Bệnh tay chân miệng có lây không, lây qua đường nào?
Bệnh tay chân miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Vậy bệnh tay chân miệng có lây không, lây qua đường nào và bệnh lý này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây cha mẹ nhé.
Nội dung bài viết
Bệnh tay chân miệng có lây không? Lây qua đường nào?
Tìm hiểu bệnh tay chân miệng có lây không, lây qua đường nào và thời điểm lây bệnh ra sao là điều cần thiết. Nắm rõ những thông tin này sẽ giúp các bậc cha mẹ có phương pháp phù hợp để phòng tránh bệnh cho trẻ nhỏ.
Bệnh tay chân miệng có lây không?
Bệnh tay chân miệng là bệnh thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây nhiễm cao thành dịch bệnh. Đây là bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ nhỏ và thường lây lan nhanh từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của trẻ nhiễm bệnh hay đồ vật có dính virus gây tay chân miệng.
Ngoài ra, tay chân miệng có thể lây từ trẻ nhiễm bệnh sang người lớn. Trường hợp lây nhiễm này không nhiều vì đa số người lớn đều có sức đề kháng cao đủ để kháng lại virus gây bệnh.
Nếu người lớn mắc bệnh tay chân miệng đa số thường khó phát hiện hơn trẻ nhỏ. Vì vậy, trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị tay chân miệng sau khi chăm sóc trẻ nhiễm bệnh cha mẹ cần đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đặc biệt, phụ nữ có thai và người cao tuổi càng cần chú ý khi bản thân có dấu hiệu sốt. Phụ nữ mang thai nếu mắc tay chân miệng sẽ làm tăng nguy cơ thai bị chết lưu hoặc thai nhi bị nhiễm bệnh ngay trong bụng mẹ.

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?
Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào là vấn đề cha mẹ nên quan tâm để có cách phòng tránh bệnh cho trẻ. Nhìn chung, bệnh tay chân miệng sẽ lây khi trẻ khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, nước bọt hay dịch tiết từ nốt phỏng của trẻ nhiễm bệnh.
Ngoài ra, bệnh tay chân miệng còn lây lan gián tiếp qua việc tiếp xúc với chất dịch bài tiết của trẻ nhiễm bệnh còn tồn tại trên dụng cụ sinh hoạt, đồ dùng hàng ngày. Khi trẻ bị tay chân miệng ho hay hắt hơi, các virus sẽ phát tán nhanh và dịch tiết bám vào đồ vật xung quanh làm tăng khả năng lây truyền dịch bệnh.
Bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?
Bệnh tay chân miệng thường sẽ lây nhiễm kéo dài từ thời điểm trẻ nhiễm bệnh tiếp xúc với virus cho đến khoảng một tuần sau khi trẻ đã khỏi bệnh. Bệnh lây lan ngay trong giai đoạn ủ bệnh chưa có triệu chứng điển hình và khả năng lây nhiễm cao nhất trong tuần đầu tiên của giai đoạn khởi phát bệnh.

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Bệnh tay chân miệng nguy hiểm không tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức đề kháng của trẻ. Cụ thể bệnh lý này có thể phân chia ra làm hai trường hợp như sau:
Trường hợp nhẹ
Bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ thường khá lành tính và có thể tự khỏi. Đa số bệnh tay chân miệng đều ở thể nhẹ và nếu chăm sóc, điều trị đúng cách sẽ hồi phục sau khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá chủ quan vì bệnh lý này hoàn toàn có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm rất nhanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trường hợp nặng
Bệnh tay chân miệng thể nặng sẽ có những biến chứng lên hệ thần kinh và tim mạch. Trường hợp nặng bệnh có thể chia ra làm các trường hợp như sau:
- Trường hợp 1: Trẻ bị tay chân miệng có một trong số những biểu hiện như giật mình ít nhất 2 lần trong 30 phút, sốt trên 3 ngày, sốt cao trên 39 độ kèm co giật, nôn ói, quấy khóc, biếng ăn.
- Trường hợp 2: Trẻ có nhịp tim nhanh hơn 150 lần/phút, triệu chứng ngủ gà, sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt. Ngoài ra, trẻ có thể xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm hơn như run tứ chi, ngồi không vững, đi lại loạng choạng, lác mắt, rung giật nhãn cầu, giọng nói thay đổi…
- Trường hợp 3: Trẻ có biến chứng về hô hấp, tim mạch, thần kinh biểu hiện qua các triệu chứng như mạch đập nhanh hoặc rất chậm, trẻ vã mồ hôi lạnh toàn thân, nhịp thở bất thường, tri giác rối loạn.
- Trường hợp 4: Trẻ có triệu chứng sốc, phù phổi cấp, tím tái, thở nấc, ngưng thở….
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ trong các trường hợp nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần chú ý những biểu hiện bệnh của trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám đồng thời có phác đồ điều trị phù hợp.
Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào sức đề kháng của trẻ. Khi trẻ có sức khỏe tốt thì bệnh lý tay chân miệng là nhóm bệnh lành tính hoàn toàn có thể tự khỏi. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan vì bệnh lý này có thể diễn biến rất nhanh. Để đảm bảo an toàn, cách tốt nhất là cha mẹ cần đưa trẻ đến khám ngay khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng.

Cách hạn chế lây lan bệnh tay chân miệng
Ngoài bệnh tay chân miệng có lây không thì cách phòng tránh bệnh cũng là điều nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Bệnh tay chân miệng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ và bệnh lý có thể gặp nhiều lần trong đời. Vì vậy, dù trẻ đã bị tay chân miệng nhưng cha mẹ vẫn cần có cách phòng chống bệnh, tránh tình trạng tay chân miệng tái lại.
Để hạn chế tình trạng lây lan bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:
- Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn, rửa đúng cách để loại bỏ tối đa vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các môi trường có trẻ đang bị tay chân miệng.
- Vệ sinh nhà cửa, khử khuẩn đồ chơi, đồ dùng của trẻ thường xuyên.
- Luyện cho trẻ thói quen không bốc đồ ăn bằng tay, không cho tay vào miệng hay ngậm đồ chơi.
- Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong độ tuổi bú bình, cha mẹ cần vệ sinh bình sữa và các dụng cụ ăn uống sạch sẽ.
Máy tiệt trùng sấy khô UVC Mini Moaz BeBe MB – 050 là lựa chọn tối ưu với những gia đình có trẻ nhỏ. Đây là dòng tủ tiệt trùng nhỏ gọn thế hệ mới được tích hợp nhiều tính năng hữu ích như tự động sấy khô, tiệt trùng bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé yêu.

Máy tiệt trùng sấy khô UVC Mini giúp tiêu diệt mọi vi khuẩn, nấm mốc và đồng thời có thể bảo quản bình sữa vô trùng trong 12 giờ. Ngoài bình sữa và núm ti, mẹ có thể tận dụng để tiệt trùng các dụng cụ ăn dặm, đồ chơi cho trẻ.
Thiết kế máy tiệt trùng sấy khô UVC Mini Moaz BeBe MB – 050 được đánh giá cao bởi sự tinh tế, hiện đại và nhỏ gọn. Dòng máy này có thể đặt ở mọi không gian trong gia đình vì không chiếm nhiều diện tích.
Bài viết trên là những chia sẻ về bệnh tay chân miệng có lây không và những thông tin liên quan. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp cha mẹ chủ động hơn trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho bé.