Bé bú bình lâu phải làm sao? Thời gian bú bình chuẩn cho trẻ sơ sinh
Bé bú bình lâu phải làm sao? Đây là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi chăm sóc con nhỏ. Bởi việc bú bình lâu không chỉ ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của mẹ và bé mà còn tìm ẩn các nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa, răng, hàm,… Trong bài viết dưới đây, Moaz BéBé xin chia sẻ đến bạn các thông tin hữu ích nhất liên quan đến thời gian bú bình của trẻ sơ sinh và giải pháp hiệu quả giúp khắc phục tình trạng bé bú bình lâu, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bú bình của trẻ
>>Xem thêm: Giải đáp từ chuyên gia: Trẻ sơ sinh 1 tiếng bú 1 lần có sao không?
Thời gian bú bình của trẻ sơ sinh nhanh hay lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
1.1 Độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn
Ở mỗi độ tuổi và giai đoạn phát triển, trẻ sơ sinh sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nhằm đáp ứng cho sự tăng trưởng của cơ thể cả về thể chất và trí tuệ. Bé càng nhiều tháng tuổi nhu cầu dinh dưỡng sẽ càng cao vì thế mà thời gian bú có thể sẽ kéo dài hơn so với các giai đoạn trước.
1.2 Tốc độ dòng chảy của lỗ thông núm ti
Lỗ thông núm ti lớn hay bé cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc bé bú bình nhanh hay lâu. Nếu lỗ thông núm ti nhỏ, tốc độ dòng chảy chậm sẽ khiến thời gian bú của bé lâu hơn, bé sẽ mất nhiều thời gian để bú lượng sữa cần thiết nạp vào cơ thể.
1.3 Tâm trạng và tình trạng sức khỏe của bé ở thời điểm hiện tại
Nếu bé đang gặp các vấn đề về sức khỏe như tiêu chảy, chướng bụng, ốm sốt,…Bé cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái, cơ thể uể oải,… cũng là nguyên nhân khiến bé bú chậm hoặc có thể bỏ bú giữa chừng.
1.4 Tư thế cho bé bú
Tư thế bú bình cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bú bình ở trẻ nhỏ. Nếu cho bé bú bình không đúng tư thế, không đúng khớp ngậm con sẽ bú được ít và thời gian bú dài hơn. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến bé cảm thấy chán nản và có thể bỏ bú bình, nghiêm trọng hơn là bé dễ bị biếng ăn.
Hiểu rõ các nguyên nhân khiến bé bú bình lâu sẽ giúp bố mẹ điều chỉnh được lịch sinh hoạt của bé cũng như các yếu tố khác để mỗi cữ bú của bé diễn ra hiệu quả và bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể phát triển tốt nhất.
2. Thời gian bú bình chuẩn cho trẻ sơ sinh
Thời gian bú bình đối với mỗi bé là khác nhau vì còn phụ thuộc vào độ tuổi cũng như nhu cầu dinh dưỡng ở từng thời điểm và khả năng bú của bé. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thời gian bú trung bình của bé thường kéo dài từ 15 – 30 phút. Nếu bé bú nhanh dưới 10 phút rất có thể lỗ thông núm ti lớn, dòng chảy ra nhanh nên mẹ cần chú ý quan sát khi cho bé bú bình tránh trường hợp con bị sặc sữa. Ngược lại, nếu bé bú lâu hơn 30 phút/cữ có thể là do lỗ thông núm ti quá nhỏ hoặc bé có dấu hiệu bỏ bú bình.
Ngoài quan tâm đến thời gian bú bình của trẻ sơ sinh, bố mẹ cũng cần để ý đến lượng sữa bé bú mỗi cữ và khoảng cách bú giữa các cữ sữa. Dưới đây là bảng thông tin liên quan đến việc bú bình của bé bố mẹ nên tham khảo
- Đối với bé dưới 1 tháng tuổi: Lượng sữa bé bú mỗi cữ chỉ khoảng từ 30 – 90ml. Khi mới tập bú thường con chỉ tiêu thụ khoảng 30 – 60ml mỗi cữ sau đó tăng dần lên từ 60ml – 90ml. Trung bình cứ 2 – 3 giờ mẹ nên cho bé bú một lần. Trong trường hợp bé ngủ giấc dài mẹ cần đánh thức bé dậy và cho ăn không nên bỏ qua cữ sữa của bé.
- Đối với bé trên 1 tháng tuổi: Lúc này, nhu cầu dinh dưỡng của bé đã tăng lên khoảng 120ml/cữ. Cứ trung bình từ 3 giờ – 4 giờ mẹ nên cho bé ăn một lần
- Đối với bé trên 6 tháng tuổi: Mặc dù con đã bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm nhưng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu. Ở giai đoạn này con thường ăn khoảng 180ml – 240ml mỗi cữ và trung bình cứ 5 -6 giờ mẹ cho bé bú bình một lần.,
3. Các lưu ý khi cho bé bú bình
Với nhiều mẹ bỉm sữa, cho bé bú bình là giải pháp tiện lợi giúp mẹ giải quyết được nhiều khó khăn như khi mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe, mẹ không đủ sữa, mẹ phải trở lại với công việc,… Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách cho bé bú bình đúng cách và đạt hiệu quả cao. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé có thể gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, hệ hô hấp hoặc bị trớ/sặc sữa,…
>>Xem thêm: Kinh nghiệm cho bé vừa bú mẹ vừa bú bình hiệu quả
Để hạn chế các ảnh hưởng xấu trên và giúp cữ sữa của bé đạt hiệu quả, Moaz BéBé xin chia sẻ một số lưu ý quan trọng trong quá trình cho bé bú bình bố mẹ có thể tham khảo:
3.1 Chọn bình sữa, núm ti bình sữa phù hợp với bé
Mẹ nên ưu tiên chọn những bình sữa, núm ti được làm từ chất liệu an toàn, không chứa các thành phần gây hại cho sức khỏe của bé. Đặc biệt, khi chọn núm ti bình, mẹ nên chọn loại có kích thước lỗ thông khí phù hợp với tháng tuổi của bé. Hãy đảm bảo dòng chảy sữa đáp ứng được khả năng bú của bé.
3.2 Vệ sinh bình sữa, núm ti
Trước khi cho bé bú bình mẹ cần vệ sinh sạch sẽ phần núm ti, bình sữa để hạn chế tối đa các loại vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể bé.
- Rửa sạch các loại bình sữa núm ti sau mỗi lần sử dụng bằng bộ dụng cụ vệ sinh và nước rửa chuyên dụng
- Tiệt trùng bình sữa để loại bỏ tối đa các loại vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe bé trước các tác nhân gây hại còn sót bám lại trên núm ti, thành bình,… hay những vị trí khó cọ rửa, vệ sinh nhất.
Để thực hiện được việc này một cách đơn giản và mang lại hiệu quả cao, bố mẹ có thể tham khảo một số dòng sản phẩm của Moaz BéBé như: bộ cọ rửa bình sữa điện MB – 047, các loại máy tiệt trùng bằng hơi nước, UV, UVC hoặc máy tiệt trùng UV di động xách tay,…
3.3 Cho bé bú bình đúng tư thế
Để tránh nguy cơ bé bị sặc sữa/trớ, ọc sữa trong quá trình bú bình mẹ nên bế bé ở tư thế hơi nghiêng, không nên để bé nằm ngửa hoàn toàn sao cho phần đầu được nâng cao hơn phần thân một chút để sữa đi vào dạ dày thuận lợi hơn và tốt cho hệ tiêu hóa.
3.4 Không để bé tự bú bình một mình
Trẻ sơ sinh chưa thể kiểm soát được lực hút điều chỉnh được tốc độ dòng chảy nên rất dễ bị sặc sữa trong quá trình bú. Do đó, bố mẹ cần tránh để bé tự cầm bú hoặc nằm bú một mình mà không có sự theo dõi của người lớn.
3.5 Giữ núm ti bình đầy sữa và vỗ ợ hơi sau khi bé bú xong
Khi cho bé bú bình mẹ cần lưu ý cầm bình sữa cho bé theo góc nghiêm và núm ti luôn được đầy sữa tránh có khoảng trống. Bởi lẽ, khoảng trống sẽ làm bé nuốt phải nhiều không khí, nếu không được vỗ ợ hơi bé sẽ bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
>>Xem thêm: Hướng dẫn cách tập cho bé bú bình hiệu quả ‘một phát ăn ngay’
Bé bú bình lâu phải làm sao? Thời gian bú bình của trẻ sơ sinh như thế nào là chuẩn? Hy vọng qua các thông tin Moaz BéBé chia sẻ phía trên đã giúp bạn trả lời được các câu hỏi trên. Đừng quên theo dõi Moaz BéBé hàng ngày để cập nhật các thông tin hữu ích nhất trong quá trình chăm sóc con nhỏ nhé!.