SELECT MENU

Bệnh bạch hầu: Nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Moaz BéBé - - 65

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời. Bệnh này thường dễ bị nhầm lẫn với viêm họng thông thường, nên gia đình cần phải chú ý theo dõi và phát hiện sớm để có biện pháp điều trị phù hợp.

1. Bệnh bạch hầu là gì?

Bạch hầu là 1 bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh có khả năng lây lan mạnh và có nguy cơ nhanh chóng tạo thành dịch nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hay bộ phận sinh dục.

Trong đó, bệnh bạch hầu ở đường hô hấp (mũi, họng, thanh quản và khí phế quản) là thể bệnh thường gặp nhất, với 70% là bạch hầu họng. Thể bệnh này có nhiều triệu chứng tương đồng với bệnh viêm họng có giả mạc mủ khác hoặc viêm amidan có hốc mủ.

benh-bach-hau-la-gi

Bệnh bạch hầu là gì?

Tác nhân gây bệnh bạch hầu là do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Vi khuẩn này rất dễ lây lan từ người bệnh này sang người khỏe mạnh thông qua đường hô hấp. Ngoài ra cũng có thể lây lan do tiếp xúc với những vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm khuẩn bạch hầu. Điều nguy hiểm là người bị nhiễm khuẩn Corynebacterium diphtheriae có thể không biểu hiện triệu chứng, nhưng vẫn có khả năng lây truyền vi khuẩn sang cho người khác sau 6 tuần.

Sau khi xâm nhập cơ thể người bệnh, độc tố từ vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae sẽ xâm nhập vào máu, tạo ra những lớp màng dày và có màu xám ở mũi, họng, lưỡi, khí quản. Bên cạnh đó nó còn có thể gây tổn thương cho não, tim và thận, nên có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tính mạng người bệnh, ví dụ như viêm cơ tim, liệt hoặc suy thận.

Đó là lý do mà trẻ em sau khi sinh ra nên được tiêm phòng bệnh bạch hầu. Đồng thời bạn nên hạn chế đi du lịch ở lại những đất nước không tiêm chủng vắc xin bạch hầu và không nên sống trong những môi trường không sạch sẽ, đông đúc, chật chội.

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra bệnh bạch hầu rất dễ lây lan, theo nhiều con đường khác nhau, ví dụ như khi nói chuyện, hắt hơi, ho. Giọt bắn có chứa vi khuẩn sẽ hòa vào không khí và xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh nếu họ hít phải.

Loại vi khuẩn này cũng có thể lây nhiễm gián tiếp khi tiếp xúc với những vật dụng có dính giọt bắn. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài trong khoảng 2 – 5 ngày, kể từ khi nhiễm khuẩn.

2. Nhận biết các dấu hiệu bệnh bạch hầu ở người lớn và trẻ em

Triệu chứng của bệnh bạch hầu thường xuất hiện trong vòng 2 – 5 ngày kể từ khi bị nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên có một số người sẽ không có bất kỳ biểu hiện nào dù đã bị nhiễm khuẩn.

dau-hieu-benh-bach-hau

Dấu hiệu khi bị bệnh bạch hầu

Một số người khác sẽ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, nên dễ nhầm là cảm lạnh thông thường. Dưới đây là những triệu chứng dễ thấy nhất:

  • Xuất hiện những mảng dày có màu xám ở cổ họng và amidan.
  • Bị sốt, ớn lạnh trong người.
  • Bị ho liên tục và sưng các tuyến ở cổ.
  • Bị viêm họng, đau sưng họng.
  • Da tái xanh.
  • Bị chảy nước dãi.
  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Nói lắp
  • Có dấu hiệu bị sốc, vã mồ hôi và tim đập nhanh.

3. Tại sao bị bệnh bạch hầu?

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu là do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Đây là vi khuẩn gram dương, hiếu khí, tồn tại dưới 3 dạng gồm: Gravis, Mitis và Intermedius. Chúng rất dễ phát triển trong môi trường thông thoáng, đặc biệt là khi có máu và huyết thanh.

tai-sao-bi-benh-bach-hau

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu là do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae

Loại vi khuẩn này có chứa độc tố mạnh, có khả năng gây bệnh nghiêm trọng. Độc tố này có khả năng gây ức chế tổng hợp protein, hủy hoại mô và tạo các giả mạc dày, dai, bám chặt vào thanh quản, họng, mũi, lưỡi, tuyến hạnh nhân. Độc tố hấp thu vào máu, phát tán khắp cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm cơ tim, viêm phổi, tổn thương thần kinh, liệt cơ, dẫn đến tử vong.

4. Cách phòng tránh bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh chóng, gây ra những biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là tỷ lệ tử vong cao. Vì thế, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều phải có biện pháp phòng tránh đúng khoa học. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh:

4.1 Duy trì lối sống, môi trường sống sạch sẽ

Có nhiều cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả. Trong đó bao gồm:

  • Gia đình cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sử dụng xà phòng, nước rửa tay.
  • Đảm bảo không gian sống, làm việc và học tập luôn sạch sẽ, thông thoáng, có đủ ánh sáng.
  • Khi hắt hơi hoặc ho cần phải che miệng.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.
  • Sử dụng các dụng cụ vệ sinh, làm sạch trong nhà. Đặc biệt là nếu gia đình có con nhỏ cần phải thường xuyên tiệt trùng, khử khuẩn. Nên sử dụng các sản phẩm máy tiệt trùng và sấy khô bình sữa, vật dụng để đảm bảo sạch sẽ và an toàn.

cach-phong-tranh-benh-bach-hau

Sử dụng các thiết bị vệ sinh, tiệt trùng

4.2 Phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả bằng việc tiêm vắc xin

Hiện nay có thể phòng ngừa bệnh bạch hầu bằng cách tiêm vắc xin. Do Việt Nam chưa có vắc xin đơn phòng bệnh, nên có thể tiêm các loại vắc xin phối hợp, chứa thành phần kháng nguyên bạch hầu.

Gia đình có con nhỏ nên đi tiêm phòng vắc xin bệnh bạch hầu từ lúc trẻ 2 – 4 tháng tuổi. Đồng thời tiêm nhắc lại vào lúc 16 – 18 tháng tuổi, 4 – 7 tuổi, 9 – 15 tuổi.

tiem-vac-xin-bach-hau

Tiêm phòng vắc xin đầy đủ

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao như phụ nữ trước hoặc đang mang thai, người trên 50 tuổi, người mắc bệnh mãn tính, … cũng nên tiêm phòng đầy đủ.

4.3 Địa chỉ tiêm chủng vắc xin bạch hầu tốt và uy tín

Để phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả, các bạn và gia đình nên thực hiện tiêm chủng ngay. Bằng cách đến với các trung tâm tiêm chủng của VNVC trên cả nước, các bạn sẽ bảo vệ bản thân và gia đình tốt hơn. Hiện nay trên toàn quốc có rất nhiều trung tâm tiêm chủng nên gia đình mình có thể lựa chọn các cơ sở gần nhất.

Có thể thấy bệnh bạch cầu rất nguy hiểm, lây lan nhanh, dễ gây biến chứng và tỷ lệ tử vong cao. Vì thế, dù là người lớn hay trẻ nhỏ cũng cần tiêm vắc xin đủ liều, đúng lịch, đến bệnh viện điều trị ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh. Đồng thời phải có lối sống lành mạnh, sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh ngay từ đầu.

 

Đánh giá bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý