Bầu ăn rau muống được không? Những lợi ích và lưu ý cho mẹ bầu
Những món ăn với rau muống rất ngon miệng và hấp dẫn nhiều người. Tuy nhiên rau muống có tính nóng nên có nhiều gia đình cho rằng phụ nữ không được ăn khi mang thai. Vậy theo các chuyên gia thì bà bầu ăn rau muống được không? Hãy cùng Moaz BéBé đi tìm lời giải đáp ngay.
1. Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của rau muống
Rau muống là một cây thân thảo, mọc bò trên mặt nước hoặc mặt đất, bùn, sình lầy. Rau muống có thân dài và rỗng, được trồng tại nhiều vườn rau của Việt Nam, hoặc mọc hoang tự do. Đây là một trong những loại rau ăn phổ biến ở Việt Nam và có nhiều người yêu thích.
Rau muống hấp dẫn không chỉ nhờ vào hướng vị ngon miệng, mà còn nhờ giá trị dinh dưỡng cao. Trong rau muống có chứa nhiều vitamin như vitamin A, B, C, canxi, phospho và đặc biệt là hàm lượng chất sắt dồi dào, phù hợp với những người thiếu sắt và cần được bổ sung.
Theo thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g rau muống có chứa:
Calo (kcal) | 18 |
Lipid | 0,2 g |
Cholesterol | 0 mg |
Natri | 113 mg |
Kali | 312 mg |
Carbohydrate | 3,1 g |
Chất xơ | 2,1 g |
Protein | 2,6 g |
Vitamin C | 55 mg |
Sắt | 1,7 mg |
Vitamin B6 | 0,1 mg |
Magnesi | 71 mg |
Calci | 77 mg |
Vitamin D | 0 IU |
Vitamin B12 | 0 µg |
2. Bầu ăn rau muống được không?
Rau củ quả là những loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của các mẹ bầu, vì khả năng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, chất xơ, rất cần thiết khi mẹ bầu thường gặp phải tình trạng táo bón khi mang thai. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.
Trong đó, rau muống thường xuyên được đưa vào câu hỏi bà bầu ăn rau muống được không. Nhiều người sợ rằng cho mẹ bầu ăn rau muống thì sinh con dễ chậm lành vết thương hoặc là bị lồi rốn.
Thế nhưng, trái với các quan niệm dân gian không có cơ sở khoa học, thì các chuyên gia chăm sóc sức khỏe mẹ và bé cho rằng, trong rau muống có chứa rất nhiều acid folic tự nhiên tốt cho sức khỏe. Đây vốn là một chất cần thiết với phụ nữ mang thai, vì có khả năng hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
2.1 Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, mẹ cần nhiều dinh dưỡng để cơ thể thai nhi phát triển mạnh mẽ và bảo vệ sức khỏe của mẹ. Rau muống có nhiều vitamin A, C, sắt và các chất xơ, là một loại thực phẩm sẽ giúp hỗ trợ sức khỏe của mẹ bầu, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện hệ tiêu hóa.
Đặc biệt là rau muống có khả năng thúc đẩy sự hấp thụ sắt, giúp bổ sung sắt cho mẹ bầu. Vậy nên, rau muống có nhiều lợi ích cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên. Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng khuyên rằng nếu mẹ bầu 3 tháng đầu không có sức khỏe tốt thì tuyệt đối không nên ăn rau muống.
Đối với các mẹ bầu khỏe mạnh cũng phải thận trọng khi chế biến và nấu rau muống. Gia đình cần rửa sạch dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn và các vi khuẩn đang bám trên rau muống. Sau đó nên luộc thay vì xào để giảm lượng dầu mỡ cũng như giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất cho mẹ bầu. Ngoài ra, gia đình cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa rau muống vào thực đơn ăn uống của phụ nữ mang thai.
>> Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu nên và không nên ăn gì? Thực phẩm tốt nhất cho mẹ
2.2 Bầu 3 tháng giữa ăn rau muống được không?
Tương tự như 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa vẫn có thể ăn rau muống. Ở giai đoạn này, mẹ bầu dễ bị thiếu máu do nhu cầu sắt tăng cao. Rau muống giúp bổ sung sắt tự nhiên, hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu. Chất xơ trong rau còn giúp cải thiện tình trạng táo bón thường gặp khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn với lượng vừa phải và lưu ý không ăn quá nhiều để tránh gây đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời không ăn sống hoặc chưa nấu chín kỹ, để tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn.
Ngoài ra, nếu bị đau nhức xương khớp thì không nên ăn để tránh bị lắng đọng canxi. Đối với những mẹ bầu thiếu canxi hoặc có tiền sử sỏi thận, cũng không nên ăn rau muống, do trong loại rau này có chứa oxalat là chất cản trở hấp thu canxi.
2.3 Bầu 3 tháng cuối ăn rau muống được không?
Theo các bác sĩ chia sẻ, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối cũng có thể ăn rau muống. Lượng chất xơ dồi dào trong rau muống giúp mẹ bầu cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón – tình trạng thường gặp trong giai đoạn cuối thai kỳ. Rau muống còn có tính mát, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu nhẹ, hỗ trợ giảm phù nề chân tay. Đặc biệt, nhờ vitamin C và beta-carotene, loại rau này giúp mẹ tăng cường miễn dịch, phòng tránh cảm cúm, giữ cơ thể khỏe mạnh sẵn sàng cho quá trình sinh nở. Nhưng mẹ bầu cần chú ý lượng rau muống ăn vào và đảm bảo chế biến đúng cách, để an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Bên cạnh đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng và an toàn.
3. Lợi ích của việc ăn rau muống đối với bà bầu
Khi ăn rau muống đúng cách, mẹ bầu sẽ nhận được nhiều lợi ích lớn cho sức khỏe, trong đó phải kể đến:
- Trong rau muống có chứa rất nhiều acid folic, có tác dụng giúp phòng ngừa sinh non và giảm những dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
- Sắt là thành phần có nhiều trong rau muống, rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai.
- Rau muống chứa hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn những vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Khi ăn đúng lượng cho phép, rau muống sẽ giúp mẹ bầu nhuận tràng, chống táo bón khi mang thai.
- Cứ 100gam rau muống cung cấp khoảng 100mg canxi, là một loại chất khoáng rất cần cho sự phát triển xương và răng của thai nhi. Ngoài ra, canxi còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa chứng loãng xương sau khi sinh.
- Trong rau muống có chứa hàm lượng vitamin A lớn, tốt cho khả năng phát triển thị lực, ngăn chặn nguy cơ bị bệnh đục thủy tinh thể.
- Ăn rau muống khi mang thai đúng cách còn giúp giảm đau nhức toàn thân, do sự tăng trọng và thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Nguyên nhân là vì rau muống có chứa glycolipid, có lợi cho sức khỏe.
- Mẹ bầu ăn rau muống sẽ tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, chống lại những bệnh nhiễm trùng.
- Rau muống chứa vitamin C, beta-carotene, có tác dụng chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do, vốn là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh mạn tính khác.
4. Những rủi ro và lưu ý khi bà bầu ăn rau muống
Nếu mẹ bầu ăn rau muống không đúng cách sẽ gặp phải các vấn đề sức khỏe, trong đó phải kể đến:
- Chế biến không đúng, nhất là nếu không rửa sạch và nấu chín thì có nguy cơ nhiễm sán cao.
- Bà bầu tuyệt đối không được ăn gỏi rau muống.
- Rau muống có thể chứa hóa chất nếu mua từ những nơi không đủ uy tín, do đó cần phải chế biến thật sạch, ngâm nước muối và rửa lại nhiều lần dưới vòi nước sạch để chống ngộ độc thức ăn.
- Không uống sữa và ăn rau muống với nhau, do 2 thực phẩm này sẽ cản trở việc hấp thụ canxi vào cơ thể.
- Các mẹ bầu đang bị vết thương ngoài da thì không nên ăn rau muống, bởi chúng sẽ kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi và gây mất thẩm mỹ.
- Người bị bệnh gout không nên ăn nhiều rau muống, do loại rau này có chứa nhiều đạm thực vật.
- Bà bầu đang bị suy nhược cơ thể hay đang gặp các vấn đề về đường tiêu hóa không nên ăn rau muống.
- Một tuần chỉ nên ăn 2 – 3 bữa có rau muống.
5. Hướng dẫn chế biến rau muống an toàn cho bà bầu
Rau muống là món ăn quen thuộc, giàu sắt, vitamin và chất xơ, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn và giữ trọn giá trị dinh dưỡng.
5.1 Chọn rau muống tươi sạch
Khi chọn rau muống, mẹ nên ưu tiên những bó rau có màu xanh tươi, thân nhỏ, không bị dập nát. Tránh mua rau quá to, ngọn úa vàng hoặc có dấu hiệu lạ. Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên mua rau muống ở các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị hoặc rau hữu cơ, tránh nguy cơ rau nhiễm hóa chất.
5.2 Sơ chế rau muống đúng cách
Trước khi chế biến, mẹ bầu cần nhặt bỏ những lá úa, phần già và rửa rau nhiều lần dưới vòi nước chảy. Để loại bỏ thuốc trừ sâu và ký sinh trùng còn sót lại, nên ngâm rau trong nước muối loãng khoảng 10-15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo.
5.3 Chế biến rau muống đảm bảo dinh dưỡng
Có nhiều cách chế biến rau muống vừa ngon miệng vừa giữ được dinh dưỡng:
Rau muống luộc: Nấu nước thật sôi, cho thêm chút muối để rau xanh và giòn. Tránh luộc quá lâu vì sẽ làm mất vitamin và rau dễ bị nhũn.
Rau muống xào tỏi: Phi tỏi thơm với một ít dầu, sau đó cho rau vào đảo nhanh tay trên lửa lớn để giữ độ giòn, tránh xào quá kỹ làm rau nhũn, mất vị ngon.
Nấu canh rau muống: Mẹ có thể nấu canh rau muống cùng tôm, thịt bằm hoặc ngao để món ăn thêm ngọt thanh, giàu dinh dưỡng và đỡ ngán.
Rau muống là món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng cho mẹ bầu, nhưng cần lựa chọn và chế biến cẩn thận để an toàn cho cả mẹ và bé.
>> Xem thêm: 10+ loại rau, trái cây gây sảy thai mẹ bầu cần tránh
Trên đây là đáp án của câu hỏi mẹ bầu ăn rau muống được không. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các chị em trong thời gian mang thai.