SELECT MENU

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trẻ em: 5+ điều mẹ cần biết

Moaz BéBé - - 159
Share:

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh lý có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng cũng có thể chuyển biến nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cùng tìm hiểu bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng chống bệnh cho trẻ trong bài viết dưới đây.

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trẻ em

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trẻ em, cha mẹ cần hiểu rõ về khái niệm và độ tuổi trẻ thường mắc phải bệnh lý này.

Khái niệm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là tình trạng bệnh nhân bị nhiễm trùng ở đường dẫn khí trên gây ảnh hưởng đến khoang mũi, thanh quản và hầu họng. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh lý này thường xuyên xảy ra vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

Thông thường, chu kỳ của bệnh hô hấp sẽ diễn ra trong khoảng 3- 14 ngày. Đa số trường hợp sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, một số trường hợp tình trạng nhiễm trùng gây biến chứng thành các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm xoang, viêm phổi.

Các độ tuổi trẻ em thường gặp bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ em khoảng từ 0 – 6 tuổi dễ mắc bệnh lý này vì sức đề kháng kém. Độ tuổi dễ mắc bệnh nhất là thời điểm trẻ bắt đầu đi học mầm non tiếp xúc với nhiều loại virus và mầm bệnh về đường hô hấp.

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ

Triệu chứng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

Triệu chứng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở mỗi người sẽ khác nhau. Tùy theo tình trạng sức khoẻ và sức đề kháng của mỗi người mà các triệu chứng bệnh có thể nặng hay nhẹ, kéo dài vài ngày hay vài tuần. Tuy nhiên, thông thường những triệu chứng phổ biến nhất mà đa số người nhiễm bệnh hô hấp đều sẽ gặp phải như sau:

Triệu chứng ho có đờm, ho khan, ho theo cơn…

  • Cảm giác khó chịu ở mũi, chảy nước mũi, hắt xì, nghẹt mũi.
  • Triệu chứng sốt nhẹ đến sốt cao tùy từng nhóm bệnh.
  • Cảm giác đau rát và nhức phần bên trong mũi.
  • Đau rát họng, họng đỏ, khó ăn uống.

Các triệu chứng này thường gặp phải trong giai đoạn đầu của bệnh. Triệu chứng có thể nặng hơn sau 2 – 3 ngày hoặc thuyên giảm dần tùy vào cách chăm sóc, điều trị và sức đề kháng của trẻ. Nếu tình trạng ho vẫn kéo dài có thể do đường thở vẫn còn bị sưng do viêm. Nhiều trẻ sẽ ho và chảy nước mũi kéo dài sau 2 – 3 tuần cho đến khi phần mũi họng phục hồi hẳn sau tổn thương.

Ngoài những triệu chứng chính kể trên, bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp còn có thể nhận diện qua một số dấu hiệu khác như:

  • Hơi thở trẻ có mùi.
  • Trẻ quấy khóc khó chịu do cơ thể mệt mỏi.
  • Trẻ mất khứu giác, khó thở đặc biệt khi ngủ.
  • Đổ ghèn mắt, dụi mắt thường xuyên.

Mặc dù các bệnh lý về đường hô hấp đa số có thể tự khỏi nhưng nếu triệu chứng bệnh ngày càng nặng thêm cha mẹ nên cho bé đến bệnh viện để thăm khám sức khỏe. Khi trẻ gặp các triệu chứng bất thường như sau bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay!

  • Trẻ sốt cao liên tục từ 3 ngày trở lên.
  • Trẻ có dấu hiệu khó thở, thở lõm lồng ngực, thở rít.
  • Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp có tiền sử hen suyễn.
  • Các triệu chứng ho, nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài hơn 2 tuần.
  • Môi của trẻ chuyển sang màu xanh hoặc màu tím.
  • Trẻ khó nuốt và gần như không ăn uống được.
  • Trẻ thường xuyên buồn nôn và bị tiêu chảy kéo dài.
Trẻ khó thở, nghẹt mũi và quấy khóc

Trẻ khó thở, nghẹt mũi và quấy khóc

Nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp

Theo các chuyên gia về sức khỏe trẻ em, nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ chủ yếu do virus gây ra. Tác nhân gây bệnh sẽ truyền từ người này qua người khác bằng đường hô hấp khi tiếp xúc gần. Nếu trẻ khỏe mạnh hít phải hay tiếp xúc với những giọt hô hấp bắn ra từ trẻ bệnh sẽ khiến virus xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh lý này.

Hiện nay, có đến hơn 200 loại virus có thể gây ra bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài virus, có những yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phải kể đến như:

  • Trẻ đang có tổn thương ở phần mũi hoặc khoang mũi.
  • Trẻ không có thói quen rửa tay đúng cách và thường xuyên.
  • Trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều trẻ em khác có sức đề kháng kém.
  • Trẻ hay đến những nơi đông người như trường học, siêu thị, trạm xe.
  • Trẻ có sức đề kháng kém, ăn ít và không thường xuyên vận động.
  • Trẻ mắc bệnh lý amidan, VA

Đối với những trẻ hay mắc bệnh về đường hô hấp, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh để ngăn chặn từ gốc vấn đề, hạn chế tình trạng trẻ tái lại bệnh lý thường xuyên.

>> Xem thêm: Nhiễm trùng đường hô hấp có lây không? Có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường hô hấp có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường hô hấp có nguy hiểm không là câu hỏi nhiều bậc cha mẹ băn khoăn. Nhìn chung, đây là bệnh lý có tính lây lan nhanh và mọi người cần biết cách phòng chống bệnh để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Ảnh hưởng việc nhiễm trùng đường hô hấp

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ em nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời có thể gây tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ảnh hưởng đến sức khoẻ. Biến chứng nghiêm trọng nhất của nhiễm trùng đường hô hấp là tử vong do tình trạng đồng nhiễm cộng hưởng ra nhiều bệnh lý khác như viêm phổi.

Một bệnh lý hết sức đơn giản mà trẻ em thường xuyên mắc phải như cảm cúm vào mùa đông cũng có thể biến chuyển thành viêm phổi. Trẻ độ tuổi càng nhỏ chuyển biến xấu về bệnh hô hấp càng nhanh. Có không ít trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp trên thể nặng không được trị kịp thời đã dẫn đến viêm não, viêm tim hay viêm cầu thận ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Vì vậy, có thể kết luận nhiễm trùng đường hô hấp là bệnh lý nguy hiểm với trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ cần quan sát trẻ và nắm bắt những dấu hiệu bất thường đồng thời đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ

Cách phòng tránh bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

Bệnh lý về hô hấp lây nhiễm qua đường không khí nên khó có thể phòng tránh hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, trong những ngày giao mùa hay thời tiết thay đổi, trẻ càng dễ mắc những bệnh lý này khi tiếp xúc chung một môi trường với người mắc bệnh.

Để giảm rủi ro bị lây nhiễm bệnh về đường hô hấp, cha mẹ có thể tham khảo các cách phòng chống như sau:

  • Tránh những nơi tụ tập đông người, các không gian kín và hẹp.
  • Hạn chế cho trẻ ra ngoài chơi trong vùng dịch, đặc biệt là vào thời điểm các tháng mùa thu và mùa đông.
  • Tránh dùng chung vật dụng như cốc, bát, thìa với người khác.
  • Thường xuyên làm sạch và khử trùng không gian phòng ngủ, phòng chơi cho trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng nước rửa tay sát khuẩn thường xuyên.
  • Che miệng và mũi lại khi ho hay hắt hơi.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng lành mạnh, vận động thường xuyên.
  • Sử dụng nhiệt ẩm kế trong phòng để đo độ ẩm và chọn độ ẩm phù hợp bằng máy tạo ẩm, đặc biệt trong những tháng mưa dầm, độ ẩm cao.
  • Súc miệng nước muối thường xuyên, uống nhiều nước.

Mắc bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dù ở trẻ em hay người lớn đều dẫn đến sự mệt mỏi, sức khoẻ giảm sút. Vì vậy, người bệnh cần được nghỉ ngơi tốt, ăn uống đầy đủ, bổ sung dưỡng chất và đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường.

Phòng chống bệnh nhiễm trùng đường hô hấp đúng cách

Phòng chống bệnh nhiễm trùng đường hô hấp đúng cách

Cách điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trẻ em

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trẻ em cần được điều trị kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Tuỳ theo triệu chứng bệnh và tình trạng sức khoẻ mà cha mẹ có thể chọn cách điều trị sao cho phù hợp.

Thuốc điều trị

Một số bệnh lý về đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng có thể tự thuyên giảm theo thời gian mà không cần thiết phải điều trị y khoa. Tuy nhiên, với đối tượng trẻ em bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường chuyển biến xấu rất nhanh nên cha mẹ cần quan sát và sử dụng thuốc điều trị cho bé khi cần.

Thuốc trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là các loại thuốc giúp giảm triệu chứng bệnh. Một số nhóm thuốc phổ biến thường dùng trong điều trị các bệnh lý hô hấp phải kể đến như:

  • Thuốc kháng Histamin: Các loại thuốc kháng histamin được sử dụng nhiều nhất như diphenhydramine, brompheniramine…
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Phổ biến nhất là nhóm thuốc paracetamol và ibuprofen.
  • Thuốc trị nghẹt mũi: Các loại thuốc như phenylephrine, oxymetazoline…

Trong trường hợp trẻ cần dùng thuốc, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại phòng khám nhi, bệnh viện uy tín để được tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp. Các dòng thuốc kê đơn cần phải có chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp tự ý cho trẻ uống thuốc có thể gây ra những biến chứng về sức khỏe.

Điều trị bằng dân gian

Các bệnh lý về đường hô hấp ở trẻ em thường rất dai dẳng và dễ tái đi tái lại. Sau đợt điều trị kháng sinh, trẻ vẫn có thể bị ho, chảy nước mũi kéo dài khoảng vài tuần. Sử dụng các phương pháp điều trị dân gian là cách tốt nhất giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em một cách an toàn và hiệu quả.

Một số cách điều trị bệnh về đường hô hấp ở trẻ cha mẹ có thể tham khảo như sau:

Sử dụng hỗn hợp nước vo gạo, rau diếp cá

Nước vo gạo và lá diếp cá có tác dụng giảm ho và chữa cảm sốt hiệu quả. Cả hai thành phần này đều đảm bảo sự lành tính, hương vị dễ uống và cách làm rất đơn giản.

  • Dùng một nắm diếp cá rửa sạch và giã nhuyễn.
  • Dùng một bát nước vo gạo trộn với hỗn hợp nước diếp cá vừa giã.
  • Đun nhỏ lửa khoảng 20 phút và chắt phần nước cho bé uống ngày 3 lần.

Sử dụng lá hung chanh

Lá húng chanh là loại lá được nhiều bà mẹ bỉm sữa biết đến với tác dụng lợi phế, long đờm hiệu quả. Húng chanh có thể rửa sạch ăn sống hoặc chế biến thành nhiều bài thuốc khác nhau. Một trong những cách sử dụng lá húng chanh trị ho cho bé phổ biến nhất mẹ có thể tham khảo như sau:

  • Rửa sạch một nắm lá húng chanh và đem thái nhỏ hoặc giã nát.
  • Cho thêm đường phèn, nên sử dụng đường phèn vàng tốt cho bé. Với bé trên 12 tháng có thể sử dụng mật ong.
  • Đem hấp cách thuỷ hỗn hợp húng chanh đường phèn mật ong khoảng 5 phút.
  • Chắt nước ra và cho trẻ uống khi còn ấm, uống mỗi ngày hai lần.

Sử dụng cây xương sông trị ho, tiêu đờm

Cây xương song là giống cây có tác dụng trị cảm sốt, tiêu đờm và trị khàn tiếng rất hiệu quả. Lá của cây có mùi vị dễ ăn và có thể kế hợp cùng nhiều loại lá khác để tạo thành một bài thuốc trị ho dân gian hiệu quả nhất.

Với trẻ em, sử dụng cây xương sông có thể làm theo cách sau:

  • Chọn lá xương sông non, không bị sâu.
  • Sử dụng thêm lá hẹ và đem rửa sạch cả hai loại lá.
  • Thái nhỏ lá xương sông và lá hẹ cho thêm đường phèn hấp cách thuỷ.
  • Sử dụng nước lá xương sông, lá hẹ cho trẻ uống nhiều lần trong ngày, nên uống khi còn ấm.

Sử dụng quả lê trị ho

Theo Đông Y, quả lê là loại quả có tính ngọt mát giúp nhuận phế, thanh nhiệt và giảm ho hiệu quả. Đây là thành phần thường có trong các bài thuốc từ thiên nhiên giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Ngoài ăn trực tiếp quả lê, mẹ có thể kết hợp lê cùng nhiều nguyên liệu khác để tăng hiệu quả trị ho cho trẻ. Món lê chưng đường phèn, mật ong với vị ngọt tự nhiên là bài thuốc đơn giản nhất giúp trẻ dễ uống và giảm nhanh các triệu chứng ho. Cách làm đơn giản như sau:

  • Rửa sạch quả lê và cắt bỏ phần chóp đầu của quả.
  • Khoét phần hạt bên trong quả lê và cho đường phèn vào bên trong.
  • Đậy nắp quả lê lại và chưng cách thuỷ khoảng 15 phút, đủ thời gian để đường phèn tan ra ngấm vào thịt quả lê và những tinh chất trong lê hoà quyện vào nhau.
  • Cho trẻ uống nước lê bên trong khi còn ấm.
  • Mỗi ngày nên sử dụng khoảng 2 lần để giảm triệu chứng ho nhanh nhất.

Nhiễm trùng đường hô hấp và cách điều trị như thế nào sẽ phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và thể trạng riêng của từng trẻ. Đây là bệnh lý tương đối nguy hiểm cha mẹ không nên chủ quan. Nhằm tăng quá trình phục hồi sức khoẻ và giảm triệu chứng bệnh, cha mẹ có thể kết hợp sử dụng thuốc điều trị theo phác đồ của bác sĩ và các bài thuốc dân gian kể trên.

Điều trị đúng cách giúp trẻ nhanh hồi phục

Điều trị đúng cách giúp trẻ nhanh hồi phục

Lưu ý khi điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp để hiệu quả

Để hỗ trợ điều trị bệnh về đường hô hấp, cha mẹ cần lưu ý tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé. Điều này giúp trẻ có thể cải thiện tình trạng sức khoẻ đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và mau chóng hồi phục sau bệnh.

Ngoài ra, nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới một phần do môi trường sống. Môi trường ô nhiễm, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em thường xuyên tái đi tái lại bệnh về đường hô hấp. Để cải thiện sức khỏe, ngoài việc bổ sung dưỡng chất tăng sức đề kháng từ bên trong, cha mẹ cần đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho trẻ.

Nhiều gia đình có trẻ nhỏ hiện nay thường sử dụng nhiệt ẩm kế đa năng dùng để theo dõi chính xác mức nhiệt và độ ẩm trong nhà. Đây là cách tốt nhất giúp cha mẹ có thể tuỳ chỉnh điều hoà, máy hút ẩm, tạo ẩm sao cho nhiệt độ và độ ẩm về mức cho phép. Nhờ vậy, chất lượng không khí và môi trường xung quanh trẻ được đảm bảo một cách tốt nhất giúp giữ gìn sức khoẻ, hạn chế triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp.

Nhiệt ẩm kế đa năng Moaz BeBe MB – 027 là lựa chọn sáng suốt được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng sử dụng. Chỉ với mức giá 295.000 đồng, gia đình đã sở hữu ngay một thiết bị đa năng giúp theo dõi mức nhiệt, độ ẩm trong nhà. Kích thước của nhiệt ẩm kế rất nhỏ gọn, kiểu dáng tinh tế và sử dụng pin tiện lợi.

Một ưu điểm của mẫu nhiệt ẩm kế đa năng Moaz BeBe MB – 027 là thời gian đo chỉ 2 giây, phạm vi nhiệt độ đo rộng, – 10 đến 65 độ C. Phạm vi độ ẩm đo được của thiết bị từ 20 – 90%. Ngoài tính năng chính, nhiệt ẩm kế của Moaz BeBe còn tích hợp thêm chế độ báo thức và chế độ đèn sáng đêm đặc biệt tiện lợi cho mọi gia đình.

Nhiệt ẩm kế đa năng Moaz BeBe MB – 027 cần thiết cho gia đình có trẻ nhỏ

Nhiệt ẩm kế đa năng Moaz BeBe MB – 027 cần thiết cho gia đình có trẻ nhỏ

Bài viết trên là những chia sẻ đầy đủ và chi tiết nhất về bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp cha mẹ hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách điều trị bệnh lý này.

 

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý