SELECT MENU

Bệnh rôm sảy ở trẻ em: Dấu hiệu, cách điều trị và phòng chống bệnh

Moaz BéBé - - 71
Share:

Bệnh rôm sảy ở trẻ em là bệnh kích ứng da hay gặp vào mùa hè. Bệnh lý này thường có thể tự khỏi khi thời tiết mát hoặc trẻ có chế độ chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm bệnh có thể biến chứng thành những bệnh ngoài da nghiêm trọng hơn như viêm da cơ địa, nhiễm khuẩn da. Hiểu rõ triệu chứng bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ, nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cha mẹ có cách điều trị, phòng chống bệnh lý này một cách tốt nhất.

Bệnh rôm sảy ở trẻ em

Bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bệnh về da lành tính xảy ra chủ yếu do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Cùng tìm hiểu khái niệm bệnh rôm sảy và phân loại các loại rôm sảy dưới đây để hiểu hơn về bệnh lý này.

Khái niệm bệnh rôm sảy ở trẻ

Bệnh rôm sảy ở trẻ em là tình trạng kích ứng da thường xuyên xuất hiện vào mùa he khi thời tiết nóng, độ ẩm cao. Điều kiện thời tiết và độ ẩm này thích hợp để làm giãn những mao mạch trên da và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây rôm sảy.

Nắng nóng cũng làm trẻ ra nhiều mô hôi hơn làm các chất bụi bẩn, bã nhờn bám dính vào da gây bít tuyến mồ hôi khiến da trẻ bị kích ứng. Triệu chứng của bệnh rôm sảy ở trẻ em nhìn chung không nguy hiểm nhưng khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Trẻ sơ sinh bị rôm sảy thường quấy khóc, bỏ ăn dẫn đến sụt cân.

Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ thường gặp vào mùa hè

Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ thường gặp vào mùa hè

Các loại rôm sảy ở trẻ em

Biểu hiện của bệnh rôm sảy ở trẻ em như thế nào sẽ tùy thuộc theo từng loại rôm sảy. Cụ thể, các loại rôm sảy phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ như sau:

  • Rôm sảy dạng tinh thể: Đây là loại rôm sảy không gây viêm có mụn nước nông ở lớp sừng. Rôm dạng tinh thể thường xuất hiện do trẻ bị sốt cao và khi khỏi bệnh sẽ để lại vùng da bị bong tróc nhưng không để lại sẹo.
  • Rôm đỏ: Rôm đỏ là loại rôm xuất hiện nhiều ở vùng lưng, ngực của trẻ và những vùng quần áo cọ xát nhiều vào da. Thương tổn của rôm đỏ cho da là những mảng màu đỏ tạo thành đám dày chiếm diện tích lớn. Rôm đỏ gây ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu cho trẻ đồng thời có nguy cơ biến chứng bội nhiễm cao hơn những loại rôm khác.
  • Rôm sâu: Rôm sâu là loại rôm thường xuất hiện sau khi trẻ bị rôm đỏ tái lại nhiều lần. Rôm sâu có màu nhạt, rôm cứng thường xuất hiện nhiều ở phần thân của trẻ. Loại rôm này không gây ngứa ngáy và châm chích khó chịu như rôm đỏ nhưng nguy cơ làm tổn hại vĩnh viễn đến tuyến mồ hôi.

Nhìn chung, các triệu chứng bệnh rôm sảy không phải là vấn đề quá nghiêm trọng với trẻ. Tuy nhiên, rôm sảy khiến trẻ thường xuyên khó chịu và bứt rứt trên da. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên chú ý tìm biện pháp can thiệp để giúp trẻ dễ chịu hơn, tránh trẻ quấy khóc khó ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh rôm sảy ở bé

Biểu hiện của bệnh rôm sảy như thế nào tùy thuộc vào cơ địa của từng trẻ và loại rôm sảy. Rôm sảy thường xuất hiện nhiều nhất ở những vị trí như cổ, ngực, lưng của trẻ. Dấu hiệu của bệnh rôm sảy chủ yếu là những nốt mụn nước dưới da, nốt mẩn đỏ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.

Đa số các dấu hiệu của bệnh rôm sảy sẽ mất dần sau vài ngày nhưng vẫn có một số trường hợp có dấu hiệu nặng thêm do trẻ gãi ngứa gây nhiễm trùng trên da. Làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá non nớt nên những vết gãi ngứa dễ khiến da bị tổn thương, nhiễm trùng gây biến chứng các bệnh lý ngoài da khác.

Những mảng đỏ do rôm sảy gây ra gây ngứa ngáy cho trẻ

Những mảng đỏ do rôm sảy gây ra gây ngứa ngáy cho trẻ

Nguyên nhân bệnh rôm sảy ở trẻ em

Để phòng và chữa bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Nguyên nhân bị bệnh rôm sảy chủ yếu ở trẻ nhỏ là do điều kiện thời tiết quá nóng gây phát ban trên da. Khi trẻ nhỏ bị đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, những tuyến mồ hôi sẽ bị quá tải làm các ống dẫn mồ hôi tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn xảy ra là do những ống tuyến mồ hôi của trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện nên khả năng thoát mồ hôi ra ngoài chưa đảm bảo.

Lượng mồ hôi nằm sâu dưới da trẻ không được thoát ra ngoài gây bí bức dẫn đến tình trạng rôm sảy. Mồ hôi có thể tích tụ lại mắc kẹt dưới da hoặc rò rỉ qua lớp biểu bì da. Thông thường, trẻ có nguy cơ bị rôm sảy nhiều nhất vào những tháng mùa hè khi nhiệt độ lên tới cao điểm. Những em bé quen với nhiệt độ mát mẻ hay thường xuyên ở trong điều hòa cũng có xu hướng bị rôm sảy nhiều hơn khi đến những nơi có nhiệt độ cao.

Ngoài ra, trẻ em thường xuyên bị rôm sảy có thể là do chế độ chăm sóc của cha mẹ. Việc trẻ mặc quá nhiều đồ hay quần áo bí bách, chất liệu nóng sẽ khiến da trẻ đổ mồ hôi lâu ngày gây rôm sảy. Trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên cũng là nguyên nhân gây ra những bệnh lý ngoài da.

Một nguyên nhân khác khiến trẻ bị rôm sảy phải kể đến trường hợp trẻ đang bị sốt cao. Tình trạng sốt khiến cơ thể nóng lên, mao mạch trên da chưa kịp thích nghi dẫn đến những dấu hiệu phát ban trên da. Thông thường, rôm do sốt cao sẽ tự khỏi và không gây ngứa ngáy, khó chịu.

Nguyên nhân rôm sảy ở trẻ em chủ yếu do thời tiết nóng bức

Nguyên nhân rôm sảy ở trẻ em chủ yếu do thời tiết nóng bức

Cách điều trị bệnh rôm sảy ở trẻ em

Trẻ bị bệnh rôm sảy phải làm sao là câu hỏi nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Thực chất, rôm sảy là bệnh lý ngoài da có thể tự khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày hoặc giảm triệu chứng ngứa ngáy khi thời tiết mát. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách bệnh lý ngoài da này cũng có thể dẫn đến các triệu chứng nặng hơn gây khó chịu cho trẻ nhỏ.

Vì vậy, tìm hiểu cách điều trị bệnh rôm sảy ở trẻ em là điều cha mẹ nên làm để hỗ trợ trẻ giảm triệu chứng ngứa ngáy đồng thời nhanh lành các vết rôm trên da.

Cách điều trị bệnh rôm sảy ở trẻ em bằng phương pháp dân gian

Thông thường, bệnh rôm sảy có thể điều trị đơn giản bằng các phương pháp dân gian. Cụ thể như sau:

  • Cách trị bệnh rôm sảy bằng lá chè xanh: Lá chè xanh có tính kháng khuẩn và làm dịu da cho trẻ. Mẹ có thể dùng lá chè xanh tươi, rửa sạch vò nát và cho vào nồi nước đun khoảng 5 – 7 phút sau đó để nguội bớt và tắm cho trẻ.
  • Cách điều trị bệnh rôm sảy ở trẻ bằng mướp đắng: Lá và quả mướp đắng có tính mát, trừ mụn, trị rôm sảy hiệu quả. Dùng mướp đắng tươi hoặc mướp đắng khô để tắm cho trẻ mỗi ngày sẽ giúp trẻ giảm tình trạng rôm sảy đáng kể.
  • Cách trị bệnh rôm sảy cho bé bằng lá dâu: Lá dâu được biết đến với công dụng tản nhiệt tốt, thanh nhiệt và hỗ trợ điều trị rôm sảy. Dùng lá dâu tươi rửa sạch và đun với nước khoảng 15 phút, để nguội bớt và lau người cho trẻ sẽ giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy do rôm sảy gây ra.
  • Cách trị rôm sảy cho trẻ bằng lá kinh giới: Lá kinh giới là loại lá có mùi thơm dễ chịu cùng vị cay, tính ấm được biết đến là chất kháng sinh tự nhiên giúp sát khuẩn, làm sạch da. Mẹ nên dùng lá kinh giới kết hợp với lá đậu ván đun nước tắm cho trẻ hàng ngày để giảm nhanh những triệu chứng rôm sảy trên da.
  • Cách điều trị bệnh rôm sảy cho bé bằng cây sài đất: Sài đất là loại cây mọc tự nhiên có tính mát, tiêu viêm hiệu quả thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da cho trẻ. Mẹ có thể sử dụng sài đất tươi đun kỹ với nước để tắm hoặc giã cây sài đất rồi bôi trực tiếp lên vùng da mụn khoảng 4 – 5 ngày làn da sẽ cải thiện đáng kể.
  • Cách điều trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô: Tía tô là loại lá quen thuộc được nhiều mẹ sử dụng để tắm cho trẻ. Mẹ có thể dùng lá tía tô rửa sạch sau đó giã lấy nước cốt và chấm lên vùng da bị rôm sảy cho trẻ hàng ngày để hỗ trợ làm mát và giảm ngứa da hiệu quả.

Khi sử dụng các loại lá để tắm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý nắm được chính xác da trẻ thuộc loại da gì để chọn được loại lá tắm phù hợp. Dù dùng loại lá tắm nào cha mẹ cũng cần ngâm rửa thật kỹ trước khi đun nấu hay xay giã.

Ngoài ra, cha mẹ nên tắm bằng sữa tắm chuyên dụng cho trẻ trước sau đó tắm cùng các loại lá sau để làm mát cơ thể và cung cấp các chất kháng viêm tự nhiên cho da. Sau khi tắm xong, trẻ cần được tráng lại da bằng nước ấm để rửa hết các loại lá, bột lá còn đọng trên da trẻ. Khi thấy trẻ có dấu hiệu da kích ứng hay trầy xước khi tắm lá, cha mẹ nên dừng ngay tránh ảnh hưởng đến làn da của trẻ.

Tắm cho trẻ bằng các loại lá làm mát cơ thể, giảm ngứa da

Tắm cho trẻ bằng các loại lá làm mát cơ thể, giảm ngứa da

Cách điều trị bệnh rôm sảy ở trẻ em bằng thuốc bôi

Các cách chữa bệnh rôm sảy ở trẻ em bằng lá cây tự nhiên thường sẽ có tác dụng sau khoảng 3 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy gây ngứa ngáy khiến trẻ quấy khóc nhiều hoặc đưa tay lên gãi sẽ làm tổn thương vùng da nhạy cảm. Vì vậy, để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu trên da trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, phòng khám da liễu chuyên khoa nhi để thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

Ngoài ra, một số dòng sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng rôm sảy thuộc dòng thuốc không kê đơn cha mẹ có thể tham khảo như:

  • Kem dưỡng da Calamine giảm ngứa do nhiệt độ.
  • Kem bôi Hydrocortisone liều dùng thấp.
  • Thuốc kháng histamin bôi ngoài da giảm ngứa.

Lưu ý: Trẻ bị rôm sảy có thể tự khỏi mà không cần thiết phải điều trị. Vì vậy, cha mẹ chỉ nên sử dụng thuốc bôi, thuốc uống trị bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong trường hợp bác sĩ chỉ định hoặc trẻ nhỏ quá khó chịu, quấy khóc dẫn đến biếng ăn, mệt mỏi.

Cải thiện thói quen hàng ngày chữa bệnh rôm sảy

Rôm sảy ở trẻ em thường xảy ra trong những ngày thời tiết nóng bức và các triệu chứng sẽ càng nặng hơn khi trẻ ra mồ hôi hay tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng. Để khắc phục tình trạng rôm sảy, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau trong việc chăm sóc trẻ:

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại xà phòng thơm, chất tẩy rửa, các sản phẩm chăm sóc da.
  • Không sử dụng các loại kem bôi chữa bệnh rôm sảy hay thuốc uống cho trẻ mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nên để trẻ chơi trong phòng điều hòa, hạn chế cho trẻ ra ngoài trong những ngày thời tiết quá nóng bức.
  • Thay đồ thoáng mát cho trẻ khi thấy trẻ có dấu hiệu ra mồ hôi, ngứa ngáy trên da.
  • Cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày cho trẻ bằng những món ăn thanh mát, dễ tiêu hóa.
Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung trái cây tươi thanh mát

Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung trái cây tươi thanh mát

Cách phòng bệnh rôm sảy ở trẻ em

Bệnh rôm sảy ở trẻ em sẽ xảy ra khi các ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn do thời tiết nóng ẩm. Thông thường, khi trẻ có nhiều mồ hôi tiết ra hoặc tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, ô nhiễm sẽ dễ mắc bệnh rôm sảy.

Mặc dù rôm sảy thường không gây đau đớn nhưng có thể gây khó chịu và ngứa cho trẻ. Rôm sảy có thể tự khỏi khi trời mát mà không cần điều trị nhưng nếu không biết chăm sóc, chữa trị có thể có biến chứng nặng hơn như viêm nang lông, mụn nhọt… ảnh hưởng đến làn da trẻ.

Cách phòng chống bệnh rôm sảy tốt nhất cha mẹ có thể tham khảo như sau:

  • Chú ý nhiệt độ, độ ẩm trong phòng trẻ, nên cho trẻ ở phòng thoáng mát, sạch sẽ, mùa hè nên cho bé nằm điều hòa giảm ngứa ngáy do rôm sảy.
  • Khuyến khích trẻ ăn đồ ăn thanh mát, uống nhiều nước, bổ sung nước trái cây, ăn nhiều rau xanh cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Không nên cho con tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời khi trời nắng gắt tránh làm tăng cảm giác ngứa ngáy trên da.
  • Bé bị bệnh rôm sảy nên hạn chế tiết mồ hôi bằng cách cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không bó sát, không mặc quần áo quá dày.
  • Tắm thường xuyên cho trẻ giúp làn da sạch sẽ, mát mẻ và các lỗ chân lông không bị tắc hỗ trợ quá trình trị rôm sảy hiệu quả hơn.
  • Sử dụng kem dưỡng da sau khi tắm, bôi thuốc chống viêm da và đảm bảo sự thoáng mát để trị rôm sảy.
  • Khi trẻ ra ngoài cha mẹ nên che chắn bằng mũ nón, quần áo chống nóng, hạn chế để trẻ bị rôm sảy tiếp xúc với nắng nóng quá lâu.
  • Uống các loại nước thanh nhiệt vào mùa hè như nước sắn dây, nước đỗ đen, chè nha đam…
Cho trẻ vui chơi trong môi trường mát mẻ giảm tiết mồ hôi

Cho trẻ vui chơi trong môi trường mát mẻ giảm tiết mồ hôi

Với bệnh rôm sảy ở trẻ em sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ nên chú ý cho trẻ uống sữa ở nhiệt độ thích hợp, tránh uống sữa quá nóng dẫn đến cơ thể nóng trong gây bệnh rôm sảy. Thiếu chất dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh lý như rôm sảy.

Vì vậy, cha mẹ nên chú ý cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang trong độ tuổi bú bình cần được uống đủ lượng sữa dinh dưỡng. Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ cha mẹ cần vệ sinh dụng cụ pha sữa sạch sẽ tránh vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Sử dụng máy tiệt trùng sấy khô tia UV và bảo quản bình sữa Moaz BeBe MB – 023 là lựa chọn được nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng. Thiết bị được tích hợp các tính năng tiệt trùng, sấy khô và bảo quản bình sữa mang lại nhiều lợi ích trong việc chăm sóc cho trẻ hàng ngày.

Máy tiệt trùng sấy khô tia UV và bảo quản bình sữa Moaz BeBe MB – 023

Máy tiệt trùng sấy khô tia UV và bảo quản bình sữa Moaz BeBe MB – 023

Máy tiệt trùng sấy khô tia UV và bảo quản bình sữa Moaz BeBe MB – 023 có thiết kế hiện đại, sang trọng mang lại vẻ đẹp tiện nghi cho mọi căn nhà. Chất liệu của thiết bị đảm bảo sự an toàn và lành tính cho sức khỏe của trẻ. Ngoài sử dụng để tiệt trùng bình sữa và vật liệu pha sữa, mẹ có thể tận dụng thiết bị này để tiệt trùng quần áo, đồ chơi hay các vật dụng ăn dặm khác cho trẻ.

Máy tiệt trùng sấy khô tia UV và bảo quản bình sữa hiện đang bán tại nhiều đại lý phân phối chính hãng của thương hiệu Moaz BeBe trên toàn quốc. Theo đánh giá từ khách hàng, sản phẩm có giá thành khá phải chăng đi kèm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, an toàn và dễ dùng phù hợp với nhu cầu chung của mọi gia đình có con nhỏ.

Bài viết trên là những chia sẻ về bệnh rôm sảy ở trẻ em và những thông tin liên quan. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp cha mẹ hiểu hơn về bệnh lý ngoài da này và có cách chăm sóc trẻ giúp trẻ nhanh lành bệnh.

 

5/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý