Bầu 3 tháng đầu nên và không nên ăn gì? Thực phẩm tốt nhất cho mẹ
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng để thai nhi hình thành và phát triển. Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ này là rất quan trọng. Bất kỳ sự thiếu hụt dinh dưỡng nào cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ. Vậy bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh? Hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé
1. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ
Đối với bà bầu, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu. Đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh chóng về thể chất và hệ thần kinh nhất là cột sống và não bộ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu có một chế độ dinh dưỡng tốt, chuẩn khoa học sẽ giúp:
- Đối với thai nhi: Giảm các nguy cơ bị dị tật bẩm sinh giúp bé phát triển toàn diện cả về trí tuệ và cân nặng
- Đối với mẹ bầu: Ngăn ngừa được các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ, kiểm soát cân nặng tốt
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 80% trường hợp sảy thai được ghi nhận là 3 tháng đầu thai kỳ và một trong những nguyên nhân chính dẫn đến điều này chính là bị thiếu hụt vi chất do chế độ ăn chưa hợp lý. Vì thế, để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp việc mẹ bầu nhận biết được nên ăn gì và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ là bước không thể thiếu.
2. Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều thay đổi lớn để sẵn sàng cho sự phát triển của thai nhi. Nhu cầu dinh dưỡng ở giai đoạn này cũng tăng cao đáng kể, đòi hỏi mẹ bầu phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn uống các thực phẩm lành mạnh, giàu dưỡng chất. Đặc biệt, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ 4 chất dinh dưỡng quan trọng sau:

2.1 Axit folic – Dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ thai nhi
Axit folic là một trong những dưỡng chất quan trọng nhất trong những tuần đầu thai kỳ. Axit folic giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở não và tủy sống. Các bác sĩ thường khuyên, bà bầu nên bổ sung axit folic ngay trong giai đoạn trước khi mang thai và uống đều đặn trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Một số thực phẩm giàu axit folic mẹ bầu có thể bổ sung trong bữa ăn hàng ngày gồm: Rau cải xanh, bông cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, cam, quýt, bơ,…
2.2 Protein – Xây dựng cơ thể thai nhi
Protein rất quan trọng trong việc hình thành tế bào, hồng cầu và phát triển cơ bản của bé. Nó đóng vai trò trung tâm trung tâm giúp cơ bắp và các mô khác của thai nhi phát triển toàn diện.
Một số thực phẩm giàu protein có thể kể đến như: Thịt gà, thịt bò, cá hồi, trứng, sữa, các loại đậu, Hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, điều, mè đen).
2.3 Canxi – Hình thành xương và răng cho thai nhi
Canxi là thành phần thiết yếu giúp xương, răng của bé phát triển. Đối với sức khỏe của người mẹ, canxi có tác dụng duy trì chức năng thần kinh và phát triển các cơ. Ngoài ra, thiếu canxi mẹ có thể bị loãng xương.
Một số thực phẩm giàu canxi mẹ nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày gồm: Sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai), cá hồi, tôm, các loại hải sản, hạnh nhân, hạt chia, rau ngót.
2.4 Sắt – Ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ
Sắt có vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu và vận chuyển oxy tới các tế bào của mẹ và con. Mẹ mang thai, nhu cầu bổ sung sắt tăng lên đáng kể để tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu giúp giảm mệt mỏi và hoa mắt chóng mặt trong thai kỳ.
Bổ sung sắt tự nhiên, hoặc mẹ bầu thiếu máu có thể ăn thêm các thực phẩm như: Thịt bò, gan động vật, các loại đậu, rau bina, trứng gà, hạt hạt điều, hạt mè.
Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thêm các chất như: Folate (vitamin B9), Choline, Vitamin D, DHA,… để đảm bảo sức khỏe và giúp bé phát triển toàn diện nhất.
3. Gợi ý các thực phẩm mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn
3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì? Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Để cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất trên, ngoài sử dụng các loại viên nén, thực phẩm chức năng,… mẹ bầu 3 tháng đầu có thể bổ sung dinh dưỡng hoàn toàn từ các loại thực phẩm tự nhiên hoặc các chế phẩm lành mạnh như:
- Rau xanh và trái cây: Rau chân vịt, bông cải xanh, bưởi, cam
- Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, cám trứng, đậu lăng, đậu nành
- Thực phẩm giàu axit folic: Rau bina, đậu pinto, đậu đen, cam, chanh
- Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt, các loại ngũ cốc dinh dưỡng
- Sản phẩm từ sữa: Sữa chua, phomai,…
Mẹ có thể tham khảo tháp dinh dưỡng dưới đây để xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học nhất:

4. Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
3 tháng đầu thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất) là thời kỳ vô cùng nhạy cảm. Nếu mẹ bầu không có chế độ dinh dưỡng phù hợp, thai nhi rất dễ phải đối mặt với nguy cơ tổn thương cao hoặc bị dị tật.

Vậy mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu này? Đây là câu trả lời:
- Thực phẩm sống, tái: Các loại thực phẩm như: Sushi, gỏi cá, thịt tái,… có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Nếu mẹ bầu ăn các thực phẩm này có thể bị nhiễm khuẩn hoặc giun sán. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của thai nhi. Do đó, trong suốt thai kỳ mẹ bầu nên tuân thủ nguyên tắc ăn chín – uống sôi
- Các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân: Một số loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá kiếm,… mẹ bầu nên tránh để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Các chất kích thích: Cà phê, rượu, bia,… là những chất kích thích có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh thai nhi. Ngoài ra, khi tiêu thụ quá mức các loại chất này sẽ khiến mẹ bầu khó ngủ, hồi hộp làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Thực phẩm quá mặn, quá ngọt: Các loại bánh ngọt, nước trái cây đóng hộp, mì gói, hoặc các món ăn mặn… là các loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối và các hóa chất, phụ gia có thể gây ngộ độc, tăng cân, tiểu đường thai kỳ nếu mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều.
Ngoài ra, theo lời khuyên từ ông bà ta, mẹ bầu 3 tháng đầu nên tránh ăn các loại như: Đu đủ xanh, thơm (dứa), nhãn, khoai tây mọc mầm xanh, rau sam,…
Như vậy. bầu 3 tháng đầu nên ăn những thực phẩm giàu dưỡng chất như axit folic, protein, canxi và sắt để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi. Đồng thời, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, không tốt cho sức khỏe để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất. Mẹ hãy duy trì chế độ ăn uống khoa học kết hợp vận động nhẹ nhàng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Hy vọng các thông tin Moaz BéBé chia sẻ thật sự hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi Moaz BéBé thường xuyên để cập nhật các tin tức mới nhất nhé!.