SELECT MENU

Bé bỏ bú bình mẹ phải làm sao? Nguyên nhân & giải pháp

Cao Thao - - 23

Bé đột nhiên bỏ bú bình có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sức khỏe của bé nếu không được xử lý kịp thời. Vậy bé bỏ bú bình phải làm sai? Trong bài viết dưới đây, Moaz BéBé xin chia sẻ một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và đưa ra các giải pháp khắc phục hiệu quả nhất, mời các bạn tham khảo.

1. Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình

>>Xem thêm: Trẻ bỏ bú, bé đói nhưng không chịu bú bình: Mẹ cần làm gì?

Nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình 

Những nguyên nhân khiến bé bỏ bú bình

Thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến bé đột nhiên bỏ bú bình, dưới đây là một số lý do phổ biến:

  • Do bé chưa thực sự đói: Bé bỏ bú bình có thể là do lúc đó bé chưa cảm thấy đói. Bé quấy khóc, tỏ thái độ không hợp tác khi mẹ ép bé bú tiếp là điều hết sức bình thường, bố mẹ không cần quá lo lắng trong trường hợp này.
  • Do bé đang trong giai đoạn mọc răng: Khi bé mọc răng sữa, phần nướu sẽ bị sưng đau hoặc ngứa nên việc bú bình càng trở nên khó khăn và thường sinh ra cáu kỉnh, khó chịu, không chịu bú. Thay vào đó bé sẽ có hành động ngậm và nhai day núm ti.
  • Do bé đã chán với hương vị sữa đang uống: Bé bỏ bú bình có thể là do bé cảm thấy chán ngán với hương vị sữa đang bú và muốn trải nghiệm hương vị mới hấp dẫn hơn. Trong trường hợp này, bé thường có các biểu hiện như tỏ thái độ chán chường, quay mặt đi khi nhìn thấy bình sữa,…
  • Do chuyển đổi thói quen sinh hoạt: Nếu bé đã quen với việc bú mẹ, đang trong giai đoạn tập uống cốc hoặc đang chuyển sang chế độ ăn dặm,… bé có thể sẽ bỏ bú bình khi có hứng thú hơn với việc thay đổi này với các yếu tố mới hấp dẫn hơn như: màu sắc, hương vị, hình dáng,…
  • Do núm ti bình không phù hợp: Núm ti bình quá cứng không mềm mại như núm ti của mẹ sẽ khiến bé cảm thấy không thoải mái khi bú. Ngoài ra, kích thước lỗ thông núm ti cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc bé có hợp tác khi bú bình hay không. Nếu lỗ thông quá nhỏ bé sẽ bú khó và mất sữa. Nếu lỗ thông quá lớn, lượng sữa chảy nhanh – mạnh khiến bé dễ bị sặc/trớ.
  • Do bé gặp vấn đề về sức khỏe: Nếu bé đang bị cảm cúm, viêm họng, nhiệt miệng hoặc gặp các vấn đề về đường tiêu hóa khiến con cảm thấy khó chịu, chán ăn và từ chối bú bình
  • Bị xao nhãng do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh: Bé có thể đột nhiên bỏ bú bình khi bị phân tâm bởi các yếu tố như: ánh sáng, âm thanh hoặc thay đổi môi trường khiến bé bú không tập trung và muốn bỏ dở.

2. Bé bỏ bú bình phải làm sao? Giải pháp tốt nhất cho bé

Bé bỏ bú bình phải làm sao? nếu bố mẹ đang lo lắng về vấn đề này và muốn tìm giải pháp khi bé không chịu bú bình thì hãy áp dụng ngay một số cách Moaz BéBé chia sẻ dưới đây:

2.1 Vệ sinh bình sữa sạch sẽ

Đây là yếu tố quan trọng không chỉ mang đến cho bé những bữa sữa ngon – lành – đầy đủ dinh dưỡng mà còn bảo vệ con trước các yếu tố gây hại cho sức khỏe do nhiễm khuẩn. Bé có thể từ chối bú bình khi cảm thấy có mùi lạ, khó chịu do cặn sữa đọng lại ở thành bình, núm ti bị bám bẩn hoặc do sữa để lâu không bảo quản đúng cách vi khuẩn phát triển làm thành phần sữa bị biến đổi, sữa bị hỏng, có mùi chua,…

Bé bỏ bú bình phải làm sao?

Những giải pháp khi bé bỏ bú bình

Một giải pháp tối ưu giúp mẹ giải quyết các vấn đề trên là sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé sau sinh như: Bộ dụng cụ vệ sinh bình sữa, máy tiệt trùng bình sữa thông minh, tủ lạnh mini,…

2.2 Thay đổi núm ti bình phù hợp với bé

Bố mẹ cần chọn loại núm ti được làm từ chất liệu an toàn, mềm mại, kích thước lỗ thông núm ti phù hợp với độ tuổi và lực hút của bé

  • Với trẻ sơ sinh, mẹ chọn núm ti bình có lỗ thông nhỏ sao cho dòng sữa chảy từ từ để bé kịp nuốt sữa đúng nhịp.
  • Với bé lớn hơn, mẹ có thể chọn núm ti bình có lỗ thông lớn hơn để bé bú dễ dàng

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho bé khi bú bình mẹ cần kiểm tra núm ti thường xuyên và thay đổi núm ti theo định kỳ để mang lại cho bé trải nghiệm tốt nhất khi bú bình.

2.3 Tạo cho bé không gian bú thích hợp

Bé bỏ bú bình phải làm sao?

Không gian cho bé bú bình mang đến cho bé cảm giác thoải mái và giúp bé tập trung hơn khi bú

Không gian cho bé bú bình đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến cho bé cảm giác thoải mái và giúp bé tập trung hơn khi bú. Mẹ nên tạo cho bé một môi trường yên tĩnh, thoáng đãng, hạn chế ánh sáng mạnh, tiếng ồn hay các loại màu sắc, hoa văn nổi bật làm bé bị phân tâm, bú không tập trung. Một góc nhỏ trong phòng với ánh sáng dịu nhẹ và sự ân cần của mẹ sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và yên tâm hơn khi bú.

2.4 Thay đổi sữa công thức cho bé

Đôi khi việc thay đổi hương vị sữa công thức bé đang bú sẽ làm bé cảm thấy hứng thú và hợp tác hơn khi bú bình. Mẹ có thể cân nhắc đổi cho con loại sữa công thức có hương vị mới lạ, hấp dẫn hơn nhưng vẫn cần đảm bảo phù hợp với hệ tiêu hóa của bé.

Yên tâm nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn được loại sữa công thức phù hợp với thể trạng của bé.

2.5 Quan sát sức khỏe bé

Nếu bé đang gặp các vấn đề về sức khỏe như: sốt, mọc răng, đau họng, sụt cân, quấy khóc, ngủ không ngon giấc,… mẹ nên cho bé đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Mẹ cần thực hiện việc này trước khi cho bé bú bình trở lại.

2.6 Xây dựng chế độ ăn phù hợp

Khi bé bỏ bú bình mẹ cần xem xét lại chế độ ăn của bé và điều chỉnh nếu cần thiết. Để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng, bé không bỏ bú bình, mẹ có thể xây dựng chế độ ăn giữa các bữa ăn dặm và bữa sữa phù hợp. Bữa sữa có thể cách bữa ăn chính khoảng 2 giờ đồng hồ. Việc sắp xếp chế độ ăn dặm khoa học, phân bổ hợp lý này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động hiệu quả, tránh việc quá tải.

3. Các lưu ý quan trọng khi tập cho bé bú bình trở lại

Việc tập cho bé bú bình trở lại đòi hỏi mẹ cần kiên nhẫn, nhẹ nhàng, lắng nghe nhu cầu của bé và áp dụng tập cho bé bú bình đúng cách để bé dễ dàng thích nghi trở lại mà không tạo căng thẳng cho bé.

Các lưu ý quan trọng khi tập cho bé bú bình trở lại 

Các lưu ý quan trọng khi tập cho bé bú bình trở lại

Dưới đây là một số lưu ý khi tập cho bé bú bình trở lại:

  • Không ép bé bú khi bé không muốn hoặc không có nhu cầu vì điều này có thể làm bé sợ và phản kháng mạnh hơn với việc bú bình
  • Kiểm tra nhiệt độ và chất lượng sữa trước khi bé bú. Dù là sữa công thức hay sữa mẹ cũng cần kiểm tra nhiệt độ và thử sữa trước khi cho bé bú. Tránh trường hợp bé bú phải sữa hỏng có mùi lạ hoặc nhiệt độ sữa nóng/lạnh quá cũng là yếu tố khiến bé không muốn bú bình.
  • Mới đầu mẹ chỉ nên pha sữa cho bé với một lượng nhỏ tránh việc bé bú dư thừa sữa và cũng thử để biết bé có bị dị ứng sữa hay không.

>>Xem thêm: Kinh nghiệm cho bé vừa bú mẹ vừa bú bình hiệu quả

Việc bé bỏ bú bình tuy không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng bố mẹ cũng cần biết cách xử lý để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp con phát triển toàn diện. Hy vọng qua bài viết, mẹ đã trả lời được câu hỏi: bé bỏ bình phải làm sao? và đã tìm ra được giải pháp khắc phục tình trạng con bỏ bú bình phù hợp. Nếu bạn cần thêm lời khuyên hoặc muốn chia sẻ thêm các thông tin hữu ích khác, đừng ngần ngại hãy để lại bình luận bên dưới cho Moaz BéBé biết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý