SELECT MENU

Trẻ bỏ bú, bé đói nhưng không chịu bú bình: Mẹ cần làm gì?

Cao Thao - - 101

Trẻ bỏ bú mẹ, bé đói nhưng không chịu bú bình mẹ phải làm sao? Đây là vấn đề khiến nhiều mẹ “đau đầu” trong quá trình chăm sóc con ở những tháng đầu đời. Con không chịu ăn khiến mẹ lo lắng, sợ con bị thiếu chất, không đủ dinh dưỡng để phát triển thể chất và trí não. Vậy mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng trên? Hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu nguyên nhân cũng như các giải pháp giúp bé bú bình hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

1. Dấu hiệu trẻ muốn bỏ bú mẹ

dấu hiệu bé muốn bỏ bú mẹ

Những dấu hiệu khi bé muốn bỏ bú mẹ

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ không muốn bú mẹ

  • Bé không còn hứng thú: Bé không còn muốn bú mẹ như trước, mỗi lần cho bé bú, bé thường quay đầu hoặc từ chối
  • Thời gian bé bú mỗi cữ ngắn: Nếu bình thường, bé bú từ 15 – 20 phút mỗi cữ thì giờ bé bú chỉ trong thời gian rất ngắn sau đó bỏ đi
  • Bé bú không tập trung: Trong khi bú, con dễ bị phân tâm bới các âm thanh, hình ảnh xung quanh
  • Giảm tần suất bú trong ngày: Số lần bú mỗi ngày giảm đi rõ rệt, một ngày con chỉ bú khoảng 2 – 3 lần và bú trong thời gian ngắn. Thậm chí có bé không đòi bú mẹ
  • Tính cách thay đổi: Bé có phần cáu kỉnh, khó chịu khi mẹ cố gắng cho bú. Một số trẻ thể hiện rõ thái độ không muốn ở gần mẹ mỗi khi mẹ ép bú.

2. Tại sao trẻ đang bú bình lại bỏ đột ngột?

Thực tế đã có rất nhiều trường hợp, mẹ để bé đói nhưng con vẫn không chịu bú bình. Tại sao bé lại có hành động như vậy? hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu nguyên nhân nhé!

nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình

Nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình

2.1 Con đang gặp các vấn đề về sức khỏe

Một số trẻ có thể từ chối bú bình khi cơ thể mệt mỏi, uể oải hoặc đang bị bệnh: sốt, cảm cúm, đau răng,… Đặc biệt là trong giai đoạn bé mọc răng, lợi sưng con sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và không thoải mái, điều này làm việc bú bình trở nên khó khăn, con trở nên biếng ăn hơn.

2.2 Bé chưa thực sự đói nên chưa muốn ăn

Xuất phát từ thói quen thường ngày của bé: Bé ti mẹ mọi lúc mọi nơi, bất kể khi nào có nhu cầu kể cả lúc con không đói hoặc bé muốn tìm cảm giác an toàn từ mẹ, muốn mẹ âu yếm, vỗ về nên luôn muốn gần mẹ. Điều này có thể khiến mẹ nhầm tưởng rằng con nhanh đói và cho con bú bình thường xuyên ngay cả khi bé chưa đói. Vì thế, mẹ ép bé bú khi không đói con không hợp tác là điều bình thường.

>> Xem thêm: Bảng ml sữa chuẩn cho bé theo tháng

2.3 Bé đã quen hơi sữa mẹ

Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho con, nhưng sau khoảng thời gian đó hoặc sau 24 tháng vì một số nguyên nhân mẹ bắt đầu cho con chuyển sang sữa công thức. Tuy nhiên do bé đã quen hơi sữa mẹ nên khi chuyển sang sữa công thức bé chưa thích ứng được với mùi vị mới nên dễ từ chối việc bú bình.

2.4 Sữa công thức không phù hợp bé không thích

Đây cũng là nguyên nhân khiến bé từ chối bú bình phổ biến. Loại sữa công thức mẹ chọn có thể khiến bé không thích từ mùi hương đến vị ngọt từ đường tinh chế hay các hương liệu khác,… Ngoài ra còn tiềm ẩn một số mối nguy như sữa hết hạn, sữa pha xong để lâu bị hư có mùi lạ,…

2.5 Nhiệt độ pha sữa không phù hợp

Bé đói nhưng vẫn không chịu bú bình, mẹ cần kiểm tra lại nhiệt độ sữa có thể là do sữa pha vội còn quá nóng hoặc sữa mới lấy ở trong tủ lạnh chưa kịp tàn hơi lạnh. Trẻ con rất nhạy cảm với nhiệt độ, bé sẽ từ chối ngay nếu cảm thấy không đúng như nhiệt độ sữa mẹ hoặc sữa uống hàng ngày.

>> Xem thêm: Hỏi đáp: Pha sữa cho trẻ sơ sinh ở nhiệt độ bao nhiêu hợp lý?

Nhiệt độ pha sữa không phù hợp

Nhiệt độ sữa không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình

Để kiểm soát được nhiệt độ pha sữa, nhiệt độ sữa của con tốt nhất, mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm tiện ích đến từ thương hiệu Moaz BéBé như: nhiệt kế đo sữa MB-020, nhiệt kế hồng ngoại Moaz BéBé MB – 097,…

2.6 Núm ti quá cứng hoặc đã dùng quá lâu

Trước đó bé bú bình vô cùng thoải mái nhưng đột nhiên bỏ bú một phần nguyên nhân có thể là do núm ti bị cứng sau một thời gian dài sử dụng mà mẹ chưa thay. Núm ti bình đã cũ bị cứng khiến bé bú không thoải mái, không có cảm giác giống bầu sữa mẹ.

Bên cạnh đó, việc chọn size núm ti cũng rất quan trọng. Mẹ nên chọn size phù hợp với độ tuổi và nhu cầu ăn của con. Không nên chọn núm ti nhỏ quá hay lớn quá, tránh trường hợp sữa chảy với tốc độ chậm hoặc nhanh không phù hợp với lực mút của bé.

2.7 Loại bình sữa không phù hợp với con

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bình sữa khác nhau cho mẹ lựa chọn. Tuy nhiên không phải bình nào cũng phù hợp với con vì còn tùy thuộc vào các yếu tố như: chất liệu, hình dáng, dung tích,…

bình sữa không phù hợp khiến bé bỏ bú bình

Sử dụng bình sữa không phù hợp khiến bé bỏ bú bình

Mẹ nên chọn loại bình phù hợp với lượng sữa bé ăn mỗi cữ, núm ti mềm hình dáng như bầu sữa mẹ để bé cảm thấy gần gũi nhất. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chọn chất liệu bình sữa an toàn, không quá nặng để tránh rơi vỡ. Mẹ nên ưu tiên chọn bình sữa có van chống sặc, thông khí để bé không bị sặc sữa, đầy hơi sau mỗi cữ bú.

2.8 Tư thế bú sữa không đúng

Đôi khi bé từ chối bú bình vì bé không thoải mái với tư thế bú bình, vị trí để bình sữa hoặc mẹ chưa để đúng khớp ngậm của con khiến con gặp khó khăn khi bú từ đó không muốn bú bình.

2.9 Ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh

Với con, thể giới xung quanh đang rất mới lạ, con rất muốn khám phá nên rất dễ bị phân tâm khi bú ở môi trường có nhiều âm thanh, hình ảnh hấp dẫn. Hoặc bú ở môi trường quá nóng, quá lạnh cũng khiến bé cảm thấy khó chịu, từ đó sẽ không chịu bú bình.

3. Bé đói nhưng không chịu bú bình mẹ phải làm gì?

3.1 Các giải pháp giúp bé hợp tác bú bình

Làm sao để bé hợp tác khi bú bình và bú được nhiều? Mẹ có thể tham khảo một số giải pháp Moaz BéBé đã tổng hợp dưới đây để áp dụng;

  • Cho con ăn khi thực sự đói: Trẻ sẽ phản đối ngay nếu mẹ cố ép con bú bình khi chưa đói. Vì thế, hãy để con thực sự cảm thấy đói và muốn nạp thêm năng lượng, khi đó con sẽ rất hợp tác khi bú bình. Ngoài ra, với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi con đã bắt đầu ăn dặm để con bú bình hiệu quả mẹ không nên ép con ăn nhiều thức ăn trong mỗi bữa để con không bị quá no.
  • Tạo môi trường thích hợp: Khi cho bé bú bình mẹ nên cho con bú trong môi trường yên tĩnh, hạn chế tối đa các tác động từ bên ngoài như âm thanh, hình ảnh khiến con mất tập trung.
Bé đói nhưng không chịu bú bình mẹ phải làm gì?

Bé đói nhưng không chịu bú bình mẹ phải làm gì?

  • Cho bé bú bình bắt đầu bằng sữa mẹ: Thay vì chuyển đột ngột từ bú mẹ sang bú bình với sữa công thức mẹ nên cho con tiếp cận dần dần. Mẹ có thể cho con bú bình bằng sữa mẹ, khi đã quen các động tác bú bình, mẹ bắt đầu chuyển sang sữa công thức như thế con sẽ dễ tiếp nhận hơn.
  • Lựa chọn núm ti bình sữa phù hợp: Mẹ có thể đổi bình sữa hoặc núm ti khác phù hợp hơn với miệng cũng như lực hút của bé. Nên ưu tiên chọn núm ti và bình sữa có độ mềm và hình dáng giống ti mẹ.
  • Thử lại sau một thời gian: Bé không chịu bú bình có thể là do lúc đó con cảm thấy không thoải mái hoặc chưa quen núm ti mới. Mẹ nên cho con thử lại việc bú bình sau một khoảng thời gian ngắn để con tập làm quen.

3.2 Cách giải quyết ngay khi con không chịu bú bình

  • Đút sữa bằng thìa: Con bỏ bú, không chịu bú bình, giải pháp tạm thời giúp con nạp năng lượng vào cơ thể là đút sữa bằng thìa. Mặc dù cách này khá tốn công sức nhưng cũng không khó để thực hiện.
  • Cho con uống trực tiếp bằng cốc: Với các bé lớn hơn đã có thể cầm nắm linh hoạt mẹ có thể cho con uống sữa trực tiếp bằng cốc. Tuy nhiên mẹ cũng nên chọn loại cốc nhẹ, dễ cầm, dễ uống để bé không bị sặc sữa.

>> Xem thêm: Dấu hiệu trẻ không hợp sữa công thức

Với trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi, sữa là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng, nếu bé bỏ bú, bé đói không chịu bú bình mẹ hãy cố gắng và kiên trì áp dụng các biện pháp khác nhau để tìm được giải pháp phù hợp với con. Để tiện lợi trong quá trình chăm sóc con nhỏ, mẹ có thể tham khảo các sản phẩm chăm sóc sức khỏe mẹ & bé của Moaz BéBé nhé!

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý