SELECT MENU

Bệnh thủy đậu có kiêng gió không? Kiêng gì nhanh khỏi thủy đậu

Thanh Thanh - - 376

Bệnh thủy đậu có kiêng gió không, kiêng gì nhanh khỏi là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Cùng giải đáp chi tiết những thắc mắc này và tìm hiểu thêm về kiến thức xung quanh bệnh thủy đậu trong bài viết dưới đây để chủ động hơn trong việc chăm sóc trẻ mẹ nhé.

Tìm hiểu nguyên nhân, phương thức lây bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh lý thường bùng phát khi thời tiết giao mùa, ẩm thấp. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này là virus Varicella Zoster. Bệnh khiến trẻ xuất hiện những nốt ban đỏ, mụn nước trên da gây ngứa ngáy, khó chịu và có thể để lại sẹo sau điều trị.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em sẽ lây truyền qua ba con đường sau:

  • Lây khi trẻ khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với nốt ban ngứa, mụn nước của trẻ bệnh.
  • Lây qua đường không khí theo dịch hô hấp của người bệnh.
  • Lây lan khi tiếp xúc với các đồ vật dính dịch từ nốt ban hay giọt bắn hô hấp của trẻ bị thủy đậu.
Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng

Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng

Bệnh thủy đậu có kiêng gió không?

Bệnh thủy đậu có kiêng gió không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thực chất việc kiêng khem theo quan niệm dân gian này chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh. Trẻ kiêng gió phải ở trong phòng kín, không khí bí bức sẽ càng khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu mắc bệnh cha mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ ra ngoài tránh virus thủy đậu phát tán gây lây nhiễm sang trẻ khác. Trẻ bị thủy đầu không cần phải kiêng gió nhưng khi ra ngoài cha mẹ lưu ý che chắn kỹ cho trẻ, tránh bụi bẩn tiếp xúc trực tiếp với các vết mụn nước, mụn mủ trên bề mặt da gây viêm nhiễm.

Trẻ ra gió nên che chắn kỹ tránh viêm nhiễm vùng da có mụn thủy đậu

Trẻ ra gió nên che chắn kỹ tránh viêm nhiễm vùng da có mụn thủy đậu

Những câu hỏi cần quan tâm khi chăm sóc trẻ thủy đậu

Ngoài bệnh thủy đậu có kiêng gió không, các bậc cha mẹ khi có con bị thủy đậu thường băn khoăn đến những vấn đề sau:

Bệnh thủy đậu có kiêng nước không?

Bệnh thủy đậu kiêng nước là quan niệm khá sai lầm. Việc không tắm rửa, vệ sinh cho trẻ trong giai đoạn bị thủy đậu càng khiến các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Làn da của trẻ cần được làm sạch mỗi ngày để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn trú ngụ trên da gây tình trạng bội nhiễm, nhiễm trùng da khi mụn nước thủy đậu bị vỡ.

Tuy nhiên, khi tắm cho trẻ bị thủy đậu cha mẹ chú ý tắm bằng nước ấm, tắm nhanh và nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến vùng da mụn. Trong trường hợp trẻ bị sốt khi thủy đậu, cha mẹ nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh cho trẻ sau đó lau khô người tánh cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh.

Có nên tắm lá cây cho trẻ thủy đậu không?

Bệnh thủy đậu tắm là gì là câu hỏi được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Hiện nay, nhiều người vẫn truyền miệng về các bài thuốc từ những loại lá cây thiên nhiên dùng để tắm cho bé bị thủy đậu giúp làm mát da và mau lành bệnh.

Việc sử dụng các loại lá như lá trầu không, lá chè xanh, lá khế… có chất kháng viêm, kháng khuẩn để tắm cho trẻ bị thủy đậu là phương pháp đáng thử giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, làn da của trẻ nhỏ rất mỏng mạnh và dễ bị dị ứng. Vì vậy, cha mẹ nên chọn các loại lá sạch, rửa kỹ và thử nghiệm trên vùng da nhỏ trước khi tiến hành dùng để tắm cho trẻ.

Trẻ bị thủy đậu kiêng ăn gì?

Trẻ bị thủy đậu thường có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi đồng thời khó chịu, ngứa ngáy trên bề mặt da. Một số loại thực phẩm sẽ khiến các triệu chứng thủy đậu càng trầm trọng hơn và kéo dài thời gian lành bệnh. Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu, cha mẹ cần chú ý cho trẻ kiêng những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm cay nóng: Các loại thực phẩm cay nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao đồng thời làm tăng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên bề mặt da.
  • Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa: Các chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi trẻ đang bị thủy đậu. Việc cung cấp những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa trong bữa ăn hàng ngày sẽ làm tăng phản ứng viêm da do mụn nước và tăng sự ngứa ngáy trên da.
  • Thực phẩm từ bơ sữa: Các loại sữa và chế phẩm từ sữa như kem, phô mai, bơ nên hạn chế cho trẻ ăn trong thời gian điều trị bệnh thủy đậu. Các dưỡng chất dồi dào chứa trong nhóm thực phẩm có thể làm tăng tiết dầu trên bề mặt da khiến nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn cao hơn.
  • Thực phẩm chứa hàm lượng arginine: Đây là loại acid amin thúc đẩy sự phát triển của virus cần tránh sử dụng khi trẻ bị thủy đậu. Một số nhóm thực phẩm giàu hàm lượng arginine phải kể đến như socola, đậu phộng, nho khô…
Trẻ bị thủy đậu kiêng ăn các món ăn cay, nhiều dầu mỡ

Trẻ bị thủy đậu kiêng ăn các món ăn cay, nhiều dầu mỡ

Bệnh thủy đậu có kiêng gió không chắc hẳn cha mẹ đã có câu trả lời. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhanh hồi phục.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý