Bà bầu ăn củ năng được không? Các lợi ích bất ngờ từ củ năng đối với mẹ bầu
Củ năng hay còn gọi là củ mã thầy là loại củ sạch thường được sử dụng trong nhiều món ăn nhờ hương vị thanh mát và giàu dưỡng chất. Vậy, bà bầu ăn củ năng được không? Củ năng có tính mát mẹ bầu ăn nhiều có tốt không? Để giải đáp các thắc mắc trên, hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu các lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn khi mẹ bầu ăn củ năng trong bài viết dưới đây nhé!
1. Bà bầu ăn củ năng được không?
Củ năng có tính mát, có tác dụng hữu hiệu trong việc thanh nhiệt, giải độc cơ thể nên được rất nhiều gia đình yêu thích sử dụng. Đây là loại củ rất đỗi bình dị nhưng được xem như một loại thuốc tốt có tác dụng vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe. Theo nghiên cứu, trong 100g củ năng sẽ cung cấp cho cơ thể 97 calo và các dưỡng chất quan trọng khác như: chất xơ, chất béo, carb, chất đạm, kali, mangan, vitamin B6, riboflavin,… Củ năng được xem là loại củ giải khát bởi trong thành phần chứa tới 74% là nước.
Vậy, bà bầu ăn củ năng được không? Câu trả lời là có. Bởi lẽ, ăn củ năng khi mang thai sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ như: giảm táo bón, tạo cảm giác ngon miệng, hỗ trợ hạ huyết áp, kiểm soát cân nặng mẹ bầu hiệu quả và tốt cho sức khỏe tim mạch.
Tuy nhiên, để củ năng phát huy được tối đa lợi ích và bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu tốt nhất, chúng ta cần chế biến và sử dụng đúng cách. Trong đông y, củ năng là loại củ có tính hàn nên các mẹ bầu cơ thể thuộc tính hư hàn hoặc mắc các bệnh như: sợ lạnh, đại tiện lỏng, chân tay lạnh, dễ bị cảm lạnh hoặc dễ bị đau bụng khi ăn thực phẩm sống, lạnh,… thì nên hạn chế ăn củ năng. Theo đó, dù thèm củ năng đến mấy, mỗi tuần mẹ bầu cũng chỉ nên ăn từ 1- 2 lần với lượng vừa phải.
2. Lợi ích bất ngờ từ củ năng đến sức khỏe mẹ bầu
Củ năng là loại củ bổ dưỡng và thơm ngon. Chúng không chỉ có tác dụng cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể mà còn hỗ trợ chữa trị các bệnh như: đái tháo đường, giảm nguy cơ bị sỏi thận, phục hồi sức khỏe hiệu quả,… Dưới đây là những lợi ích bất ngờ từ củ năng đối với sức khỏe mẹ bầu:
2.1 Cung cấp lượng chất xơ dồi dào, tốt cho tiêu hóa
Trong củ năng có chứa 12% là chất xơ – lượng chất xơ này thích hợp dùng hàng ngày đối với cơ thể mẹ bầu. Nhờ thế mà lượng cholesterol trong máu được giữ ổn định, hệ tiêu hóa được kích thích và hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón – một vấn đề phổ biến trong thai kỳ. Chất xơ cũng giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và duy trì cảm giác no lâu.
2.2 Hỗ trợ điều hòa huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch
Từ xa xưa, củ năng được ông bà ta sử dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh về huyết áp cao. Bởi lẽ, trong củ năng có hàm lượng kali cao giúp cân bằng lượng muối trong cơ thể, từ đó ổn định huyết áp và giảm nguy cơ tiền sản giật. Kali còn hỗ trợ duy trì nhịp tim khỏe mạnh và tăng cường tuần hoàn máu, giảm nguy cơ bị đột quỵ.
2.3 Cung cấp vitamin B6, giảm buồn nôn ốm nghén trong thai kỳ
Vitamin B6 trong củ năng có tác dụng hỗ trợ hệ thần kinh và giúp giảm các triệu chứng ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là một loại vitamin quan trọng trong quá trình hình thành tế bào máu và phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Do đó, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn củ năng để giảm thiểu tình trạng ốm nghén, mệt mỏi trong quá trình mang thai.
2.4 Tăng cường hệ miễn dịch phòng các bệnh nhiễm khuẩn
Củ năng chứa nhiều vitamin C, flavonoids, polyphenolic cùng một số chất chống oxy hóa quan trọng có khả năng ngăn chặn làm ức chế hoạt động của các loại virus và ung thư, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng. Bổ sung đủ vitamin C giúp mẹ bầu tránh cảm cúm và tăng cường khả năng hấp thụ sắt, phục hồi chức năng dạ dày, giảm thiểu tình trạng mất ngủ và khó chịu.
2.5 Thanh nhiệt, giải độc, tăng cảm giác ngon miệng
Củ năng có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, đặc biệt hữu ích cho những bà bầu bị nóng trong, nổi mụn hoặc gặp vấn đề về nhiệt miệng.
Ngoài ra, ăn củ năng sống hoặc ép nước uống còn giúp mẹ bầu tăng cảm giác ngon miệng giải quyết được các vấn đề như chán ăn, kén ăn,…
2.6 Hỗ trợ phát triển xương và răng cho thai nhi
Củ năng chứa nhiều khoáng chất quan trọng như canxi, phốt pho và magie,… giúp hỗ trợ sự phát triển của xương và răng cho thai nhi. Đây là những khoáng chất cần thiết cho sự hình thành hệ xương vững chắc.
2.7 Kiểm soát lượng đường trong máu
Củ năng có chỉ số đường huyết thấp, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Đây là lựa chọn tốt cho những bà bầu có nguy cơ mắc bệnh này.
3. Bầu 3 tháng đầu ăn củ năng được không?
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm, cơ thể mẹ bầu đang trải qua nhiều thay đổi, việc ăn uống cũng cần cẩn trọng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, nhiều chị em thường thắc mắc, bầu 3 tháng đầu ăn củ năng được không?
Dựa vào những lợi ích của củ năng được kể trên, bạn có thể thấy, bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn củ năng, nhưng nên sử dụng với lượng vừa phải. Củ năng có tính hàn, nên nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng hoặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
4. Bà bầu ăn củ năng cần lưu ý gì?
Củ năng là thực phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, khi ăn, mẹ bầu cũng cần nắm được các lưu ý quan trọng dưới đây để bảo vệ sức khỏe tốt nhất:
- Không nên ăn sống: Củ năng sống có thể chứa vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây hại cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Do đó, tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng khi mang thai “ăn chín – uống sôi” mẹ bầu cần nấu chín củ năng trước khi sử dụng.
- Không nên ăn quá nhiều: Củ năng có tính hàn, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa. Mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2-3 lần/tuần và không ăn quá nhiều trong một lần.
- Kết hợp với thực phẩm khác: Để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bà bầu nên kết hợp củ năng với các thực phẩm khác như thịt, cá, hoặc hạt sen để cân bằng dinh dưỡng và tránh tác dụng lạnh bụng.
- Lựa chọn củ năng tươi: Củ năng tươi thường có màu sáng, không bị dập nát hay có mùi lạ. Tránh sử dụng củ năng có dấu hiệu thâm đen, mềm nhũn hoặc bị mốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Rửa sạch và gọt vỏ trước khi chế biến: Củ năng thường mọc trong bùn nên có thể chứa tạp chất và vi khuẩn. Trước khi sử dụng, cần rửa sạch, gọt vỏ và ngâm nước muối loãng để loại bỏ chất bẩn.
- Không nên ăn củ năng khi đang bị rối loạn tiêu hóa: Nếu mẹ bầu đang bị tiêu chảy, đầy bụng hoặc lạnh bụng, nên tránh ăn củ năng để không làm tình trạng trầm trọng hơn.
5. Các món ăn ngon, bổ dưỡng từ củ năng cho bà bầu
Ở Việt nam, củ năng rất dễ tìm, mẹ bầu có thể chế biến củ năng thành nhiều món khác nhau để thay đổi khẩu vị. Mẹ bầu có thể nướng, luộc, chiên, ngâm chua hoặc làm kẹo, nấu chè ,… đều được.
Dưới đây là một số món ăn ngon với củ năng hợp với mẹ bầu:
- Chè củ năng hạt sen
- Canh gà hầm củ năng
- Nước đun củ năng
- Củ năng xào tôm
- Súp củ năng thịt bằm
Đọc đến đây có lẽ bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: “bầu ăn củ năng được không?” Câu trả lời là có. Củ năng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu nhưng cũng đừng vì thế mà lạm dụng, mẹ bầu cần ăn đúng cách, đủ lượng để tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào, hãy dành thời gian tìm hiểu hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Hy vọng, các thông tin Moaz BéBé chia sẻ phía trên thực sự hữu ích với bạn.