SELECT MENU

Bầu ăn khoai lang được không? 7 lợi ích “bất ngờ” cho mẹ bầu

Cao Thao - - 15

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần được chăm sóc chế độ dinh dưỡng đặc biệt để mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt. Một trong những thực phẩm được nhiều mẹ bầu quan tâm đó là khoai lang. Vậy bầu ăn khoai lang được không? Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn khoai lang không? Câu trả lời đã có trong bài viết dưới đây, hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu ngay nhé!

1. Các thành phần dinh dưỡng trong khoai lang

Khoai lang là loại củ ngọt được phát triển trong lòng đất và có nhiều kích cỡ, màu sắc khác nhau tùy vào từng giống. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khoai lang là loại thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng với nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm:

Các thành phần dinh dưỡng trong khoai lang

Hàm lượng dinh dưỡng của khoai lang

  • Vitamin A (Beta-carotene): Hỗ trợ phát triển mắt, xương và hệ miễn dịch cho thai nhi.
  • Vitamin C: Tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, hỗ trợ hấp thụ sắt.
  • Chất xơ: Cải thiện đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
  • Kali: Cân bằng điện giải, giảm phù nề, giảm nguy cơ chuột rút.
  • Sắt: Giúp ngăn ngừa thiếu máu.
  • Chất chống oxy hóa: Tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi các loại vi khuẩn, virus gây bệnh

Với thành phần các chất dinh dưỡng kể trên, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn khoai lang trong mọi giai đoạn của thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên ăn với lượng phù hợp, không nên ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe và gây thừa chất cho thai nhi.

2. Mẹ bầu ăn khoai lang có tốt không?

Câu trả lời là có. Để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh ngoài việc tạo cho mình lối sống khoa học thì chế độ dinh dưỡng mẹ cũng cần chú ý. Theo chia sẻ từ nhiều chuyên gia dinh dưỡng, trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên bổ sung khoai lang vào thực đơn của mình.

Mẹ bầu ăn khoai lang có tốt không?

Mẹ bầu ăn khoai lang có tốt không?

Dưới đây là một số lý do giải thích vì sao nên bổ sung khoai lang vào chế độ ăn của mẹ bầu:

2.1 Hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón

Khoai lang chứa lượng chất xơ dồi dào, giúp kích thích nhu động ruột, cải thiện hệ tiêu hóa và làm mềm phân. Từ đó làm giảm tình trạng táo bón – một trong những vấn đề thường gặp nhất của phụ nữ khi mang thai. Mẹ bầu có thể ăn khoai lang mỗi ngày nhưng với lượng vừa đủ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất.

2.2 Bổ sung vitamin A tự nhiên

Thành phần Beta-carotene trong khoai lang khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Chất này có tác dụng sản sinh ra các tế bào bạch cầu giúp chống lại các virus gây bệnh hiệu quả, hỗ trợ phát triển hệ thần kinh, thị giác và tăng cường hệ miễn dịch của thai nhi.

2.3 Kiểm soát đường huyết hiệu quả

Có thể mẹ không biết, dù có vị ngọt tự nhiên, nhưng chỉ số đường huyết (GI) của khoai lang khá thấp so với các loại thực phẩm giàu tinh bột khác. Nhờ đó, khoai lang giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả, đặc biệt có lợi cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

2.4 Hỗ trợ miễn dịch

Nhờ vào lượng vitamin C, vitamin D, sắt,.. và chất chống oxy hóa cao, mẹ bầu ăn khoai lang mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ mẹ bầu khỏi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh, tránh được các bệnh thông thường như: cảm cúm, sốt, dị ứng,… do thay đổi thời tiết.

2.5 Giảm chứng phù nề khi mang thai

Trong khoai lang có hàm lượng kali dồi dào, ước tính trong 100g khoai lang có tới 337mg kali. Mẹ bầu ăn khoai lang sẽ giúp cân bằng lượng nước trong cơ thể, giảm hiện tượng phù nề thường gặp trong thai kỳ và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Mẹ bầu ăn khoai lang có tốt không? 

Những lợi ích khi mẹ bầu ăn khoai lang mỗi ngày

2.6 Giúp thai nhi phát triển chiều cao

Khoai lang được đánh giá là loại rau củ chứa nhiều canxi – thành phần dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao, hệ răng, xương của trẻ. Theo một số nghiên cứu, trung bình 1 củ khoai lang tươi có chứa 55mg canxi. Do đó, mẹ bầu ăn khoai lang hàng ngày sẽ nạp vào cơ thể một lượng canxi dồi dào, không chỉ giúp thai nhi phát triển tốt mà còn tránh được các dị tật về xương sau này.

2.7 Giúp thai nhi phát triển tăng cân đều

Trong khoai lang có nhiều dưỡng chất quan trọng như: tinh bột, protein, chất xơ, các loại vitamin,…. Khi ăn khoai lang mỗi ngày cơ thể mẹ bầu sẽ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nhờ thế mà thai nhi được phát triển toàn diện, tăng cân đều.

3. Mẹ bầu ăn khoai lang như thế nào là tốt?

Khoai lang là thực phẩm rất tốt cho cơ thể, nhưng chúng ta cũng cần ăn đúng cách – đủ lượng để tránh các rủi ro gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé.

3.1 Mẹ bầu nên ăn bao nhiêu khoai lang mỗi ngày?

Khoai lang là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và an toàn đối với bà bầu, nhưng ăn bao nhiêu là đủ? có nên ăn nhiều không? Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.

Mẹ bầu nên ăn bao nhiêu khoai lang mỗi ngày?

Mẹ bầu nên ăn bao nhiêu khoai lang mỗi ngày

Câu trả lời: Mẹ bầu có thể ăn khoảng 100 – 150g khoai lang (tương đương 1 củ vừa) mỗi ngày để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà không gây ảnh hưởng đến lượng tinh bột trong khẩu phần ăn.

3.2 Các cách chế biến khoai lang tốt cho mẹ bầu

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể ăn thêm khoai lang để cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Khoai lang mẹ có thể chế biến thành đa dạng các món ăn để thay đổi khẩu vị, kích thích ăn ngon như:

  • Khoai lang luộc/hấp: Giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và tốt cho tiêu hóa.
  • Khoai lang nướng: Giúp giữ nguyên hương vị tự nhiên, dễ tiêu hóa.
  • Cháo khoai lang: Kết hợp với gạo lứt, đậu xanh để tăng cường dưỡng chất.
  • Súp khoai lang: Dễ ăn, thích hợp cho mẹ bầu ốm nghén.

4. Lưu ý quan trọng khi mẹ bầu ăn khoai lang

  • Không ăn khoai lang sống: Trong khoai lang có chứa hàm lượng tinh bột cao. Nếu không được nấu chín, mẹ bầu ăn sống có thể gây khó tiêu, đầy bụng. Ngoài ra, khoai lang không được tiêu hóa hoàn toàn sẽ khiến mẹ khó chịu.
  • Không ăn quá nhiều trong một bữa: Mặc dù khoai lang giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả, nhưng vẫn có lượng đường nhất định nên để tránh tăng lượng đường huyết đột ngột, mẹ bầu chỉ ăn ở mức vừa đủ, không nên ăn quá nhiều.
  • Không ăn vào buổi tối: Đây cũng là lời giải đáp cho câu hỏi “bầu ăn khoai lang vào lúc nào?”. Trong khoai lang, hàm lượng canxi cao phải mất khoảng 4 giờ đồng hồ để cơ thể hấp thụ. Do đó, mẹ bầu nên ăn khoai lang vào buổi sáng hoặc trưa, đến bữa tiếp theo lượng canxi được hấp thụ hết sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm trong bữa ăn đó.
Lưu ý quan trọng khi mẹ bầu ăn khoai lang 

Mẹ bầu ăn khoai lang vào khoảng thời gian nào tốt nhất?

  • Kết hợp với thực phẩm giàu protein (trứng, sữa, thịt cá,…): Tuy khoai lang có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho bà bầu nhưng bạn vẫn nên ăn kết hợp với nhiều loại thức ăn khác để cơ thể không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Mẹ bầu nên kết hợp khoai lang với các loại rau củ quả, thịt gà, thịt lợn,…để cân bằng dinh dưỡng.
  • Không ăn khoai lang với cà pháo, dưa muối,… những thực phẩm lên men: Bởi lẽ chúng sản sinh ra axit khi nạp vào cơ thể sẽ gây tác động xấu tới dạ dày.
  • Không nên ăn khoai lang với hồng: Lượng đường trong khoai lang lên men khi kết hợp với chất tannin, pectin trong hồng sẽ xảy ra phản ứng kết tủa có thể dẫn đến viêm loét dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm.

5. Mẹ bầu ăn khoai lang – các câu hỏi thường gặp

5.1 Bầu 3 tháng ăn khoai lang được không?

Câu trả lời: có, mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn khoai lang. Khoai lang giúp giảm tình trạng mệt mỏi do ốm nghén và bổ sung folate giúp hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

5.2 Bầu ăn khoai lang nhiều có bị tiểu đường thai kỳ không?

Câu trả lời: Không, nếu mẹ bầu ăn với lượng vừa phải. Khoai lang có chỉ số đường huyết thấp hơn so với cơm hoặc bánh mì trắng, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

5.3 Ăn khoai lang có bị đầy hơi không?

Khoai lang có thể gây đầy bụng nếu ăn quá nhiều hoặc ăn lúc đói. Để tránh tình trạng này, mẹ bầu nên ăn khoai lang vào bữa sáng hoặc trưa thay vì buổi tối.

Vậy, bầu ăn khoai lang được không? Câu trả lời là có! Khoai lang không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng, mà còn giúp mẹ bầu giảm táo bón, kiểm soát đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch và bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần ăn khoai lang với lượng vừa phải, chế biến đúng cách để tận dụng tối đa lợi ích mà không gây tác dụng phụ. Hy vọng các thông tin Moaz BéBé chia sẻ phía trên đã giúp mẹ bầu xây dựng được thực đơn tốt nhất cho mình. Mẹ có thai kỳ khỏe mạnh!

>>Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu nên và không nên ăn gì? Thực phẩm tốt nhất cho mẹ

Hy vọng bài viết này giúp các mẹ bầu có thêm kiến thức để xây dựng thực đơn dinh dưỡng an toàn và khoa học trong thai kỳ!

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý