Nguyên nhân bé bú bình bị chảy sữa ra ngoài và cách khắc phục hiệu quả
Khi tập cho bé bú bình, ba mẹ sẽ cần phải chú ý thật là nhiều vấn đề. Nếu như bé bú bình bị chảy sữa ra ngoài thì rất có thể gia đình đã thực hiện không đúng quy trình nào đó và cần phải khắc phục ngay. Tại đây Moaz BéBé sẽ tiết lộ cho ba mẹ một số nguyên nhân chính và cách để khắc phục nhé!
1. Nguyên nhân khiến bé bú bình bị chảy sữa ra ngoài
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sữa cứ bị tràn ra ngoài khi bé bú bình, điển hình là:
-
Núm ti không phù hợp với bé
Một trong những nguyên nhân khiến bé bú bình mà sữa cứ chảy ra ngoài là do gia đình đã sử dụng loại núm ti không phù hợp. Rất có khả năng ba mẹ đã chọn dùng loại núm ti có nhiều lỗ, kích thước lớn, nên dòng chảy của sữa nhiều hơn khả năng tiếp nhận của bé. Vì thế khi bé bú bình sẽ bị chảy sữa ra ngoài.
-
Tư thế bú sai
Khi ba mẹ hoặc các thành viên trong gia đình cho bé bú mà bế sai tư thế thì bé không thể bú được sữa. Nếu bé không nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, đúng khoa học thì cũng có thể khiến sữa bị chảy ra ngoài. Hơn nữa khi bế sai tư thế còn có thể làm bé bị sặc sữa, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
>> Xem thêm: Các tư thế cho bé bú bình đúng cách tránh bị sặc sữa mà mẹ cần biết
-
Lượng sữa quá nhiều
Vì lượng sữa tràn vào miệng quá nhiều, do bé bú nhanh hoặc khi không kiểm soát được dòng chảy thì có thể khiến sữa bị trào ra ngoài. Hoặc là núm ti bị hỏng, bị nút thì cũng làm sữa chảy ra ngoài.
-
Bé chưa quen với việc bú bình
Nhiều bé mới tập bú bình và chưa quen thuộc thì sẽ không làm chủ được tốc độ và tần suất bú sữa. Vậy là bé có thể bú quá nhiều và làm sữa bị chảy ra ngoài.
2. Cách khắc phục tình trạng bé bú bình hay bị chảy sữa ra ngoài
Để khắc phục tình trạng bé bú bình bị chảy sữa ra ngoài, ba mẹ có thể thử các biện pháp như sau:
-
Điều chỉnh tư thế bú
Khi cho bé bú bình, ba mẹ giữ đúng tư thế là hơi ngả đầu về phía sau, nhưng đầu bé phải cao hơn so với dạ dày để tránh sữa chảy ngược ra ngoài miệng. Đồng thời ba mẹ phải đảm bảo rằng miệng bé đã ngậm kín núm ti để tránh không khí lọt vào và gây tràn sữa ra. Bình sữa cũng phải được đặt đúng góc độ phù hợp để núm ti luôn ngập trong sữa, tránh việc bé nuốt phải khí.
-
Chọn núm ti phù hợp với bé
Ba mẹ có thể thay thế loại núm ti khác phù hợp hơn nếu bé cứ làm chảy sữa ra ngoài. Nên chọn loại núm ti có kích thước và tốc độ chảy sữa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của bé. Ví dụ như đối với trẻ sơ sinh nên dùng loại núm ti có lỗ nhỏ và chảy sữa chậm sẽ giúp bé dễ dàng kiểm soát dòng sữa hơn.
Đồng thời phải đảm bảo núm ti bé dùng không bị hỏng, nứt hoặc liệu có phải lắp chưa chặt vào bình không. Nếu cần thiết nên thay thế núm ti.
Chưa kể, trước khi cho bé bú cũng phải kiểm tra xem đã lắp chặt các bộ phận của bình sữa hay chưa, để ngăn sữa bị rò rỉ. Và nếu chưa ổn, ba mẹ nên sử dụng các loại bình sữa có thiết kế chống tràn hoặc có hệ thống van điều chỉnh dòng chảy.
-
Điều chỉnh lượng sữa cho bé bú phù hợp
Ba mẹ có thể điều chỉnh dòng chảy của sữa nếu thấy sữa chảy quá nhanh thì chọn loại núm ti có lỗ nhỏ hơn hoặc kiểm tra xem bình sữa có hệ thống van chống đầy hơi để điều chỉnh. Đồng thời theo dõi xem trong quá trình bé bú có dấu hiệu bú quá nhanh hay nuốt không kịp thì tạm dừng cho bé nghỉ một chút trước khi tiếp tục bú.
3. Các mẹo nhỏ giúp bé bú bình hiệu quả hơn
Để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng bé bú bị chảy sữa ra ngoài hay bé bú bình bị tràn mép, ba mẹ có thể chú ý một số vấn đề như sau:
- Tạo môi trường thoải mái, trong không gian yên tĩnh và dễ chịu để bé có thể tập trung vào việc bú.
- Khuyến khích bé ngậm núm ti đúng cách, điều chỉnh nhẹ nhàng nếu bé chưa làm đúng.
- Theo dõi và điều chỉnh tư thế bú, nếu bé tỏ ra không thoải mái hoặc không chịu bú, cần phải điều chỉnh ngay.
- Tạo thói quen bú bình vào những thời điểm cố định để bé quen thuộc và hợp tác hơn.
- Vệ sinh bình sữa và núm ti sạch sẽ cũng như kiểm tra tình trạng bình sữa cùng núm ti.
>> Tham khảo: 7 dấu hiệu trẻ không hợp sữa công thức khiến bé thấp còi, nhẹ cân
Trên đây Moaz BéBé đã chia sẻ những cách khắc phục tình trạng bé bú bình bị chảy sữa ra ngoài. Quá trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn từ các ba mẹ để đồng hành cùng bé, giúp bảo vệ sức khỏe của bé tốt hơn.