SELECT MENU

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì? Thuốc dùng cho người bệnh

Moaz BéBé - - 106
Share:

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì và kiêng gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu về thực đơn cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các loại thuốc kháng sinh cần dùng trong điều trị bệnh và giải đáp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không bạn nhé.

Thực đơn cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì, kiêng gì là điều cần đặc biệt quan tâm. Với chế độ ăn lành mạnh, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể và hỗ trợ quá trình điều trị, phục hồi sức khỏe một cách tốt nhất.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiêng ăn gì

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiêng ăn gì cần tuân thủ theo tư vấn của bác sĩ và tình trạng bệnh lý của từng cá nhân. Nhìn chung, để giảm triệu chứng khó chịu của bệnh và cải thiện sức khỏe, người bệnh nên tránh các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm nhiều muối

Những món ăn chứa nhiều muối hay thực phẩm đóng hộp tỷ lệ muối cao làm tăng tình trạng giữ nước trong cơ thể đồng thời gây áp lực cho tim. Điều này có thể dẫn đến những ảnh hưởng đáng tiếc đến sức khoẻ của người bệnh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo tư vấn của bác sĩ, mỗi bữa ăn của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều cần hạn chế lượng muối một cách tối đa. Thông thường, người bệnh chỉ nên bổ sung dưới 0.6g muối trong một ngày để đảm bảo sức khỏe.

Trái cây hạt cứng

Nhóm trái cây hạt cứng như mơ, đào, xoài, dừa có thể làm tăng nguy cơ đầy hơi cho người bệnh do hàm lượng carbohydrate tăng cao bên trong đường tiêu hoá. Nếu người bệnh thường xuyên ăn trái cây có hạt cứng trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều vấn đề về hệ tiêu hoá và tạo gánh nặng cho đường hô hấp.

Các loại đậu và rau

Các loại đậu tuy tốt cho sức khoẻ nhưng làm tăng nguy cơ gây đầy hơi không tốt cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các giống đậu và rau như đậu bắp, tỏi tây, rau cải, hành không nên bổ sung vào thực đơn của người bệnh tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Cà phê, thuốc lá

Cà phê và thuốc lá đều có chất ảnh hưởng đến sự hiệu quả của các loại thuốc dùng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nếu sử dụng cà phê và thuốc lá, các triệu chứng bệnh sẽ diễn ra nặng hơn đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như ung thư phổi, biến chứng thần kinh.

Ngoài những thực phẩm nên tránh kể trên, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong quá trình điều trị nên tránh hoạt động thể chất nặng, cung cấp đủ nước cho cơ thể đồng thời tránh lo lắng, căng thẳng ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ chứa hàm lượng chất béo không lành mạnh gây cảm giác đầy hơi và khó tiêu. Với những người đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hiện tượng đầy hơi khó tiêu vô tình dẫn đến tình trạng khó thở khiến các dấu hiệu bệnh càng nặng nề hơn.

Hạn chế các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ

Hạn chế các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì

Bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính nên bổ sung chế độ dinh dưỡng lành mạnh với nhiều nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp tăng sức đề kháng, hồi phục sức khoẻ và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh có kết quả tốt nhất.

Nhìn chung, một số nhóm thực phẩm người bệnh nên bổ sung mỗi ngày như sau:

Thực phẩm giàu protein

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn các loại thực phẩm giàu protein tốt cho sức khỏe. Protein rất cần thiết trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể đồng thời hỗ trợ các tế bào hoạt động một cách trơn tru nhất. Các nhóm thực phẩm giàu protein bạn có thể tham khảo như:

  • Thịt gia súc: Có nhiều trong thịt cừu, thịt bò, nội tạng động vật.
  • Thịt gia cầm: Có nhiều trong thịt gà, thịt ngỗng, thịt ngan…
  • Các loại trứng: Trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng, trứng chim…
  • Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hạt dẻ cười, hạt mè, hạt óc chó, hạt bí…
  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu gà, đậu lăng, đậu Hà Lan…
  • Các loại hải sản: Cá bơn, cá hồi, cá ngừ, tôm, sò, hàu, mực, ốc, bạch tuộc…

Carbohydrate phức hợp

Những nhóm thực phẩm có nhiều carbohydrate hỗn hợp nên bổ sung vào thực đơn của người bệnh để tăng sức đề kháng đồng thời cải thiện hệ tiêu hoá, kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Một số loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất này phải kể đến như lúa mạch, các loại đậu, các loại hạt.

Thực phẩm giàu Kali

Kali là khoáng chất rất cần thiết trong hoạt động của phổi. Thiếu hụt Kali khiến con người dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Vì vậy, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu Kali như các loại rau xanh đậm, cà chua, rau dền, cam…

Trái cây tươi

Trái cây tươi chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào rất cần thiết cho cơ thể. Sử dụng trái cây tươi mỗi ngày giúp cơ thể người bệnh tăng sức đề kháng tự nhiên đồng thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp cải thiện sức khỏe hiệu quả. Các loại trái cây tự nhiên còn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên dồi dào giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành, giảm triệu chứng viêm nhiễm một cách hiệu quả nhất.

Bạn có thể tham khảo một số loại trái cây giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất như:

  • Dâu tây: Chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào như vitamin C, axit phenolic và flavonoid  giúp giảm dấu hiệu viêm, tăng hàm lượng chất xơ tốt cho tiêu hoá.
  • Nho: Chứa hàm lượng chất dinh dưỡng lành mạnh cùng hàng loạt chất chống oxy hoá như epicatechin, axit protocatechuic, axit gallic…
  • Táo: Chứa chất dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả.
  • Quả việt quất: Loại quả chứa chất oxy hoá mạnh làm giảm nguy cơ tim mạch và tiểu đường đồng thời tăng sức khỏe tinh thần cho người bệnh.
  • Cà chua: Loại quả giàu lycopene mang lại nhiều lợi ích cho tim và hệ miễn dịch.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn trái cây, rau củ quả tươi

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn trái cây, rau củ quả tươi

Thuốc dùng trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Các loại thuốc dùng trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nhiều loại và tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kê kết hợp những loại thuốc khác nhau. Một số dòng thuốc điều trị bệnh lý này được sử dụng phổ biến hiện nay như thuốc giãn phế quản, thuốc corticoid dạng hít hay nhóm thuốc methylxanthine, Roflumilast.

Những trường hợp bệnh có triệu chứng nặng, bác sĩ có thể sẽ kê kháng sinh trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kết hợp cùng nhiều loại thuốc khác nhau để cải thiện tình trạng bệnh. Trong điều trị bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính, loại thuốc giãn phế quản dạng phun hít khí dung được ưu tiên.

Dựa theo tần suất đợi bệnh cấp của bệnh nhân và triệu chứng bệnh mà bác sĩ sẽ chia bệnh nhân ra từng nhóm bệnh khác nhau và sử dụng thuốc, phương pháp điều trị thích hợp cho từng nhóm.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không?

Ngoài tìm hiểu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì và kiêng gì, người bệnh còn thường băn khoăn đến bệnh lý này có lây không. Hiểu rõ cơ chế của bệnh sẽ giúp bạn giải đáp chính xác nhất thắc mắc này.

Cơ chế bệnh tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính xảy ra chủ yếu do hút thuốc lá và hít phải một lượng lớn khói thuốc lá trong thời gian dài. Đồng thời, bệnh lý này còn xuất hiện nhiều ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với khói từ sản xuất công nghiệp, đốt nhiên liệu sưởi ấm, ô nhiễm không khí….

Không khí đi xuống phần khí quản vào vào phổi, qua phế quản sau đó phân chia thành nhiều tiểu phế quản và kết thúc tại các cụm túi khí nhỏ gọi là phế nang. Những phế nang này có điểm chung là rất mỏng và chứa đầy những mao mạch máu nhỏ. Oxy ở không khí đi vào những mạch máu này và tiến vào máu đồng thời lượng khí carbon dioxide sẽ thải ra ngoài. Với cơ chế như trên, tình trạng tắc nghẽn đường thở sẽ xảy ra khi:

  • Khí phế thũng làm phá huỷ các phế nang và sợi đàn hồi ở phế nang dẫn đến đường thở nhỏ lại, suy yếu luồng khí thở ra.
  • Người bệnh bị viêm phế quản mạn tính dẫn đến những ống phế quản bị viêm ngăn chặn lưu thông đường thở.
  • Phế quản phổi của người bệnh bị tổn thương bởi khói thuốc hay các chất kích thích khác.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không có tính lây lan

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không có tính lây lan

Kết luận bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không

Nếu bạn đang băn khoăn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không thì câu trả lời chắc chắn là không. Nguyên nhân gây bệnh lý này chủ yếu do người bệnh hút thuốc là và thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại. Vì vậy, bệnh lý này hoàn toàn không có nguy cơ lây lan từ người sang người.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tuy không lây lan nhưng có thể sẽ tái lại thường xuyên với những người đã có tiền sử mắc bệnh. Vì vậy, gia đình có người mắc bệnh lý này cần luôn chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc và thiết bị hỗ trợ điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

Đặc biệt, mỗi gia đình nên tự trang bị một chiếc nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt khi có triệu chứng bệnh. Sử dụng nhiệt kế hồng ngoại đa năng Moaz BeBe MB – 024 là gợi ý được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Đây là thiết bị đo thân nhiệt đa năng đặc biệt tiện lợi và nhanh chóng. Người dùng chỉ cần hướng đầu dò của thiết bị lên trán và nhấn nút đo, khi ấy nhiệt độ cơ thể sẽ hiển thị rõ ràng trên màn LCD chỉ sau một giây.

Ưu điểm của nhiệt kế hồng ngoại đa năng là có thể đo nhiệt độ trên vùng trán hoặc ống tai ngoài. Thời gian đo nhiệt nhanh chóng và tích hợp tính năng nhớ 32 lần đo thân nhiệt rất tiện lợi trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho người ốm.

Nhiệt kế hồng ngoại Moaz BeBe MB - 024 cần có trong mọi gia đình

Nhiệt kế hồng ngoại Moaz BeBe MB – 024 cần có trong mọi gia đình

Bài viết trên đây là những chia sẻ về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì, kiêng gì và những thông tin liên quan. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.

 

 

Đánh giá bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý