Bao lâu nên đổi sữa công thức cho bé? Cách đổi sữa cho bé
Đổi sữa công thức theo từng giai đoạn phát triển của trẻ là điều cần thiết. Tuy nhiên không phải ba mẹ nào cũng biết bao lâu nên đổi sữa công thức cho bé và phương pháp đổi như thế nào cho hợp lý. Nếu ba mẹ cũng đang gặp băn khoăn này, có thể tìm hiểu đáp án qua những thông tin được chia sẻ tại đây.
1. Có nên đổi sữa cho bé không?
Có nên đổi sữa cho bé không là vấn đề mà nhiều bố mẹ quan tâm. Đáp án chính xác là có, vì mỗi bé cần phải nhận những chất dinh dưỡng khác nhau và liều lượng thay đổi theo từng giai đoạn. Nhờ cung cấp đầy đủ những chất và lượng dinh dưỡng cần thiết, trẻ sẽ được phát triển tốt từ thể chất đến trí tuệ.
>>Xem thêm: Nuôi con bằng sữa công thức đúng cách, chuẩn khoa học
Tuy nhiên, để tránh gây ảnh hưởng tới thói quen ăn uống của trẻ, cũng như tránh tác động tiêu cực tới sức khỏe thì khi đổi sữa, bố mẹ sẽ phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau, nhằm có sự điều chỉnh hợp lý. Ví dụ như về sở thích, khẩu vị, độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe, hoặc là khả năng tài chính, … Chưa kể cha mẹ cần phải tìm hiểu kỹ về từng loại sữa trước khi đổi, ví dụ như về công thức, thành phần tự nhiên, nguy cơ dị ứng, ….
Ngoài ra, ba mẹ không nên đổi sữa liên tục cho bé vì mỗi trẻ đều cần thời gian để thích nghi với các loại sữa sau khi đổi. Điều này có thể ảnh hưởng hệ tiêu hóa, khả năng hấp thụ dưỡng chất của các bé. Đặc biệt là ba mẹ không nên chạy theo xu hướng và lựa chọn sữa công thức chỉ vì nó nổi tiếng, được nhiều người lựa chọn. Hãy luôn ghi nhớ rằng mỗi bé là một cá thể đặc biệt và có sự khác biệt giữa thể trạng, tính cách, sở thích, khả năng thích ứng, ….
2. Bao lâu nên đổi sữa công thức cho bé?
Để xác định bao lâu nên đổi sữa công thức cho bé, ba mẹ cần căn cứ vào những yếu tố quan trọng sau đây:
2.1 Giai đoạn phát triển của bé
Ba mẹ nên thay đổi sữa để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Đó là do theo thời gian, nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ có sự thay đổi. Ví dụ như dưới 12 tháng tuổi, trẻ cần sữa công thức số 1 cung cấp dinh dưỡng theo tỷ lệ cân đối để quá trình hấp thu và chuyển hóa được ổn định. Khi trên 12 tháng tuổi hay 24 tháng tuổi, bé sẽ cần những loại sữa công thức khác nhau để giúp ích cho việc tăng trưởng cơ thể và phát triển trí tuệ.
2.2 Sữa không phù hợp với khẩu vị của bé
Nếu bé không thích sữa đang uống, không muốn uống sữa thì ba mẹ nên cân nhắc thay đổi, chọn loại sữa mà bé sẽ yêu thích. Nhờ chuyển sang loại sữa có hương vị hợp với khẩu vị thì bé sẽ không quấy khóc và hợp tác hơn, giúp việc phát triển trở nên hiệu quả.
2.3 Khi bé bị dị ứng hoặc cơ thể không thích ứng được với sữa đang dùng
Một số bé có thể bị táo bón, chậm tăng cân nếu uống các loại sữa công thức không phù hợp với cơ thể. Do đó ba mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm chất xơ, nước vào chế độ ăn và theo dõi quá trình phát triển của bé.
Trong trường hợp bé bị dị ứng đạm sữa bò, khó chịu, mẫn cảm với thành phần của sữa thì ba mẹ nên ngừng sử dụng ngay lập tức. Rất có thể là cơ thể của bé đang phản ứng với những thành phần trong sữa và không thích ứng được. Gia đình nên thay đổi đảm bảo hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh.
>> Xem thêm: Bất dung nạp lactose là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân & cách chữa trị
3. Hướng dẫn cách đổi sữa an toàn cho bé theo từng giai đoạn phát triển
Khi ba mẹ có ý định thay đổi sữa công thức cho bé, cần phải thực hiện theo từng giai đoạn và đảm bảo đúng cách. Nhờ thực hiện theo quy trình khoa học, ba mẹ sẽ giúp bé hấp thu tối đa dưỡng chất, phát triển thuận lợi, tránh được những ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, sức khỏe, … Dưới đây chính là gợi ý hiệu quả:
3.1 Đổi sữa mới hoàn toàn
Ba mẹ có thể áp dụng biện pháp đổi sữa mới hoàn toàn khi bé gặp những dấu hiệu dị ứng với sữa cũ. Hoặc là bé không chịu hợp tác, ghét bỏ hương vị của sữa cũ cũng nên đổi mới hoàn toàn.
Để đảm bảo, ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu dị ứng. Nhờ vậy có thể được chẩn đoán chính xác đang mẫn cảm với thành phần nào, từ đó giúp gia đình lựa chọn loại sữa công thức phù hợp nhất.
3.2 Kết hợp sữa công thức mới với sữa đang sử dụng
Ba mẹ có thể kết hợp sữa cũ với sữa mới lại với nhau cho bé dùng, nhằm giúp bé từ từ thích nghi và tiếp nhận sữa mới. Cách kết hợp như sau:
Bước 1: Pha sữa mới với sữa cũ theo tỷ lệ 1: 2. Sau đó ba mẹ quan sát phản ứng của trẻ trong 2 – 3 ngày. Nếu bé không xuất hiện những hiện tượng như bú ít, bỏ bú, không tiêu chảy thì có thể tiếp tục tăng lượng sữa mới lên.
Bước 2: Pha sữa mới với sữa cũ theo tỷ lệ 1: 1 và tiếp tục quan sát bé uống trong 2 – 3 ngày.
Bước 3: Nếu bé có tình trạng ổn định thì tiếp tục tăng lượng sữa mới và áp dụng theo tỷ lệ 2: 1, đồng thời quan sát bé trong 2 – 3 ngày.
Bước 4: Khi bé không có bất kỳ phản ứng khác thường nào với sữa mới, ba mẹ có thể chuyển hoàn toàn sang sữa mới.
>>Xem thêm: Uống hai loại sữa công thức cách nhau bao lâu để an toàn & đạt hiệu quả tốt nhất?
4. Những lưu ý khi đổi sữa công thức cho bé sơ sinh
Khi tiến hành đổi sữa công thức cho các bé, bố mẹ cần phải lưu ý những vấn đề quan trọng như sau, nhằm đảm bảo an toàn, tránh các ảnh hưởng trực tiếp và có thể lâu dài tới hệ tiêu hóa của trẻ.
- Pha sữa đúng công thức và bảo quản đúng cách để ngăn ngừa nguy cơ gây đau bụng cho bé, bị tiêu chảy và không hấp thu đủ dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển.
- Sử dụng nước đun sôi để nguội ở nhiệt độ 40 độ C (đối với một số loại sữa công thức Nhật Bản là 70 độ C) để pha sữa.
- Không nên đổi sữa thường xuyên vì cơ thể bé luôn cần có thời gian để thích ứng với sữa mới.
- Có thể kết hợp giữa sữa củ và sữa mới trong quá trình đổi sữa.
- Tìm hiểu và lựa chọn những hương vị sữa bé thích, không ép bé dùng các loại sữa có mùi gây khó chịu cho bé.
- Luôn chú ý đổi sữa theo độ tuổi phù hợp với trẻ.
>> Xem thêm: Bé không chịu uống sữa công thức phải làm sao? Nguyên nhân & cách khắc phục
Các chia sẻ này sẽ là đáp án cho câu hỏi bao lâu nên đổi sữa công thức cho bé. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các ba mẹ khi cần đổi sữa, giúp sức khỏe bé phát triển ổn định.