SELECT MENU

Bệnh thủy đậu nên ăn gì, kiêng gì? Thực đơn cho trẻ bị thủy đậu

Moaz BéBé - - 85
Share:

Bệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến với nhiều triệu chứng gây khó chịu đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ cần nắm rõ bệnh thủy đậu nên ăn gì, kiêng gì để lên thực đơn hàng ngày cho trẻ nhanh phục hồi sức khỏe. Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu, đặc biệt dễ dàng hơn khi lên thực đơn hàng ngày cho trẻ.

Khái quát tóm gọn về bệnh thủy đậu? Khái quát về triệu chứng thủy đậu?

Trước khi tìm hiểu bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì và ăn gì, cha mẹ cần hiểu rõ về khái niệm, triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Cụ thể như sau:

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh lý thuộc nhóm nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính khác nhau. Tuy nhiên, độ tuổi mắc thủy đậu cao nhất thường là dưới 15 tuổi.

Bệnh thủy đậu hay xảy ra ở những khu vực đông dân cư hay tập trung nhiều trẻ em như trường học, khu vui chơi giải trí, khu chung cư… Trẻ thường gặp các triệu chứng thủy đậu vào thời điểm giao mùa với tỷ lệ lây nhiễm khá nhanh trong cộng đồng.

Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ có triệu chứng gì?

Triệu chứng của bệnh thủy đậu như thế nào tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Nhìn chung, dấu hiệu phổ biến nhất là trên da trẻ sẽ xuất hiện các mụn nước li ti gây ngứa ngáy, khó chịu. Các triệu chứng bệnh được chia ra làm bốn giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh thủy đậu lên tới 14 – 16 ngày và phát triển nhanh trong 10 – 21 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Giai đoạn ủ bệnh trẻ thường không có triệu chứng nên đa số sẽ không phát hiện được trẻ có mắc bệnh hay không.
  • Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này trẻ có thể bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng dễ nhận thấy như trẻ sốt nhẹ, nôn ói, mệt mỏi và chán ăn. Một số trẻ nhỏ bị thủy đậu còn có triệu chứng nổi hạch sau tai và viêm họng. Nhìn chung, giai đoạn khởi phát các triệu chứng của bệnh thủy đậu có nhiều nét tương đồng với bệnh cảm cúm thông thường.
  • Giai đoạn phát bệnh: Giai đoạn này bệnh đã bắt đầu có những triệu chứng rõ ràng. Trên da trẻ sẽ xuất hiện những vết hồng ban và dần biến thành mụn nước chứa dịch bên trong gây ngứa ngáy. Sau khi mụn nước vỡ ra sẽ đóng vảy nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách có thể có nguy cơ bị bội nhiễm.
  • Giai đoạn hồi phục: Nếu trẻ được điều trị đúng cách, bệnh thủy đậu sẽ hồi phục sau khoảng 10 ngày tính từ ngày xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Những vết thủy đậu sẽ khô lại và đóng vảy sau đó bong tróc ra không để lại sẹo.

Bệnh thủy đậu cần kiêng những gì nên tìm hiểu kỹ khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn khởi phát. Với chế độ dinh dưỡng lành mạnh cùng phác đồ điều trị hợp lý, các triệu chứng của trẻ sẽ lành tính hơn đồng thời hỗ trợ cơ thể nhanh hồi phục.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thủy đậu trẻ em

Bệnh thủy đậu là bệnh lý có tính truyền nhiễm xảy ra do virus Herpes Zoster. Loại virus này có thể sống được vài ngày trong không khí và chỉ có thể bị tiêu diệt khi tiếp xúc trực tiếp với các loại thuốc sát khuẩn.

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải bệnh thủy đậu vì đa số trẻ nhỏ chưa hiểu tầm quan trọng của việc vệ sinh sạch sẽ và bảo vệ mình khỏi những tác nhân gây bệnh. Bệnh thủy đậu rất dễ lây truyền qua giọt bắn của trẻ bị bệnh khi trẻ nói chuyện, ho hay hắt hơi. Nếu trẻ chưa tiêm phòng vắc xin ngăn ngừa thủy đậu, việc thực hiện sinh hoạt chung trong môi trường như trường học, trường mầm non sẽ càng khiến bệnh thủy đậu dễ lây lan hơn.

Ngoài ra, trẻ nhỏ thường có sức đề kháng chưa cao nên dễ bị tấn công bởi virus gây bệnh. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, cách tốt nhất là cha mẹ nên tìm hiểu bệnh thủy đậu ăn kiêng những gì và nên ăn những gì nhằm hỗ trợ cung cấp dưỡng chất cần thiết tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ.

Bệnh thủy đậu là bệnh lý có tính truyền nhiễm cao

Bệnh thủy đậu là bệnh lý có tính truyền nhiễm cao

Thực đơn cho người thủy đậu

Tìm hiểu bệnh thủy đậu kiêng gì không và bị bệnh thủy đậu nên ăn gì là thông tin cần thiết giúp cha mẹ dễ dàng hơn khi lên thực đơn cho trẻ. Dưới đây là những chia sẻ về các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn cha mẹ có thể tham khảo.

Người bệnh thủy đậu nên ăn gì?

Bệnh thủy đậu nên ăn gì là thông tin cần chú ý đầu tiên khi lên thực đơn cho trẻ bị thủy đậu. Cung cấp đầy đủ những thực phẩm tốt cho người bị thủy đậu giúp trẻ được cung cấp đầy đủ năng lượng, tăng sức đề kháng để chống chọi với bệnh lý này. Đồng thời, trẻ bị bệnh thủy đậu thường ngứa ngáy, khó chịu và cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Cha mẹ cần cân nhắc lựa chọn các thực phẩm dễ nuốt, ngon miệng để kích thích vị giác cho trẻ.

Cụ thể, những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ như sau:

Thực phẩm giàu vitamin C

Đứng đầu trong danh sách bệnh thủy đậu nên ăn gì là những loại thực phẩm giàu vitamin C. Hàm lượng vitamin C được bổ sung hàng ngày giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng đồng thời sản sinh ra collagen phòng ngừa tình trạng seo lồi sau thủy đậu.

Một số loại quả giàu vitamin C cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ như cam, ổi, bưởi, lê, dưa hấu, kiwi…Ngoài những tác dụng kể trên, bổ sung các loại quả giàu vitamin C còn là cách giúp kích thích vị giác hỗ trợ trẻ ăn ngon hơn.

Thực phẩm giàu vitamin C tăng sức đề kháng

Thực phẩm giàu vitamin C tăng sức đề kháng

Bổ sung nước, chất lỏng

Trẻ bị thủy đậu cần uống nhiều nước để thanh lọc và giải độc cơ thể. Uống đủ lượng nước mỗi ngày giúp trẻ giảm mệt mỏi và nhanh hồi phục cơ thể hơn. Ngoài uống nước lọc, cha mẹ nên chú ý bổ sung thêm cho trẻ các loại nước trái cây, nước ép từ rau củ để cung cấp các vitamin, khoáng chất cần thiết nâng cao hệ miễn dịch.

Nước ép cung cấp vitamin và khoáng chất cho trẻ

Nước ép cung cấp vitamin và khoáng chất cho trẻ

Bổ sung nhiều rau xanh

Thực đơn cho trẻ bị thủy đậu cần có đầy đủ các loại rau xanh giàu khoáng chất và vitamin. Một số loại rau lý tưởng nên có trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ như cà rốt, bông cải xanh, cải bắp, rau dền, rau bina…

Với những trẻ bị thủy đậu xuất hiện mụn nước ngay khoang miệng hay trong cổ họng cần chú ý bổ sung rau xanh nhưng hạn chế các loại trái cây có tính axit mạnh tránh làm ảnh hưởng đến những vết loét bên trong miệng.

Bổ sung rau xanh vào thực đơn hàng ngày

Bổ sung rau xanh vào thực đơn hàng ngày

Bị bệnh thủy đậu kiêng ăn gì?

Ngoài những thực phẩm nên ăn, bị bệnh thủy đậu kiêng ăn gì cũng là vấn đề các mẹ cần quan tâm. Nắm rõ bệnh thủy đậu kiêng gì giúp cha mẹ nên thực đơn cho trẻ tránh được những thực phẩm có thể làm tăng kích ứng da, khiến da lâu hồi phục và đồng thời tăng nguy cơ tạo sẹo sau thủy đậu. Cụ thể những thực phẩm cần tránh như sau:

Kiêng các thực phẩm tanh

Thực phẩm tanh như các loại hải sản sẽ làm tăng sự kích thích trên da. Khi trẻ ăn những thực phẩm này có thể làm tăng sự kích ứng trên da đồng thời nguy cơ để lại sẹo trên da cao.

Trẻ bị thủy đậu kiêng ăn hải sản

Trẻ bị thủy đậu kiêng ăn hải sản

Kiêng ăn thực phẩm cay nóng

Những thực phẩm cay nóng sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, tăng tiết mồ hôi đồng thời tăng nguy cơ viêm nhiễm, ngứa rát trên bề mặt da. Vì vậy, trẻ nên tránh ăn các món ăn chiên xào có gia vị cay nóng để đảm bảo sức khỏe trong quá trình điều trị.

Thực phẩm cay nóng không nên ăn

Thực phẩm cay nóng không nên ăn

Sữa và các chế phẩm làm từ sữa

Sữa là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ đang bị thủy đậu thì việc tiêu thụ sữa và các chế phẩm làm từ sữa sẽ làm tăng tuyến bã nhờn trên da khiến nguy cơ viêm nhiễm da cao hơn.

Sữa và các chế phẩm từ sữa tăng tuyến bã nhờn trên da

Sữa và các chế phẩm từ sữa tăng tuyến bã nhờn trên da

Thực phẩm mặn

Trẻ bị thủy đậu nên hạn chế tối đa các món ăn mặn. Các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh hay những món ăn nêm nếm mặn càng khiến cơ thể trẻ nhanh mất nước đồng thời tăng cảm giác ngứa ngáy trên da. Vì vậy, để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh thủy đậu cách tốt nhất là cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các món kho mặn, nấu mà thay vào đó là thực phẩm hấp, luộc dễ ăn.

Trẻ bị thủy đậu hạn chế ăn mặn

Trẻ bị thủy đậu hạn chế ăn mặn

Ngoài bệnh thủy đậu kiêng những gì và ăn gì, cha mẹ cần chú ý luôn chuẩn bị sẵn những thiết bị và các loại thuốc uống, thuốc bôi da cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ bị thủy đậu có nguy cơ sốt từ sốt nhẹ đến sốt cao tùy theo giai đoạn bệnh và cơ địa của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ khi cần.

Nhiệt kế kỹ thuật số Moaz BeBe MB – 040 là lựa chọn tối ưu cho mọi gia đình. Mẫu nhiệt kế này có giá thành rẻ, kiểu dáng nhỏ gọn và đặc biệt dễ sử dụng.  Nhiệt kế Moaz dùng công nghệ cảm biến nhiệt an toàn giúp đo nhiệt độ có kết quả nhanh chóng và chính xác nhất. Ngoài đo nhiệt độ cơ thể ở vị trí nách, cha mẹ có thể dùng nhiệt kế Moaz BeBe MB – 040 để đô bằng đường miệng rất tiện lợi.

Nhiệt kế kỹ thuật số Moaz BeBe MB – 040

Nhiệt kế kỹ thuật số Moaz BeBe MB – 040

Bài viết trên là những chia sẻ về bệnh thủy đậu nên ăn gì, kiêng ăn gì và những thông tin liên quan đến bệnh lý này. Hy vọng các kiến thức kể trên sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về bệnh thủy đậu đồng thời chủ động trong việc lên thực đơn hàng ngày cho trẻ.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý