SELECT MENU

Bà bầu ăn chôm chôm được không? Những lợi ích và lưu ý cho mẹ bầu

Cao Thao - - 21

Chôm chôm là một loại trái cây có hương vị tuyệt vời, mọng nước, chua chua ngọt ngọt, rất dễ ăn. Vì thế, chôm chôm được nhiều mẹ bầu yêu thích. Tuy nhiên, do khi mang thai cần kiêng khem nhiều và đặc biệt là phải chú ý về thực đơn ăn uống, nên nhiều gia đình băn khoăn bà bầu ăn chôm chôm được không. Đáp án từ những chuyên gia sức khỏe cho câu hỏi này là gì?

1. Bà bầu ăn chôm chôm được không?

Chôm chôm là loại trái cây có thành phần dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo các quan điểm dân gian thì chôm chôm có tính nóng, nên có thể gây nguy cơ sảy thai cho những mẹ đan ở các tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, nhiều người tin rằng việc ăn chôm chôm khi mang bầu có thể gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ của bà bầu.

Bà bầu ăn chôm chôm được không?

Thế nhưng các nghiên cứu khoa học lại không đồng tình với quan điểm trên. Nhiều chuyên gia đánh giá, bà bầu có thể ăn chôm chôm, nhưng phải tiêu thụ đúng cách.

2. Ăn chôm chôm có an toàn cho mẹ bầu

Nếu ăn với số lượng vừa phải, chôm chôm có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu, trong đó phải kể đến:

  • Giúp chống buồn nôn, giảm chóng mặt cho mẹ bầu.
  • Cung cấp lượng chất sắt dồi dào và cần thiết cho bà bầu, cũng như có thể kiểm soát nồng độ hemoglobin và giảm thiểu tình trạng mệt mỏi khi mang thai.
  • Củng cố hệ miễn dịch vốn trở nên yếu ớt của mẹ bầu, hỗ trợ ngăn chặn cảm lạnh, cúm, đau đầu và các cơn ho.
  • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy khi mang thai.
  • Cung cấp vitamin E để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện vết rạn da, giúp ngăn ngừa mụn trứng cá.
  • Kiểm soát huyết áp và cholesterol khi mang thai, hỗ trợ răng cường khả năng lưu thông máu.
  • Giúp thanh lọc cơ thể cho bà bầu.
  • Có tác dụng làm đẹp tóc, giúp chân tóc chắc khỏe.

3. Những trường hợp nên hạn chế ăn chôm chôm

Khi ăn với lượng vừa phải thì chôm chôm có nhiều lợi ích với bà bầu, nhưng cũng có những trường hợp cần hạn chế thưởng thức loại trái cây này. Nếu bà bầu đang gặp phải những vấn đề sau thì nên hạn chế hoặc không ăn chôm chôm:

Những trường hợp nên hạn chế ăn chôm chôm

  • Nếu mẹ bầu có hàm lượng đường trong máu cao, nên khi ăn nhiều chôm chôm sẽ có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ cần tránh ăn chôm chôm khi mang thai.
  • Mẹ có chỉ số cholesterol cao cũng không nên ăn chôm chôm, đặc biệt là các quả quá chín.
  • Mẹ hạn chế ăn những quả chôm chôm có nguồn gốc không rõ ràng. Nên chọn mua sắm ở những cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng.
  • Khi ăn chôm chôm, mẹ không nên lột vỏ bằng miệng để tránh gặp phải quả có sử dụng chất bảo quản, gây ảnh hưởng sức khỏe.

4. Những lợi ích của chôm chôm đối với bà bầu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chôm chôm có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Khi ăn chôm chôm với lượng thích hợp và dùng đúng cách, mẹ bầu sẽ nhận được những lợi ích như sau:

Những lợi ích của chôm chôm đối với bà bầu

4.1 Tốt cho hệ tiêu hóa

Trong chôm chôm có chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng hỗ trợ nhuận tràng. Vì thế ăn chôm chôm có thể giúp bà bầu phòng ngừa táo bón và cả tiêu chảy.

4.2 Tốt cho da và tóc

Vì trong chôm chôm có lượng vitamin E dồi dào, nên rất tốt cho tóc và da. Nếu bà bầu ăn với lượng vừa phải có thể giải quyết các vấn đề về da và tóc. Đặc biệt phải kể đến hiệu quả hạn chế tình trạng rạn da trong thời kỳ mang thai, ngăn ngừa xuất hiện mụn trứng cá, chống sạm da và ngăn ngừa lão hóa da.

4.3 Có tác dụng tốt với máu

Chôm chôm là nguồn cung cấp chất sắt lý tưởng cho thai phụ. Nhờ có đủ sắt, cơ thể mẹ sẽ kiểm soát nồng độ hemoglobin có trong máu, phòng tránh tình trạng thiếu máu khi mang thai. Vì thế, bà bầu ăn chôm chôm sẽ giảm cảm giác mệt mỏi, uể oải.

4.4 Hỗ trợ hệ miễn dịch

Vì chôm chôm chứa nhiều kẽm, đồng là những khoáng chất cần thiết với thai phụ, có tác dụng quan trọng trong quá trình sản sinh tế bào bạch cầu và tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, rất tốt cho mẹ bầu vì trong thời điểm nhạy cảm, dễ bị nhiễm trùng.

4.5 Kiểm soát và điều hoà huyết áp

Theo nghiên cứu khoa học, trong chôm chôm có chứa các thành phần có khả năng kiểm soát cholesterol và huyết áp. Ngoài ra còn giúp hỗ trợ tăng cường quá trình lưu thông máu, giảm thiểu tình trạng phù nề tay chân trong giai đoạn cuối thai kỳ.

4.6 Có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng ốm nghén

Chôm chôm có vị ngọt thanh, hơi chua nên khá hợp khẩu vị bà bầu. Ăn chôm chôm còn giúp phụ nữ mang thai giảm cảm giác buồn nôn, giảm các triệu chứng ốm nghén nhất là khi ngửi phải các mùi lạ.

ăn chôm chôm giúp giảm triệu chứng ốm nghén

5. Bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không?

Bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn chôm chôm, nhưng cần ăn với lượng vừa phải. Chôm chôm chứa nhiều vitamin C, sắt và chất xơ, giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và phòng ngừa thiếu máu. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều chôm chôm chín kỹ vì lượng đường cao có thể ảnh hưởng đến đường huyết.

Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn 1 – 2 quả và cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn. Gia đình có thể rửa sạch và bóc vỏ cho mẹ bầu, tránh tiếp xúc vỏ bằng miệng để không ngộ độc do thuốc trừ sâu hoặc vi khuẩn.

Trong quá trình ăn nên theo dõi cơ thể để nhận biết các dấu hiệu bị dị ứng nếu có. Ngoài ra, gia đình có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi ăn để đảm bảo nhất.

>>Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu nên và không nên ăn gì? Thực phẩm tốt nhất cho mẹ

6. Bầu 3 tháng cuối ăn chôm chôm được không

Mẹ bầu ở 3 tháng cuối vẫn có thể ăn chôm chôm, vì có khả năng nhận được nhiều vitamin C, chất xơ và khoáng chất, tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu phải lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Ăn với lượng vừa phải, 1 – 2 quả mỗi ngày, do chôm chôm có lượng đường cao, nên có thể bị tăng lượng đường trong máu.
  • Rửa sạch chôm chôm trước khi ăn để loại bỏ vi khuẩn, thuốc trừ sâu hoặc các tạp chất còn đọng lại.
  • Luôn chú ý theo dõi cơ thể để nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu bất thường.

Bầu 3 tháng cuối ăn chôm chôm được không

7. Một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn chôm chôm

Để được thưởng thức chôm chôm ngon và an toàn trong lúc mang thai, mẹ bầu chú ý:

Nên mua chôm chôm đúng vụ, là từ tháng 6 đến khoảng tháng 11 sẽ an toàn hơn là mua trái vụ.

  • Không mua các trái chôm chôm quá chín.
  • Có thể bảo quản chôm chôm trong tủ lạnh, nhưng không được để quá lâu.
  • Mua sắm ở những cửa hàng uy tín.

Mẹ bầu có thể ăn chôm chôm, nhưng phải ăn với mức độ phù hợp và không thuộc các trường hợp hạn chế. Ngoài ra, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý