SELECT MENU

Bệnh hen suyễn lây không? Chữa khỏi không? Nên ăn gì, kiêng gì?

Moaz BéBé - - 134
Share:

Bệnh hen suyễn có lây không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Có thể nói đây là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy bệnh có lây không, lây như thế nào và có thể chữa dứt điểm được hay không? Cùng tham khảo những thông tin hữu ích ngay sau đây bạn nhé.

Bệnh hen suyễn có lây nhiễm không? Lây qua đường nào?

Bệnh hen suyễn có lây không và bệnh hen suyễn lây qua đường nào là hai vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Để giải đáp thắc mắc này, bạn cần hiểu được cơ chế gây bệnh và những thông tin liên quan của bệnh lý này.

Cơ chế gây ra bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn là bệnh lý viêm đường hô hấp do các kích thích từ tác nhân môi trường, không khí, virus… dẫn đến co thắt phế quản hoàn toàn hoặc co thắt một phần.

Hen suyễn là chứng bệnh mạn tính thuộc hệ hô hấp. Khi cơn hen xuất hiện, niêm mạc ống phế quản sưng lên, có dấu hiệu viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Tình trạng co thắt và viêm nhiễm này khiến đường dẫn khi phục vụ quá trình hô hấp bị thu hẹp lại, giảm lưu lượng khí ra vào phổi. Nếu tình trạng phù nề nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ thu hẹp hết mức có thể khiến người bệnh gặp tình trạng khó thở, thở khò khè.

Bệnh hen suyễn có lây nhiễm không?

Bệnh hen suyễn là một trong những bệnh hô hấp có tác động lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người. Vì vậy, không ít người sẽ băn khoăn bệnh hen suyễn có lây nhiễm không và làm thế nào để phòng tránh.

Theo Bộ Y tế, bệnh hen suyễn là căn bệnh mạn tính nhưng không lây nhiễm cho người khác. Người bị hen suyễn và người khỏe mạnh vẫn có thể dùng chung vật dụng sinh hoạt hàng ngày với nhau mà không lo bị lây nhiễm, ảnh hưởng sức khỏe.

Lây qua đường nào?

Như đã chia sẻ ở trên, bệnh hen suyễn không có tính lây nhiễm. Mặc dù không phải nhóm bệnh lây nhiễm nhưng hen suyễn lại có tính di truyền. Nếu gia đình có người thân từng bị hen suyễn, tiền sử dị ứng thì tỷ lệ con cháu mắc bệnh hen sẽ cao hơn so với gia đình khỏe mạnh.

Bệnh hen suyễn là bệnh thuộc nhóm không lây

Bệnh hen suyễn là bệnh thuộc nhóm không lây

Bệnh hen suyễn có thể chữa khỏi không?

Ngoài bệnh hen suyễn có lây không thì bệnh hen suyễn có thể chữa khỏi không cũng là vấn đề đáng quan tâm. Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh hen suyễn đáng tiếc là bệnh lý chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bằng điều trị. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học, điều trị hen suyễn đúng cách sẽ giúp kiểm soát được bệnh hen hiệu quả. Điều này giúp người bệnh hen suyễn không bị diễn biến nặng hơn và giảm triệu chứng hen.

Bệnh hen suyễn có chữa dứt điểm được không chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Mặc dù không khỏi dứt điểm nhưng các loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn hiện nay rất an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân hoàn toàn có thể tiếp tục cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc bình thường như một người khỏe mạnh.

Theo ghi nhận của Bộ Y tế, một số trường hợp bệnh lý hen suyễn tự khỏi theo diễn biến tự nhiên của bệnh. Trường hợp này thường xảy ra ở loại bệnh hen khởi phát ngay từ khi còn nhỏ. Hen khởi phát ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường tự giới hạn đồng thời có tiên lượng tốt hơn hẳn so với tình trạng hen khởi phát khi đã vào tuổi trưởng thành.

Có đến gần 40% trường hợp trẻ em mắc bệnh hen khởi phát trong giai đoạn từ 0 – 4 tuổi dần hết hẳn triệu chứng vào độ tuổi trưởng thành. Ngoài ra, 25% các trường hợp bệnh hen suyễn trẻ em còn lại ở mức nhẹ cũng có thể kiểm soát tốt bệnh nếu tránh được các yếu tố gây kích ứng cơn hen. Chỉ có một số trường hợp nhỏ vẫn có triệu chứng hen tương đối nặng khi bước vào độ tuổi trưởng thành.

Thông thường, trẻ em bị bệnh hen suyễn từ khoảng 10 tuổi trở đi nếu bệnh có diễn biến tốt thì triệu chứng hen sẽ nhẹ, thưa dần và mất hẳn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vẫn có không ít trường hợp mắc bệnh hen từ khi còn nhỏ vẫn có nguy cơ hen suyễn trở lại khi đến độ tuổi trưởng thành.

Thay vì lo lắng bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không, bạn nên dành nhiều thời gian để nâng cao sức khỏe bằng chế độ tập luyện, ăn uống và nghỉ ngơi. Ngoài ra, đừng quên kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi tình trạng cơ thể thường xuyên. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào cảnh báo bệnh hen suyễn như khó thở, thở dốc, thở khò khè, ho nhiều và ho kéo dài người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

Bệnh hen suyễn không điều trị được dứt điểm 

Bệnh hen suyễn không điều trị được dứt điểm 

Thực đơn ăn uống bệnh hen suyễn

Bị bệnh hen suyễn nên kiêng gì là điều bạn cần biết để giảm thiểu tình trạng hen suyễn tái lại và đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Cụ thể những nhóm thực phẩm nên và không nên ăn của người bị bệnh hen suyễn như sau:

Bệnh hen suyễn nên ăn gì?

Tìm hiểu bệnh hen suyễn nên ăn gì và bổ sung vào thực đơn là cách giúp người bệnh hạn chế tái phát triệu chứng hen và duy trì chất lượng cuộc sống. Các nhóm thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn phải kể đến như:

Thực phẩm nhiều Vitamin C

Nhóm thực phẩm như cam, bưởi, kiwi, súp lơ, cà chua, ổi… là các loại thực phẩm nên bổ sung để giảm tình trạng thở khò khè và viêm mũi dị ứng thường gặp ở người bị hen suyễn.

Thực phẩm nhiều Vitamin D

Vitamin D được biết đến với tác dụng phổ biến là giảm triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp đồng thời cải thiện chức năng phổi tốt cho người bị bệnh hen suyễn. Một số thực phẩm giàu vitamin D phải kể đến như sữa, cá hồi, ngũ cốc, đậu nành, trứng cá…

Thực phẩm nhiều Magie

Magie được biết đến là chất đặc biệt quan trọng giúp kháng viêm, giãn cơ trơn cho người mắc bệnh hen. Các thực phẩm có nhiều Magie như rau xanh, quả bơ, đậu, các loại hạt, chuối, ngũ cốc, cà chua… cần được bổ sung thường xuyên vào thực đơn nhằm bảo vệ sức khỏe cho người bệnh hen.

Thực phẩm nhiều Omega – 3

Omega – 3 là chất béo tốt tìm thấy rất nhiều trong những loại cá sở hữu lớp mỡ dày như cá hồi, cá thu, cá trích…. Chất này được biết đến với tác dụng giảm nhanh tình trạng viêm đặc biệt tốt cho người mắc bệnh hen suyễn.

Thực phẩm nhiều vitamin A

Theo chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh hen suyễn thường sẽ có hàm lượng vitamin A thấp hơn hẳn so với người bình thường dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình làm việc của phổi. Vì vậy, để đảm bảo phổi và hệ hô hấp luôn khỏe mạnh, người bệnh nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin A như cá rốt, dứa, khoai lang và các loại rau có lá đậm như rau bina, rau cải…

Thực phẩm nhiều Alliums

Alliums là hợp chất được biết đến với tác dụng hạn chế tình trạng viêm nhiễm, cải thiện hô hấp và tăng sức đề kháng phòng tránh các bệnh cảm cúm hiệu quả. Vì vậy, người bệnh hen suyễn nên cung cấp đủ nhóm chất này để đảm bảo sức khỏe, hạn chế tái phát bệnh. Một số nhóm thực phẩm giàu Alliums bạn có thể tham khảo như hẹ tây, hành, tỏi…

Bệnh hen suyễn nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất

Bệnh hen suyễn nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất

Bệnh hen suyễn không nên ăn gì?

Ngoài bệnh hen suyễn có lây không, bạn nên tìm hiểu kỹ về các loại thực phẩm người bệnh nên tránh để hạn chế tình trạng bệnh hen tái phát. Vậy bệnh hen suyễn không nên ăn gì? Dưới đây là một số nhóm thực phẩm nên tránh đối với người mắc bệnh lý này.

Thực phẩm nhiều calo

Tình trạng béo phì do nạp nhiều calo là một trong những nguyên nhân gây bệnh hen suyễn. Vì vậy, bạn nên kiểm soát lượng calo vào trong cơ thể để đảm bảo cung cấp năng lượng hợp lý, tránh calo dư thừa dẫn đến tăng cân và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Chất kích thích

Chất kích thích như rượu và thuốc lá cần phải tránh xa nếu bạn không muốn bệnh hen suyễn tái phát. Các loại chất này đặc biệt nguy hiểm chứa các chất gây ung thư và nhiều độc tố khác gây kích thích phế quản co thắt và tăng tiết dịch nhầy khiến người bệnh có thể lên cơn hen suyễn cấp tính ảnh hưởng đến tính mạng.

Thức uống có gas

Thức uống có gas gây áp lực đến cơ hoành, trào ngược axit dẫn đến tình trạng khó thở. Vì vậy, người bị hen suyễn nên hạn chế tối đa uống các loại thức uống có gas để tránh khiến triệu chứng hen suyễn nặng thêm.

Thực phẩm gây dị ứng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hen suyễn có thể là do dị ứng thức ăn. Vì vậy, người bệnh nên tránh ăn những loại thực phẩm gây dị ứng và các loại thức ăn làm từ nhóm thực phẩm này.

Bệnh hen suyễn nên tránh xa rượu bia, thuốc lá

Bệnh hen suyễn nên tránh xa rượu bia, thuốc lá

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không phụ thuộc vào từng cấp độ bệnh và sức khỏe của từng người. Bệnh hen có thể chia ra làm hai loại chính như sau:

Hen suyễn mức độ nhẹ

Hen suyễn mức độ nhẹ là những cơn ho dai dẳng thường xuất hiện khoảng 4 – 6 lần/tuần. Các triệu chứng ho hen suyễn thường xuất hiện vào ban đêm với tần suất khoảng 3 – 4 lần/tháng. Các cơn hen suyễn này gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng.

Hen suyễn mức độ nặng

Hen suyễn nặng là tình trạng người bệnh lên cơn hen bất ngờ gây khó thở dữ dội, toàn thân tím tái, co rút và thở có tiếng rít, khò khè đặc trưng. Nếu người bệnh gặp phải triệu chứng này cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa để cấp cứu kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người mắc bệnh hen suyễn nên chuẩn bị sẵn máy khí dung , nhiệt kế tại nhà để sử dụng khi cần. Bạn có thể tham khảo dòng máy khí dung và nhiệt kế hồng ngoại đa năng của thương hiệu Moaz BeBe với giá thành phải chăng cùng nhiều tính năng thông minh hữu ích.

Nhiệt kế hồng ngoại Moaz BeBe MB - 017 phù hợp với mọi gia đình

Nhiệt kế hồng ngoại Moaz BeBe MB – 017 phù hợp với mọi gia đình

Bài viết trên là những chia sẻ về bệnh hen suyễn có lây không, có nguy hiểm không và gợi ý những nhóm thực phẩm nên hay không nên ăn. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.

 

 

Đánh giá bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý