Bầu ăn rau lang được không? Những lợi ích và lưu ý cho mẹ bầu
Rau lang có thế chế biến thành nhiều món ăn ngon, cũng như mang lại những lợi ích lớn cho sức khỏe. Mặc dù vậy, gia đình có phụ nữ mang thai vẫn rất lo lắng, không biết bà bầu ăn rau lang được không, hay là cần chú ý gì khi ăn rau lang trong thai kỳ. Để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và tối ưu hiệu quả sử dụng rau lang, các ba mẹ có thể tham khảo những chia sẻ sau từ Moaz BéBé.
1. Giới thiệu về rau lang và tầm quan trọng của dinh dưỡng trong thai kỳ
Rau lang có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho sức khỏe. Có thể nói đây một nguồn dinh dưỡng quý báu, nên ăn để bảo vệ sức khỏe. Trong đó phải kể đến:
- Trong rau lang có chứa một lượng lớn beta-carotene, có khả năng chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Đây là loại Vitamin có vai trò quan trọng với sự phát triển của mắt, giúp tăng sức đề kháng và duy trì da và niêm mạc khỏe mạnh.
- Rau lang có rất nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình làm liền vết thương và hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng hơn.
- Trong rau lang có chứa nhiều Vitamin K, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và duy trì sức khỏe xương.
- Axit folic có nhiều trong rau lang, đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo sự phát triển và hình thành dịch não ở thai nhi, ngăn ngừa các khuyết tật dị tật ống thần kinh.
- Rau lang chứa nhiều chất xơ, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát cân nặng.
- Ngoài những dưỡng chất trên, rau lang còn có thể bổ sung canxi, kali, sắt và mangan cho mẹ bầu, có tác dụng hỗ trợ sự phát triển và chắc khỏe cho cơ bắp, xương và chức năng tim mạch.
Dưới đây là hàm lượng dinh dưỡng của rau lang theo USDA tính toán, được áp dụng cho 100g lá rau lang luộc chín.
Lượng calo: 35;
Carb: 22,7g;
Chất đạm: 4,0g;
Chất béo: 0,3g;
Chất xơ: 2,0g;
Vitamin A: 1.028 IU (21% DV);
Vitamin K: 69,5 mcg (87% DV);
Vitamin C: 11,0 mg (18% DV);
Magie: 61,0 mg (15% DV);
Kali: 518 mg (15% DV).
2. Bầu ăn rau lang được không?
Theo những nghiên cứu khoa học hiện đại, rau lang có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức của mẹ bầu. Vì thế, bà bầu nên ăn rau lang, với lượng vừa đủ để nhận được những dưỡng chất cần thiết như là:
2.1 Giảm nôn nghén trong những tháng đầu
Trong rau lang có chứa hàm lượng khá cao Vitamin B6, có tác dụng giúp các mẹ bầu giảm tình trạng buồn nôn trong 3 tháng đầu, đồng thời khiến các mẹ ăn uống ngon miệng hơn. Nhờ ăn uống ngon miệng, mẹ bầu dễ dàng hấp thụ những dưỡng chất cần thiết để thai nhi phát triển và bảo vệ sức khỏe của mẹ.
2.2 Chống táo bón
Trong rau lang có chứa nhiều chất xơ, nên có thể hỗ trợ mẹ bầu không còn gặp phải nỗi lo táo bón trong quá trình mang thai nữa. Loại rau này rất phù hợp với những mẹ bầu đang gặp phải tình trạng táo bón trong những tháng cuối thai kỳ.
2.3 Hạn chế đái tháo đường thai kỳ
Một tác dụng cực kỳ lớn của rau lang chính là ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ. Nếu mẹ bầu ăn rau lang đều đặn sẽ ổn định đường huyết, hạn chế nguy cơ bị đường huyết cao, tránh dẫn đến đái tháo đường trong lúc mang thai.
2.4 Thanh nhiệt cơ thể
Rau lang có tính mát nên có nhiều mẹ bầu không dám ăn, sợ lạnh bụng và rối loạn tiêu hóa. Trên thực tế là nếu ăn với lượng vừa phải thì rau lang sẽ hỗ trợ mẹ bầu thanh nhiệt cơ thể, để khi mang thai cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
2.5 Giảm bớt tình trạng ốm nghén
Trong rau lang có chứa rất nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm những cơn buồn nôn và tình trạng ốm nghén nặng ở những tháng đầu thai kỳ cho phụ nữ. Do đó mẹ bầu có thể thêm rau lang vào thực đơn của mình để có cảm giác ngon miệng và giảm buồn nôn.
2.6 Lợi sữa
Rau lang có khả năng kích thích sữa về nhiều, nên rất có lợi cho các mẹ sau sinh và đang cho con bú.
2.7 Những công dụng khác
Theo các quan điểm trong Đông y, rau lang có tính bình, vị ngọt nhẹ, không độc, ích khí, bổ hư tổn, kiện tỳ vị, bổ thận âm, nhuận tràng. Nhìn chung đều có những lợi ích lớn cho mẹ bầu.
Ăn rau lang một cách phù hợp sẽ giúp mẹ bầu nhận được nhiều loại khoáng chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, rau lang có hương vị thơm ngọt tự nhiên, cùng cách chế biến dễ dàng, nên mẹ bầu có thể ăn ngon miệng, không còn bị ám ảnh bởi những cơn ốm nghén.
3. Bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không
Vì mẹ bầu 3 tháng đầu có nhiều thay đổi đột ngột trong cơ thể, rất nhạy cảm và yếu ớt, nên trước khi ăn bất cứ thứ gì cũng phải cẩn trọng. Nhiều người băn khoăn không rõ có nên cho bà bầu 3 tháng đầu ăn rau lang hay không. Và theo các bác sĩ thì loại rau này vẫn phù hợp với mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn sống rau lang mà phải được chế biến đúng cách, chín và không chứa nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, cũng phải cân nhắc kỹ càng về lượng rau lang ăn mỗi ngày để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé.
4. Mẹ bầu ăn rau lang nhiều có sao không? một số điều cần lưu ý
Mặc dù rau lang là loại rau giàu chất xơ và nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều rau lang và cần phải ăn đúng cách. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi mẹ bầu ăn quá nhiều rau lang:
- Ăn quá nhiều rau lang dễ gây hạ đường huyết: Rau lang có thể làm giảm lượng đường trong máu, nếu mẹ ăn quá mức có thể gây mệt mỏi, chóng mặt.
- Do nhiều chất xơ, ăn quá nhiều rau lang có thể gây khó tiêu, chướng bụng.
- Không nên ăn rau lang sống hoặc còn sống tái. Rau lang sống có thể chứa vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây hại cho thai kỳ.
Mẹ bầu ăn rau lang cần lưu ý gì?
Chỉ nên ăn 2–3 lần/tuần, mỗi lần một lượng vừa phải.
Không ăn rau lang lúc đói bụng, vì có thể gây cồn ruột, mệt mỏi.
Nên nấu chín kỹ, tránh ăn sống hoặc chưa chín hoàn toàn.
Kết hợp rau lang với thực phẩm khác, không nên ăn duy nhất một loại rau quá thường xuyên.
5. Một số món ngon từ rau lang cho mẹ bầu
Dưới đây là một số món ngon từ rau lang vừa dễ làm, vừa bổ dưỡng, rất phù hợp cho mẹ bầu trong thai kỳ:
5.1 Canh rau lang nấu tôm
Nguyên liệu: Rau lang non, tôm tươi bóc vỏ, hành tím, gia vị.
Cách làm: Phi thơm hành, cho tôm vào xào săn rồi đổ nước vào. Khi nước sôi, cho rau lang vào, nêm nếm vừa ăn.
Đây là món ăn giàu đạm, canxi và chất xơ – rất tốt cho hệ tiêu hóa và xương khớp của mẹ.
5.2 Rau lang luộc chấm nước cá kho hoặc mắm trứng
Nguyên liệu: Rau lang non, nước mắm ngon, trứng luộc hoặc cá kho.
Cách làm: Luộc rau lang vừa chín tới, chấm kèm với nước mắm trứng hoặc cá kho.
Món ăn này đơn giản, dễ tiêu hóa, giúp bổ sung vitamin A, C và chất sắt.
5.3 Rau lang xào tỏi
Nguyên liệu: Rau lang, tỏi, dầu ăn, muối.
Cách làm: Phi thơm tỏi, cho rau lang vào xào lửa lớn, nêm nhẹ muối, đảo đều tay cho rau chín tới.
Tỏi giúp tăng sức đề kháng, rau lang hỗ trợ nhuận tràng hiệu quả.
5.4 Rau lang trộn mè rang
Nguyên liệu: Rau lang luộc, mè rang (vừng), nước mắm chua ngọt.
Cách làm: Trộn rau lang luộc với mè rang và nước mắm pha loãng, thêm tỏi ớt tùy khẩu vị.
Đây là món chay nhẹ nhàng, dễ ăn, cung cấp nhiều chất xơ và khoáng chất.
5.5 Cháo rau lang thịt bằm
Nguyên liệu: Gạo, thịt nạc bằm, rau lang, hành tím.
Cách làm: Nấu cháo trắng, cho thịt bằm và rau lang cắt nhỏ vào nấu cùng, nêm nhạt.
Món ăn này thích hợp cho mẹ bầu bị ốm nghén, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.
Bài viết trên chắc hẳn đã giúp ba mẹ giải đáp được thắc mắc “Bầu ăn rau lang được không?” Có thể thấy rằng rau lang sở hữu nhiều ưu điểm và cung cấp những chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Mẹ bầu có thể ăn rau lang để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết, nhưng phải đảm bảo ăn đúng cách, liều lượng vừa đủ và nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn rằng cơ địa mình phù hợp.