho bé ăn dặm làm quen 1 bữa/ngày và thức ăn được chế biến ở dạng lỏng, mịn.

>> Xem thêm: Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giàu dinh dưỡng, chuẩn khoa học

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật giai đoạn từ 5 - 6 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật giai đoạn từ 5 – 6 tháng tuổi

Bé đang trong thời gian tập phản xạ nuốt và làm quen với thức ăn nên mẹ có thể cho con tập ăn theo thực đơn sau:

  • Lượng sữa: Bé bú mẹ theo nhu cầu. Với bé uống sữa công thức, mẹ cho bé ăn 6 cữ/ngày. Mỗi ngày từ 90ml – 120ml
  • Lượng thức ăn: 1 bữa chính/ngày
  • Món ăn gồm: Cháo 5 – 30g nấu theo tỉ lệ 1: 10 hoặc 1 cơm: 4.5 nước, nhóm chất đạm 5 – 10g, rau xanh 5 – 20g

4.2 Thực đơn ăn dặm kiểu nhật giai đoạn từ 7 – 8 tháng tuổi

Bước sang giai đoạn từ 7 – 8 tháng tuổi con đã ăn được thức ăn dạng thô, mẹ chỉ cần nấu mềm và nghiền sơ qua để bé có thể dễ dàng nghiền nát thức ăn bằng nướu và lưỡi.

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật giai đoạn từ 7 - 8 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật giai đoạn từ 7 – 8 tháng tuổi

Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 7 – 8 tháng tuổi:

  • Lượng sữa: Bé bú mẹ theo nhu cầu. Với bé uống sữa công thức, ngày uống 4 cữ, mỗi cữ từ 200 – 400ml
  • Lượng thức ăn: 2 bữa chính/ngày
  • Món ăn gồm: Cháo 40 -70g, nhóm chất đạm 10 – 15g, rau xanh 25g

4.3 Thực đơn ăn dặm kiểu nhật giai đoạn từ 9 – 11 tháng tuổi

Từ 9 – 11 tháng, các bé đã bắt đầu cắn và nhai bằng nướu, mẹ nên thái nhỏ và hầm mềm các loại rau củ để bé nhai nuốt dễ dàng. Ở giai đoạn này, mẹ có thể nêm nếm gia vị thích hợp vào món ăn để bé thấy ngon miệng, kích thích bé ăn tốt hơn.

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật giai đoạn từ 9 - 11 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật giai đoạn từ 9 – 11 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật trong tháng tuổi này mẹ có thể tham khảo ngay dưới đây:

  • Lượng sữa: Bé bú mẹ theo nhu cầu. Với bé uống sữa công thức, ngày uống 3 cữ, mỗi cữ từ 500 – 600ml
  • Lượng thức ăn: 3 bữa chính/ngày
  • Món ăn gồm: Cháo 40 -70g, nhóm chất đạm 15 – 20g, rau xanh 25 – 30g

4.4 Thực đơn ăn dặm kiểu nhật giai đoạn từ 12 – 18 tháng tuổi

Ở giai đoạn từ 12 – 18 tháng tuổi hệ tiêu hóa của con đã phát triển hoàn thiện. Bé đã có nhiều răng và có thể nhai, nuốt thức ăn dễ dàng. Đó đó, khi chế biến, mẹ không cần nấu thức ăn quá mềm. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa các bộ phận: mắt, miệng, tay cũng đã linh hoạt, bé có thể cầm nắm thức ăn thuần thục, mẹ nên cho bé tự xúc ăn để con biết tự lập và có thể tự ăn một mình.

>> Xem thêm: Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm: Bé ăn ngon, tăng cân đều

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật giai đoạn từ 12 - 18 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật giai đoạn từ 12 – 18 tháng tuổi

Thường ở giai đoạn này, nhiều bé đã được cai sữa (đối với bé bú sữa mẹ), mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho con thêm 2 bữa phụ/ngày. Đối với bé uống sữa công thức mẹ nên tập cho bé bê ly uống sữa để bé làm quen dần với việc uống nước/sữa bằng cốc như người lớn.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé được thể hiện như sau:

  • Lượng thức ăn: 3 bữa chính/ngày, 2 bữa phụ/ngày
  • Món ăn gồm: cơm nát 80 – 90g, cá/tôm/cua,… 15 – 18g, lòng đỏ trứng ⅔ quả, thịt lợn/thịt bò,…: 5 – 18g, đậu phụ 50g, rau 40 – 50g

5. Các lưu ý quan trọng khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Khi mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên lưu ý đến các điểm sau:

  • Có thể dùng thìa để biết lượng thức ăn cho bé. Thông thường 1 thìa cà phê tương đương khoảng 5g hoặc 5ml thức ăn
  • Do lượng thức ăn dùng 1 lần tương đối ít nên mẹ có thể làm nước dashi, nước hầm rau củ, nước hầm xương, hầm gà,… trữ đông bằng khay có nắp đậy để dùng dần
  • Tỉ lệ nấu cháo rây trên được áp dụng với nồi cơm điện có chức năng nấu cháo. Nếu mẹ nấu bằng nồi thông thường, mẹ cần tăng thêm lượng nước và nên ngâm gạo trước khi nấu từ 30 phút đến 1 giờ.
  • Cháo nấu để nguội mẹ bảo quản trong khay có nắp đậy để trữ dùng dần
  • Nên xây dựng thực đơn cho bé theo tuần để điều chỉnh về chế độ, số lượng thực phẩm, số lần cho bé ăn hợp lý
  • Trước khi ăn nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho bé và cho bé ngồi vào ghế ăn dặm ngay ở giai đoạn đầu
  • Mẹ cần vệ sinh dụng cụ chế biến đồ ăn dặm của con thường xuyên. Các đồ dùng như bát thìa, yếm,… là những thứ bé tiếp xúc trực tiếp, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con, ngoài việc cọ rửa sạch sẽ mẹ nên sử dụng các loại máy tiệt trùng để loại bỏ vi khuẩn gây hại

6. Ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW có được không?

Nếu mẹ đang phân vân, có nên cho bé ăn dặm kiểu Nhật kết hợp với ăn dặm BLW (tự chỉ huy) hay không? thì câu trả lời là có. Ưu điểm nổi bật của 2 phương pháp ăn dặm này là đều hướng đến việc tập cho bé ăn thô ngay từ đầu, giúp bé phân biệt được màu sắc cũng như hương vị của các loại thực phẩm.

Ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW có được không

Ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW có được không

Mẹ có thể tận dụng tối đa ưu điểm của hai phương pháp này để tập cho bé ăn dặm khi không có nhiều thời gian.

  • Với những hôm bận rộn, không có nhiều thời gian mẹ có thể cho bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy để tiết kiệm thời gian chế biến và không cần bón cho con
  • Khi có nhiều thời gian, mẹ cho bé ăn theo kiểu Nhật

>> Xem thêm: Chuẩn bị cho bé ăn dặm, mẹ cần làm những gì?

Ăn dặm kiểu Nhật hiện đang được rất nhiều mẹ bỉm sữa Việt Nam áp dụng. Ngoài giúp mẹ nhàn hơn trong quá trình chăm sóc con, phương pháp này còn giúp bé làm quen với đa dạng các loại thực phẩm, rèn thói quen ăn uống tốt, lành mạnh. Hy vọng các thông tin Moaz BéBé chia sẻ phía trên thực sự hữu ích với mẹ, đừng quên theo dõi Moaz BéBé thường xuyên để cập nhật các tin tức mới nhất nhé!

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý