SELECT MENU

Bé 3 tuổi, 4 tuổi vẫn bú bình có tốt không?

Cao Thao - - 42

Ở nhiều gia đình, bé 3 tuổi, 4 tuổi vẫn bú bình là tình trạng rất phổ biến. Vậy thói quen này có tốt không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé hay không? Và khi nào nên cai bú bình cho bé?… Hàng loạt các vấn đề liên quan đến việc bú bình của bé khiến mẹ lo lắng và muốn tìm lời giải đáp. Còn chờ gì nữa, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Moaz BéBé nhé!

1. Khi nào nên cai bú bình cho bé?

Khi nào nên cai bú bình cho bé? 

Nên cai bú bình cho bé tốt nhất là khi con được 12 – 18 tháng tuổi

Cai bú bình là việc làm quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thời điểm nên cai bú bình cho bé tốt nhất là khi con được 12 – 18 tháng tuổi. Bởi lẽ, đây là giai đoạn bé đã có thể tự cầm nắm các loại đồ dùng, vật dụng, thức ăn,… Bé có thể tập sử dụng cốc để uống nước, uống sữa mà không quá phụ thuộc vào bình sữa. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ việc bú bình sang uống cốc không phải là việc dễ dàng nên bố mẹ cần kiên nhẫn và đồng hành cùng bé thực hiện dần dần.

Lưu ý, có một số bé phát triển tốt, khả năng cầm nắm của bé linh hoạt hơn, bố mẹ có thể tập cai bú bình cho bé sang uống cốc ngay từ khi bé được 8 – 9 tháng tuổi.

2. Bé 3 tuổi, 4 tuổi vẫn bú bình có tốt không?

Theo các thông tin được chia sẻ phía trên, bạn có thể thấy, bé 3 tuổi, 4 tuổi vẫn bú bình là việc làm không được khuyến khích. Bởi nó mang lại nhiều ảnh hưởng xấu, tiêu cực đến sức khỏe của bé cả về thể chất và tinh thần. Ở giai đoạn này bé cần phát triển nhiều hơn các kỹ năng về cầm nắm và hình thành thói quen tự lập, ăn uống khoa học, tạo nền tảng tốt để xây dựng lối sống lành mạnh cho bé trong tương lai.

Bé 3 tuổi, 4 tuổi vẫn bú bình có tốt không?

Bé 3 – 4 tuổi vẫn bú bình là việc làm không được khuyến khích

2.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

  • Bé bú bình trong thời gian dài tới 3 năm, 4 năm rất dễ bị sâu răng sữa hoặc bị mọc răng lệch. Đặc biệt là với những bé thường bú vào ban đêm không thực hiện việc vệ sinh răng miệng sau khi bú lượng đường từ sữa sẽ lưu lại trên răng là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
  • Việc ngậm núm ti bình lâu ngày cũng khiến cấu trúc nướu và hàm của bé bị ảnh hưởng. Răng thường mọc lệch và ảnh hưởng đến khớp cắn sau này.
  • Bé có thói quen bú bình, ngậm núm ti bình sữa sẽ không tập trung vào việc nhai thức ăn nên việc phát triển cơ hàm của bé cũng bị ảnh hưởng.

2.2 Cản trở kỹ năng ăn uống

  • Khi bé bú bình, sữa, nước hay các loại nước ép dạng lỏng sẽ dễ dàng đi vào dạ dày hơn mà không cần nhai. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của cơ hàm. Dần dần bé sẽ không có kỹ năng nhai cần thiết để ăn các loại thực phẩm rắn..
  • Bé bú bình sữa thường xuyên có xu hướng thích sữa hơn các loại thức ăn khác như cơm, rau, thịt,… Việc này sẽ làm giảm sự đa dạng trong chế độ ăn, có thể thiếu một số chất dinh dưỡng có trong thực phẩm tự nhiên và khiến bé kén ăn hơn.

2.3 Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Bé 3 tuổi, 4 tuổi vẫn bú bình có tốt không?

Bé 3 – 4 tuổi vẫn bú bình gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

  • Khi trẻ bú bình dễ nuốt nhiều không khí gây đầy hơi, đặc biệt là những bé bú bình không đúng cách hoặc sử dụng bình sữa có thiết kế, cấu tạo không phù hợp. Việc này sẽ khiến bé dễ bị chướng bụng và cảm thấy khó chịu và dần biếng ăn.
  • Do bú sữa bình nhiều nên lượng chất xơ con nạp vào cơ thể từ thực phẩm tự nhiên bị giảm. Đây là nguyên nhân chính khiến con dễ bị táo bón, hệ tiêu hóa hoạt động kém.
  • Nếu bé bú bình sữa thường xuyên nhưng bình không được vệ sinh kỹ sẽ khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ khiến bé bị tiêu chảy, đau bụng và nhiễm trùng đường ruột. Đây cũng là lý do vì sao các gia đình có con nhỏ thường xuất hiện chiếc máy tiệt trùng bình sữa thông minh. Đây chính là cách bảo vệ sức khỏe con tốt nhất trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

>>Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh bình sữa sau mỗi lần bú cho bé đúng cách

2.4 Hình thành cho bé thói quen xấu

Trẻ 3 tuổi, 4 tuổi vẫn bú bình không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con mà còn dễ tạo thói quen xấu, ảnh hưởng đến việc phát triển khả năng tự lập của bé:

  • Bé xem việc bú bình là cách xoa dịu cảm giác khi buồn ngủ hoặc mệt mỏi. Như vậy, bé sẽ không học được cách tự an ủi bản thân và kiểm soát cảm xúc
  • Bé bú bình bất cứ khi nào, có thể là lúc trước khi đi ngủ, giữa các bữa ăn chính,… Việc ăn uống không đúng giờ giấc ảnh hưởng đến việc hình thành cho bé nếp sinh hoạt khoa học

3. Cách cai bú bình cho bé 3 tuổi, 4 tuổi hiệu quả

Ba mẹ đang lo lắng làm sao để cai bú bình cho bé 3-4 tuổi một cách dễ dàng và không gây áp lực? Hãy tham khảo ngay những phương pháp hiệu quả dưới đây:

Cách cai bú bình cho bé 3 tuổi, 4 tuổi hiệu quả

Cách cai bú bình cho bé 3 tuổi, 4 tuổi hiệu quả

3.1 Thay đổi thói quen bú bình

Cách tốt nhất để thay đổi thói quen bú bình cho bé là sử dụng các loại cốc chén in hình – màu sắc vui nhộn, bắt mắt. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy thích thú và hợp tác hơn khi tập cho bé thói quen từ bỏ việc bú bình sang uống cốc.

3.2 Khuyến khích bé ăn thức ăn khác

Nếu bé đòi bú bình, mẹ có thể đánh lạc hướng bé bằng cách khuyến khích cho bé ăn các loại thức ăn khác mà bé thích. Do đó, mẹ cần quan sát và theo dõi con thường xuyên để hiểu những điều bé muốn, như vậy việc khuyến khích con bỏ bú bình sẽ hiệu quả hơn

3.3 Khích lệ, tạo phần thưởng cho bé khi bỏ bú bình

Mỗi khi bé sử dụng cốc để uống sữa, mẹ hãy dùng ngôn ngữ cơ thể để cổ vũ và khen ngợi bé hoặc trao cho bé những phần thưởng con đang khao khát có được. Hãy làm cho bé biết nếu con bỏ bú bình con sẽ có được nhiều thứ con muốn.

3.4 Cai bú bình cho bé dần dần

Mẹ không thể đột ngột chuyển đổi cho bé từ bình sang cốc trong ngày một ngày hai mà thường phải mất một khoảng thời gian dài. Đòi hỏi bố mẹ cần kiên trì, nhẫn nại để cùng con để đạt hiệu quả tốt.

Cai bú bình cho bé dần dần 

Cai bú bình đòi hỏi bố mẹ cần kiên trì, nhẫn nại để cùng con

Mẹ có thể giảm dần tần suất bú bình hàng ngày cho bé, đồng thời tăng số lần cho bé uống bằng cốc để con quen dần với việc cầm cốc.

Ví dụ: 1 ngày bé uống 3 bình mẹ có thể giảm dần số lần bé bú bình xuống còn 2 lần dần dần xuống 1 lần và chấm dứt hoàn toàn. Các chuyên gia thường chia sẻ, thời điểm tốt nhất để cho bé bú bình bằng cốc là vào bữa trưa. Duy trì điều đó từ 4 – 7 ngày mẹ tiếp tục chuyển cho bé bú bình sang uống cốc vào bữa tối tiếp đến là vào bữa sáng.

3.5 Tham vấn ý kiến chuyên gia

Nếu áp dụng các giải pháp trên nhưng bé 3 tuổi, 4 tuổi vẫn bú bình, bố mẹ gặp khó khăn trong việc hỗ trợ bé từ bỏ thì hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia gia dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về nhu cầu dinh dưỡng và tâm lý của bé để có phương pháp cai bú bình hiệu quả.

Bé 3 tuổi, 4 tuổi vẫn bú bình là thói quen không tốt, bố mẹ cần giúp con khắc phục tình trạng này để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển của bé. Bố mẹ hãy đồng hành cùng con để giúp con bỏ thói quen này và hình thành nếp sống lành mạnh. Hy vọng những thông tin Moaz BéBé đã giúp bạn giải quyết được các vấn đề đang thắc mắc và có phương án khắc phục kịp thời phù hợp với bé nhà mình. Đừng quên theo dõi các bài viết của Moaz BéBé thường xuyên để cập nhật các tin tức mới, hữu ích nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý