SELECT MENU

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Moaz BéBé - - 116
Share:

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý hô hấp dẫn đến tình trạng đường thở hẹp hơn hẳn so với bình thường. Bệnh lý gây khó thở, suy giảm hô hấp dẫn đến làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu chi tiết về biểu hiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nguyên nhân, cách điều trị và phòng chống bệnh lý này trong bài viết dưới đây.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Ngoài bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì, mọi người cần quan tâm đến biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh để có thể phát hiện, phòng chống bệnh một cách tốt nhất.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được viết tắt là COPD thuộc nhóm bệnh viêm phổi nguy hiểm gây tắc nghẽn phổi. Bệnh lý tắc nghẽn phổi mạn tính sẽ bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính. Khí phế thũng chỉ những tổn thương ở túi khí trong phổi. Viêm phế quản mãn tính là tình trạng phế quản viêm kéo dài khiến đờm nhầy trong phế quản.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính xuất hiện khá nhiều ở người trung niên và người cao tuổi, đặc biệt là người hút thuốc lá. Có không ít trường hợp người bệnh không nhận ra mình mắc phải bệnh lý này vì những triệu chứng ban đầu của bệnh khá mờ nhạt. Khi các vấn đề hô hấp bắt đầu trở nên tồi tệ theo thời gian là lúc bệnh phổi tắc nghẽn đã trở thành bệnh mạn tính khó điều trị và gây nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe.

Dấu hiệu, biểu hiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có các triệu chứng khác nhau tùy từng giai đoạn và thể trạng của từng người. Nhìn chung, những triệu chứng chính dễ nhận thấy của bệnh lý này như sau:

  • Người bệnh cảm thấy khó thở, đặc biệt là khi hoạt động mạnh.
  • Người bệnh bị ho khan, ho có đờm dai dẳng nhiều năm.
  • Thở khò khè liên tục và thường xuyên mắc bệnh các bệnh lý về nhiễm trùng đường hô hấp.

Trong trường hợp không điều trị kịp thời, các triệu chứng bệnh sẽ tiến triển ngày một nặng hơn. Có những giai đoạn triệu chứng khó thở và ho khan tăng mạnh dẫn đến bệnh nhân sốt cao được gọi là đợt bùng phát hay đợt bệnh cấp.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe

Nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong đó, các nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phổ biến nhất phải kể đến như sau:

  • Những yếu tố nội tại bao gồm tình trạng khuyết tật hay thiếu hụt về gen.
  • Những yếu tố do môi trường như tình trạng ô nhiễm khí thải, khói thuốc lá hay những tác nhân gây dị ứng như lông thú, khói độc.

Theo những nghiên cứu mới đây, có đến 90% trường hợp bệnh nhân nhiễm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều có tiền sử hút thuốc lá. Người hút thuốc lá trên 10 điếu mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Ngoài ra, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính còn có thể do các yếu tố nghề nghiệp như thợ mỏ, công nhân xây dựng thường xuyên tiếp xúc với những yếu tố gây kích thích phế quản làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính còn có thể do những yếu tố khác như nhiễm độc không khí. Điều này ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ hô hấp làm bệnh lý phổi tắc nghẽn nặng hơn, tăng nguy cơ tử vong.

Nguyên nhân mắc bệnh có thể do hút thuốc lá nhiều ảnh hưởng đến chức năng phổi

Nguyên nhân mắc bệnh có thể do hút thuốc lá nhiều ảnh hưởng đến chức năng phổi

Biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu không can thiệp sớm sẽ dẫn đến nhiều di chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Các biện chứng phải kể đến của bệnh lý này bao gồm:

Hội chứng suy hô hấp cấp

Hội chứng suy hô hấp cấp hay còn gọi là ARDS. Bệnh lý này thường xuất hiện khi các bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn kéo dài. Tình trạng phổi không được tiếp nhận đủ oxy khiến các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng lâu ngày dẫn đến tình trạng suy hô hấp cấp ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Nhiễm trùng phổi

Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng phổi hay viêm phổi. Nhiễm trùng phổi là bệnh lý rất nguy hiểm làm suy yếu chức năng phổi đồng thời gây sụt giảm sức khỏe có thể dẫn đến tử vong.

Suy tim

Có đến 50% bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính có thể biến chứng đến suy tim. Khi các triệu chứng bệnh nặng, lượng không khí ra vào phổi bị cản trở không thay mới thường xuyên đồng thời các vách phế nang cũng dần bị phá hủy. Điều này khiến nồng độ oxy trong máy giảm hẳn ảnh hưởng đến hoạt động của tim. Tình trạng suy tim có thể diễn ra ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh.

Phổi xẹp

Phổi xẹp là một trong những biến chứng rất nguy hiểm của bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính. Ở bệnh nhân mắc bệnh này, sự tắc nghẽn đường thở lâu ngày khiến lượng khí hít trong phế nang không thở ra hết.

Lượng khí này sẽ tích tụ bên trong và tăng lên mỗi ngày khiến phế nang căng giãn ra và mỏng dần. Đến một thời điểm nhất định, phế nang có thể bị vỡ ra tràn vào khoang màng phổi gây tràn khí màng phổi làm người bệnh khó thở đột ngột, tăng nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Loãng xương

Tình trạng loãng xương thường gặp ở rất nhiều người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng người bệnh hút nhiều thuốc và không tập thể dục, thể thao thường xuyên. Người bị chứng loãng xương có hệ xương yếu và dễ gãy khiến họ gặp nhiều khó khăn khi vận động.

Rung tâm nhĩ

Rung màng nhĩ là hiện tượng loạn nhịp tim khá phổ biến ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn cấp. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là do thiếu oxy cơ tim, rối loạn điện giải hay suy tim. Bệnh rung tâm nhĩ thường khiến bệnh nhân khó thở và là tăng nguy cơ gây tắc mạch máu não.

Biến chứng thần kinh

Các biến chứng thần kinh người bệnh thường gặp phải là triệu chứng mất ngủ, đau đầu, chóng mặt và stress kéo dài. Tình trạng này thường xảy ra do người bệnh bị thiếu oxy máu và lượng CO2 trong máu tăng quá cao. Người bệnh thường bị mất tập trung và giảm khả năng làm việc bằng trí óc.

Ung thư phổi

Ung thư phổi là biến chứng rất nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi nếu thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm hay có lối sống, sinh hoạt không lành mạnh.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác

Lúc nào cần bác sĩ tư vấn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Khi các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dai dẳng kéo dài, người bệnh cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. Đặc biệt, người bệnh tuổi cao, có thói quen hút thuốc và thường xuyên mắc các bệnh lý về nhiễm trùng hô hấp càng cần thăm khám bác sĩ sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần điều trị sớm để đảm bảo giảm những biến chứng bệnh. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về triệu chứng bệnh, những thói quen hàng ngày để xác định nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đồng thời có cách điều trị tốt nhất.

Cách điều trị bệnh phổi tắc ngh6n mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị cần chú ý nhiều vấn đề để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hạn chế tình trạng bệnh quay lại. Tùy theo bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và xem xét các triệu chứng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau. Cụ thể như sau;

Phục hồi chức năng hô hấp

Phục hồi chức năng hô hấp không thể chữa khỏi bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, cách này nếu tuân thủ điều trị sẽ giúp người bệnh kiểm soát được bệnh lý này, gia tăng thể lực và đảm bảo chất lượng cuộc sống như người khỏe mạnh khác.

Phục hồi chức năng phổi là chương trình thể dục thể thao, vật lý trị liệu để hỗ trợ, kích thích hệ hô hấp hoạt động đúng cách. Chương trình này giúp người dùng kiểm soát được hơi thở và điều hòa chúng một cách hợp lý nhất.

Sử dụng liệu pháp thở oxy

Thở oxy là liệu pháp giúp người bệnh cải thiện sức khỏe trong tình trạng đang thiếu oxy máu hay suy hô hấp. Tùy theo mỗi trường hợp mà liệu pháp thở oxy sẽ được sử dụng ngắn hạn hay chỉ định dùng dài hạn tại nhà.

Phẫu thuật xâm lấn

Phương pháp phẫu thuật xâm lấn chỉ sử dụng khi các biểu hiện của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trở nặng và không điều trị được bằng các phương pháp khác. Các kỹ thuật phẫu thuật chủ yếu giúp cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm:

  • Phẫu thuật ghép phổi: Phương pháp sử dụng cho người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thể nặng và có tiên lượng xấu. Sau cấy ghép phổi, bệnh nhân sẽ cải thiện được đường thở giúp quá trình hoạt động thể chất dễ dàng hơn.
  • Phẫu thuật cắt phổi: Hình thức phẫu thuật này sẽ lấy đi khoảng 30% phổi bị tổn thương nặng khiến đường kính dẫn khí ở phần phổi tăng lên. Điều này giúp hỗ trợ việc thông khí giúp người bệnh có cảm giác dễ thở hơn đồng thời giảm tình trạng bệnh tái lại.
  • Phẫu thuật giảm thể tích phổi: Phương pháp này sẽ cắt bỏ những phần nhỏ ở mô phổi tổn thương tạo thêm không gian ở khoang ngực giúp các mô phổi còn lại được mở rộng hơn hỗ trợ cải thiện chức năng phổi.

Thuốc điều trị bệnh giai đoạn ổn định

Để giảm những biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và trường hợp bệnh tái lại, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định theo từng nhóm bệnh bao gồm:

  • Bệnh nhân nguy cơ thấp và ít triệu chứng: Sử dụng thuốc giãn phế quản khi cần dùng để giảm tình trạng khó thở. Tùy theo khả năng đáp ứng thuốc và độ cải thiện mà bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn hoặc dài.
  • Bệnh nhân nguy cơ thấp và nhiều triệu chứng: Thuốc giãn phế quản kéo dài là lựa chọn được sử dụng cho nhóm bệnh nhân này. Nếu người bệnh bị khó thở nặng nên ưu tiên dùng phối hợp hai dòng thuốc LABA và LAMA theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bệnh nhân nhóm nguy cơ cao và ít triệu chứng: Bệnh nhân có thể tiến hành điều trị bằng cách kết hợp giữa hai loại thuốc LABA và LAMA tuỳ theo tư vấn của bác sĩ.
  • Bệnh nhân nhóm nguy cơ cao và nhiều triệu chứng: Nhóm bệnh nhân này dùng loại thuốc giãn phế quản kéo dài để hỗ trợ điều trị. Trong trường hợp người bệnh có tần suất tái lại bệnh cao nên kết hợp hai loại thuốc đồng thời sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác để bổ trợ quá trình điều trị.
Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Cách phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh, bạn cần biết cách phòng tránh và chăm sóc sức khỏe cho bản thân như sau:

Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Các tác nhân như bụi bẩn, lông thú, khói nhiên liệu là những yếu tố khiến con người dễ mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp. Những triệu chứng phổi tắc nghẽn mạn tính có thể tái phát khi bạn sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều tác nhân gây bệnh. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh lý này cách tốt nhất là bạn nên giữ gìn nơi sinh sống thật sạch sẽ và thông thoáng.

Tránh xa thuốc lá, khói thuốc lá

Thuốc lá là một trong những yếu tố khiến các dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng hơn và có nguy cơ tái lại sau điều trị. Vì vậy, người có tiền sử mắc bệnh lý này không nên hút thuốc lá đồng thời tránh xa các môi trường có nhiều người hút thuốc lá. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính quay lại đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cung cấp chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Để đẩy lùi các dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh. Cơ thể cần được cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất bao gồm:

  • Protein: Dưỡng chất giúp duy trì sức khỏe và tạo kháng thể chống lại bệnh tật. Một số thực phẩm giúp bổ sung hàm lượng protein dồi dào như ngũ cốc, các loại đậu, các loại hạt và thịt, cá.
  • Carbohydrate: Hàm lượng carbohydrate lành mạnh có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và đậu, rau xanh.
  • Chất béo tốt: Nhóm chất béo tốt giúp tăng khả năng hấp thụ vitamin, khoáng chất và xây dựng tế bào vận động cho cơ thể. Một số thực phẩm chứa nguồn chất béo lành mạnh bao gồm dầu oliu, cá biển, các loại hạt.
  • Vitamin, khoáng chất: Đây là nhóm dưỡng chất cần thiết giúp phòng ngừa các bệnh lý đồng thời duy trì sức khỏe. Các loại vitamin thường thấy trong nhiều loại trái cây, rau củ quả và cần được bổ sung đầy đủ hàng ngày.

Ngoài ra, bạn cần biết bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính kiêng gì để loại bỏ các thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh thêm nguy kịch. Một số loại thực phẩm cần tránh như món ăn mặn, đồ chiên, trái cây hạt cứng, chế phẩm từ sữa…

Tập luyện thể dục thể thao đúng cách

Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, bạn cần thực hiện tập luyện thể dục thể thao và vận động thường xuyên. Tùy theo tình trạng sức khỏe, bạn có thể cân nhắc chọn bài tập phù hợp để đảm bảo tăng sự dẻo dai cho cơ thể đồng thời cải thiện cả sức khỏe về mặt tinh thần.

Chuẩn bị sẵn thuốc, thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà

Các biểu hiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể tái lại khi người bệnh có sức đề kháng kém đồng thời tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh. Vì vậy, nếu đã có tiền sử mắc bệnh lý này bạn cần chuẩn bị sẵn các loại thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, trong gia đình nên có ít nhất một chiếc nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của cơ thể vì bệnh lý này có nguy cơ gây sốt cao.

Bạn có thể tham khảo về dòng nhiệt kế kỹ thuật số Moaz BeBe MB – 040 được nhiều người tin dùng hiện nay. Dòng nhiệt kế này sử dụng công nghệ cảm biến nhiệt để đo chính xác nhiệt độ của cơ thể nhanh chóng và an toàn nhất. Người dùng có thể đo nhiệt kế ở vùng nách hoặc đường miệng đều được.

Nhiệt kế kỹ thuật số thao tác dễ dàng và đặc biệt an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, thiết bị có màn hình điện tử nhanh nhạy giúp đọc kết quả rõ ràng và tích hợp thêm tính năng phát âm thanh cảnh báo sốt tiện lợi.

Nhiệt kế kỹ thuật số Moaz Bebe MB – 040 cần thiết cho mọi nhà

Nhiệt kế kỹ thuật số Moaz Bebe MB – 040 cần thiết cho mọi nhà

Bài viết trên là những chia sẻ về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hy vọng những thông tin chi tiết kể trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết nhất định về bệnh lý này và biết cách điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả.

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý