SELECT MENU

Bé bú bình bỏ bú mẹ phải làm sao? Nguyên nhân & cách khắc phục

Cao Thao - - 16

Chăm sóc trẻ sơ sinh luôn là hành trình đầy thử thách, đặc biệt là với các mẹ đang tập cho bé chuyển từ bú mẹ sang bú bình và ngược lại. Đã có nhiều trường hợp bé bú bình bỏ bú mẹ khiến mẹ lo lắng vì sợ con không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể phát triển toàn diện. Vậy bé bú bình bỏ bú mẹ phải làm sao? Mẹ cần làm gì để bé bú mẹ trở lại? Hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình trạng trên trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân bé bú bình không chịu bú mẹ

Một trong những vấn đề mà nhiều bà mẹ gặp phải khi nuôi con nhỏ là bé bú bình không chịu bú mẹ. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng đến thói quen và sự phát triển của bé. Dưới đây là một số lý do phổ biến khiến bé gặp khó khăn khi chuyển từ bú bình sang bú mẹ.

>> Xem thêm: Trẻ bỏ bú, bé đói nhưng không chịu bú bình: Mẹ cần làm gì?

bé bú bình không chịu bú mẹ

Bé bú bình không chịu bú mẹ ảnh hưởng đến thói quen và sự phát triển của bé

1.1 Bé đã quen với việc ti bình

Bú bình có ưu điểm là núm ti dễ ra sữa hơn ti mẹ, tốc độ xuống sữa nhanh nên bé không cần dùng đến lực nhiều. Ngoài ra, bú bình con sẽ được cung cấp sữa ngay khi ngậm vú, điều này khác hoàn toàn so với việc ti mẹ, con phải dùng lực hút mạnh, hút vài hơi dài sữa mẹ mới bắt đầu xuống nhiều. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến bé “lười bú mẹ” hơn bú bình.

1.2 Mẹ gặp vấn đề về núm vú

Bé bỏ bú mẹ một phần nguyên nhân cũng do núm vú mẹ đang gặp một số vấn đề như: núm vú bị tụt, nứt cổ gà hoặc núm quá to hoặc quá nhỏ,… khiến bé khó ngậm núm ti. Điều này khiến bé không được ti đủ lượng sữa như mong muốn.

Đặc biệt, trong trường hợp mẹ bị nứt cổ gà, đầu ti bị nứt nẻ còn khiến bé bị đau miệng dẫn đến từ chối ti mẹ.

1.3 Mẹ cho bé bú sai tư thế

Bé có thể từ chối bú mẹ và chuyển sang bú bình vì có thể mẹ cho bé bú sai tư thế khiến con gặp khó khăn trong việc bú mút và nuốt sữa. Trong khi đó, bú bình lại mang đến cho bé cảm giác thoải mái, dễ chịu, đáp ứng được lực hút sữa của bé.

1.4 Sữa mẹ không đủ để bé bú no

Mẹ giảm tiết sữa, không đủ lượng sữa cho bé bú no mỗi cữ cũng khiến bé cảm thấy cáu gắt, khó chịu và quấy khóc khi ti mẹ. Nếu trong lúc này, mẹ cho bé bú bình con sẽ cảm thấy hứng thú và không còn nghĩ đến việc ti mẹ.

Ngoài ra, hương vị sữa mẹ thay đổi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc con có từ chối bú mẹ hay không. Mẹ cần xem xét chế độ dinh dưỡng để duy trì chất lượng, hương vị sữa quen thuộc nhằm tạo cho con sự gần gũi.

2. Bé bú bình bỏ bú mẹ có tốt không?

Khi bé bú bình bỏ bú mẹ nếu không đảm bảo an toàn vệ sinh, bảo quản nguồn sữa đúng cách, bé rất dễ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Mặc dù, mẹ đã dùng bộ cọ rửa vệ sinh bình sữa sạch sẽ nhưng cũng không tránh khỏi được việc loại bỏ 100% các loại vi khuẩn, virus gây hại còn bám lại trên thành bình hoặc các góc khuất trong bình sữa, núm ti. Hơn nữa, cho bé bú mẹ trực tiếp, sự tiếp xúc giữa da với da sẽ làm bé bện hơi mẹ hơn, dần dần sẽ gia tăng kết nối tình cảm giữa hai mẹ con. Đây là điều mà các mẹ cho bé bú bình luôn khao khát.

Bé bú bình bỏ bú mẹ có tốt không? 

Bé bú bình bỏ bú mẹ có tốt không?

Mẹ cho bé bú trực tiếp giúp tiết kiệm tài chính, thời gian và công sức tối đa. Mẹ không cần vắt sữa/hút sữa, cọ rửa bình sữa, tiệt trùng bình sữa hay pha sữa công thức cho bé,… Mẹ chẳng cần phải chuẩn bị nhiều dụng cụ và đòi hỏi việc thực hiện vệ sinh, bảo quản một cách cẩn trọng để mang đến cho bé những bữa sữa ngon – lành – bổ dưỡng nhất.

Ngoài ra, bé bỏ bú mẹ còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại như:

  • Bé có thể bị suy dinh dưỡng do thiếu các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể có trong sữa mẹ
  • Bé không được nhận đủ kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch nếu bỏ bú mẹ chuyển sang bú sữa công thức.
  • Bé dễ mắc các bệnh như: sởi, quai bị, thủy đậu,… hơn các bé được bú sữa mẹ
  • Làm ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của mẹ

Do đó, nếu không có lý do đặc biệt, mẹ vẫn nên tìm cách cho bé bú mẹ trở lại.

3. Làm gì để bé bú mẹ trở lại?

Làm gì để bé bú mẹ trở lại

Mẹ cần làm gì để bé bú mẹ trở lại

Để bé bú mẹ trở lại thay vì bú bình mẹ nên thực hiện một số giải pháp sau:

3.1 Vệ sinh sạch vùng ngực

Mẹ nên hình thành thói quen vệ sinh núm vú bầu ngực sạch sẽ trước khi cho bé bú bằng khăn mềm, sạch và nhúng qua với nước ấm. Thực hiện việc này không chỉ giúp bé dễ chịu hơn khi bú mà còn đảm bảo vệ sinh, tránh được các loại bụi bẩn, vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

3.2 Tăng tiếp xúc da với da

Việc tăng tiếp xúc da với da sẽ giúp bé quen hơi mẹ, nâng cao khả năng mẹ cho bé bú lại thành công. Do đó, mẹ nên chọn môi trường thích hợp để tập cho bé bú mẹ trở lại như: không gian phòng yên tĩnh, thoáng đãng, tránh tiếng ồn,… để bé không bị xao nhãng và tập trung bú mẹ.

3.3 Điều chỉnh thời gian cho bé bú

Bé bú bình bỏ bú mẹ một phần cũng do mẹ cho bé bú thường xuyên ngay cả khi bé không đói nên bé cảm thấy chán nản và lựa chọn việc bú bình. Để bé hứng thú với việc bú mẹ trở lại mẹ nên điều chỉnh lại khoảng cách giữa các cữ bú, có thể khoảng 2 giờ – 3 giờ cho bé bú một lần hoặc chỉ cho bé bú khi bé thực sự đói.

4. Bé bú bình bỏ bú mẹ phải làm sao?

Bé bú bình bỏ bú mẹ phải làm sao? 

Bé bú bình bỏ bú mẹ cần phải làm gì?

Trong trường hợp mẹ thực hiện các biện pháp trên nhưng bé không chịu bú mẹ trở lại, mẹ có thể tham khảo các giải pháp sau:

4.1 Kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé ở thời điểm hiện tại

Thực tế, có nhiều bé không chịu bú mẹ vì gặp các vấn đề về sức khỏe như: bị nhiễm trùng tai, nhiễm trùng bàng quang, nghẹt mũi hoặc gặp các vấn đề về răng miệng,… khiến bé cảm thấy đau đớn, khó chịu và gặp khó khăn khi ti mẹ. Vì thế, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa bé đi khám, điều trị các vấn đề trên kịp thời trước khi tập cho bé bú mẹ trở lại.

4.2 Lựa chọn bình sữa, núm ti phù hợp với tháng tuổi của bé

Mẹ nên chọn bình sữa, núm ti phù hợp với tháng tuổi của bé. Với các bé càng nhỏ tuổi, mẹ nên chọn loại bình sữa có núm ti chất liệu an toàn, mềm mại, lỗ thông nhỏ để bé cảm thấy như đang được ti mẹ và không bị sặc sữa. Như vậy, việc chuyển đổi từ ti mẹ sang ti bình và ngược lại sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.

4.3 Đảm bảo vệ sinh bình sữa, bảo quản nguồn sữa đúng cách

Sản phẩm tương tự

Để bé được bú những bữa sữa ngon lành, mẹ cần cẩn trọng trong việc vệ sinh bình sữa và bảo quản nguồn sữa cho bé sao cho đúng cách.

  • Mẹ có thể sử dụng các loại cọ rửa bình sữa, nước rửa bình sữa chuyên dụng để làm sạch núm ti, bình sữa
  • Sử dụng máy tiệt trùng bình sữa công nghệ hiện đại để hạn chế tối đa các loại vi khuẩn, virus gây hại cho sức khỏe của bé
  • Sử dụng tủ lạnh mini để bảo quản chất lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo khi để sữa chung với thực phẩm gia đình

4.4 Vắt/hút sữa cho bé bú bình

Để duy trì nguồn sữa mẹ, tránh tình trạng mẹ bị mất sữa, tắc tia sữa, con được đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng,… mẹ có thể vắt/hút sữa và cho bé bú bình. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn vệ sinh, trước khi hút sữa mẹ nên vệ sinh và tiệt trùng dụng cụ hút sữa trước khi vắt/hút sữa.

4.5 Hạn chế sử dụng núm ti giả, bình sữa

Cho bé ngậm núm ti giả, bình sữa thường xuyên sẽ khiến bé càng bỏ bú mẹ. Bởi bú bình bé cảm thấy thoải mái và dễ thỏa mãn hơn việc bú mẹ. Trường hợp bé không chịu bỏ bú bình và muốn ngậm núm ti giả mẹ cũng cần kiểm soát thời gian cho bé sử dụng trong mức tối thiểu. Đừng để bé phụ thuộc quá nhiều vào việc bú bình.

>>Xem thêm: Bé bỏ bú bình mẹ phải làm sao? Nguyên nhân & giải pháp

Bé bú bình bỏ bú mẹ phải làm sao? đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và có thể khắc phục được. Quan trọng nhất là mẹ cần kiên trì để đồng hành cùng con. Hy vọng các thông tin Moaz BéBé chia sẻ trong bài viết đã giúp mẹ giải đáp được các thắc mắc liên quan đến việc bé bú bình bỏ bú mẹ. Đừng quên theo dõi Moaz BéBé thường xuyên để cập nhật các kiến thức chăm con hữu ích nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý