SELECT MENU

Bệnh thủy đậu trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Moaz BéBé - - 292
Share:

Bệnh thủy đậu trẻ em là bệnh lý có tính truyền nhiễm cao và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Tìm hiểu chi tiết về dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh giúp cha mẹ biết cách giúp con phòng tránh bệnh lý này. Dưới đây là những thông tin chia sẻ đầy đủ nhất về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị, phòng tránh và chăm sóc trẻ khi bị bệnh thủy đậu. Mời các bậc cha mẹ cùng tham khảo!

Bệnh thủy đậu ở trẻ

Bệnh thủy đậu của trẻ em thường xuất hiện vào cuối đông, đầu xuân và đôi khi kéo dài cho đến sang hè. Bệnh lý rất thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ sức đề kháng kém. Tìm hiểu bệnh thủy đậu là gì và nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết giúp cha mẹ hiểu hơn về bệnh lý này.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì?

Bệnh thủy đậu trẻ em còn được biết đến với cái tên dân gian là bệnh “trái rạ”. Bệnh lý này thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng gây tình trạng phát ban trên da. Những trẻ em chưa được tiêm chủng vắc xin ngừa thủy đậu sẽ có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn đồng thời các triệu chứng nhiễm bệnh sẽ nặng hơn so với trẻ đã được tiêm chủng.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới 1 tuổi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Đồng thời, trẻ bị bệnh thủy đậu rất dễ truyền nhiễm cho những trẻ khác. Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt cẩn trọng khi trong môi trường sinh sống, học tập của con em mình có nhiều trẻ mắc phải bệnh lý này.

Nguyên nhân bệnh thủy đậu trẻ em

Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nguyên nhân là do virus Varicella Zoster gây ra. Loại virus này thuộc họ herpesviruses chứa phân tử ADN chuỗi đôi sống được vài ngày trong không khí. Tuy nhiên, virus gây bệnh thủy đậu thường sẽ chết ngay khi tiếp xúc với thuốc sát khuẩn.

Thủy đậu ở trẻ nhỏ là bệnh lý lây lan rất nhanh qua đường hô hấp. Virus thủy đậu sẽ lây lan qua giọt bắn của trẻ bị bệnh khi nói chuyện, hắt hơi, ho hàng ngày. Những trẻ chưa được tiêm phòng sẽ dễ mắc bệnh khi sinh hoạt chung với trẻ bị thủy đậu trong môi trường nhà trẻ, trường học.

Hiện tượng bệnh thủy đậu ở trẻ em xảy ra một phần do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Vì vậy, trẻ dễ bị tấn công bởi loại virus gây bệnh thủy đậu. Ngoài ra, trẻ cũng còn nhỏ và thưa có ý thức bảo vệ bản thân trước những tác nhân gây bệnh dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Hình ảnh bệnh thủy đậu trẻ em

Hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ em là những mụn nước đặc trưng chứa dịch bên trong. Ngoài mụn nước, trên cơ thể trẻ sẽ xuất hiện nhiều nốt hồng ban dạng sần và lây lan rất nhanh ra khắp cơ thể từ mặt, chân tay, lưng, cơ quan sinh dục…

Hình ảnh bệnh thủy đậu trẻ em

Hình ảnh bệnh thủy đậu trẻ em

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh thủy đậu trẻ em

Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ dễ nhận thấy nhất từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 21 sau khi phơi nhiễm virus. Dấu hiệu đầu tiên cha mẹ có thể cảm nhận là trẻ quấy khóc nhiều hơn, mệt mỏi, bỏ ăn và đau nhức cơ thể.

Bệnh thủy đậu có triệu chứng gì cũng tùy thuộc vào sức đề kháng của trẻ. Thông thường, đa số các trẻ bị thủy đậu trong giai đoạn đầu đều có triệu chứng mệt mỏi, mất sức, đau đầu và sốt cao.

Sau khoảng 1 – 2 ngày, các dấu vết ban thủy đậu sẽ xuất hiện. Quá trình tiến triển của các vết thủy đậu sẽ như sau:

  • Cơ thể đầu tiên sẽ xuất hiện hồng ban dạng sần. Những vết ban này lan rất nhanh gây ngứa ngáy và dần lan ra toàn bộ cơ thể. Trường hợp nặng, những vết ban của bệnh thủy đậu có thể xuất hiện ngay cả bên trong miệng, mắt hay cơ quan sinh dục.
  • Những hồng ban lúc đầu hình thành mụn nước nhỏ chứa dịch. Mụn nước này tồn tại khoảng một vài ngày sẽ bị vỡ và giải phóng dịch bên trong ra xung quanh.
  • Nếu mụn nước khi vỡ được chăm sóc, vệ sinh đúng cách sẽ khô lại và đóng vảy.

Cách nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ là các ban thủy đậu này sẽ xuất hiện xen kẽ nhau. Ban thủy đậu ở vị trí này lành thì đồng thời sẽ xuất hiện ban mới xuất hiện ở vị trí khác. Có thể nói rằng virus gây bệnh thủy đậu sẽ chỉ có thể kết thúc khi toàn bộ vết ban trên cơ thể vỡ ra, khô lại và đóng vảy.

Bệnh thủy đậu dẫn đến sốt cao, mệt mỏi

Bệnh thủy đậu dẫn đến sốt cao, mệt mỏi

Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không? Biến chứng bệnh thủy đậu trẻ em

Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ là bệnh lý khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Đồng thời, nếu không được điều trị đúng cách bệnh lý hoàn toàn có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của trẻ.

Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?

Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không tùy thuộc vào triệu chứng, cách điều trị và sức đề kháng của trẻ. Thông thường, một số trường hợp trẻ đã tiêm vắc xin phòng thủy đậu và có sức khỏe tốt sẽ chỉ bị thủy đậu ở mức nhẹ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp bệnh thủy đậu có những triệu chứng nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Bệnh thủy đậu ở trẻ khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Hiện tượng của bệnh thủy đậu ở trẻ em cần được quan sát và xem xét kỹ. Nếu trẻ xuất hiện một trong những triệu chứng nguy hiểm dưới đây cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị ngay lập tức.

  • Trẻ sốt cao lâu ngày không hạ.
  • Trẻ sơ sinh bị thủy đậu.
  • Trẻ quấy khóc, người tím tái, không chịu ăn uống.
  • Các ban thủy đậu tấy đỏ và đau đớn có khả năng bị nhiễm khuẩn.
  • Trẻ bị cứng cổ, khó thở, khó vận động và chóng mặt.
  • Ban thủy đậu bị lan vào bên trong mắt, gần mắt hay lan đến bộ phận sinh dục.

Biến chứng bệnh thủy đậu trẻ em

Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ nếu triệu chứng nhẹ thường là bệnh lành tính và có thể tự khỏi. Hiện nay, đa số trẻ em đều được tiêm phòng vắc xin chống thủy đậu nên tỷ lệ diễn biến nặng không nhiều. Tuy nhiên, một số ít trường hợp trẻ em bị bệnh thủy đậu có thể dẫn đến những biến chứng đáng tiếc bao gồm:

  • Bệnh zona thần kinh

Virus thủy đậu lây lan nhanh và không được điều trị kịp thời có thể tồn tại trong rễ dây thần kinh của trẻ sau khi trẻ khỏi bệnh. Loại virus nguy hiểm này sẽ tái hoạt động và dẫn đến trẻ mắc bệnh zona thần kinh khiến hệ thần kinh của trẻ suy yếu nặng nề.

  • Nhiễm trùng, sốc nhiễm khuẩn

Những nốt mụn nước khi bị thủy đậu có thể bị xuất huyết bên trong. Khi mụn nước bị bong tróc hay vỡ ra nếu không vệ sinh đúng cách có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát. Tình trạng này sẽ dẫn đến vùng bị mụn nước có mủ, lở loét khiến vùng da đó để lại sẹo sâu khó gây mất thẩm mỹ.

  • Viêm não, viêm màng não

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu trẻ em tiếp theo phải kể đến là viêm não, viêm màng não. Biến chứng này có thể xảy ra trong giai đoạn trẻ xuất hiện mụn nước và nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

  • Viêm võng mạc

Virus thủy đậu có thể xâm nhập vào bên trong mắt, phần giác mạc gây nguy hiểm đến thị giác của trẻ. Điều này có thể dẫn đến bệnh viêm võng mạc khó điều trị nếu không phát hiện và xử lý kịp thời.

Bệnh thủy đậu dẫn đến nhiều biến chứng về sức khỏe

Bệnh thủy đậu dẫn đến nhiều biến chứng về sức khỏe

Cách phòng bệnh thủy đậu trẻ em

Để phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em, cách tốt nhất là cha mẹ cần chủ động tiêm vắc xin ngừa virus Varicella Zoster cho trẻ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, việc tiêm vắc xin phòng bệnh đủ liều và đúng thời điểm là phương pháp tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ. Cha mẹ cần đảm bảo trẻ được hoàn thành 2 mũi tiêm phòng ngừa thủy đậu bao gồm mũi 1 khi trẻ trên 1 tuổi và mũi 2 cần tiêm khi trẻ từ 2 – 13 tuổi.

Tuy rằng không thể nói 100% trẻ đã tiêm vắc xin sẽ không mắc bệnh thủy đậu nhưng những trường hợp đã tiêm vắc xin ngừa thủy đậu sẽ có triệu chứng lành tính hơn, có thể tự khỏi khi điều trị tại nhà.

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh thủy đậu trẻ em, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nếu trẻ chưa được tiêm vắc xin nhưng đã tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu cần tiêm chủng ngay ít nhất trong 3 ngày sau đó.
  • Không để trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bát đũa, đồ ăn với người đang mắc bệnh thủy đậu.
  • Không được chạm vào mụn nước hay cơ thể của người mắc bệnh.
  • Hạn chế đưa trẻ đến những nơi công cộng đông người qua lại khi đang có dịch thủy đậu.
  • Dạy trẻ cách vệ sinh tay chân sạch sẽ, đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Bệnh thủy đậu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất hiếm trường hợp bị tái lại sau khi mắc bệnh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp virus gây bệnh thủy đậu đã đi sâu vào bên trong tồn tại trong các rễ thần kinh dẫn đến hiện tượng virus lần nữa phát tán khi hệ miễn dịch của trẻ suy yếu.

Vì vậy, sau khi trẻ mắc bệnh thủy đậu, cha mẹ nên tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng qua bữa ăn hàng ngày hoặc các sản phẩm tăng cường sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ.

Cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ em

Chữa bệnh thủy đậu cho trẻ em như thế nào còn tùy thuộc vào triệu chứng bệnh của trẻ. Nếu trẻ nhỏ đang có những triệu chứng của bệnh thủy đậu, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và có phương án điều trị phù hợp nhất. Bác sĩ sẽ tùy theo tình hình của trẻ mà có chỉ định cho trẻ điều trị tại nhà hay chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện.

Nhìn chung, bệnh thủy đậu trẻ em điều trị chủ yếu dựa theo triệu chứng. Trẻ cần được hỗ trợ để giảm sốt, giảm ngứa da và ngăn ngừa trẻ gãi khiến mụn nước bị vỡ và lây lan sang các vùng da khác.

  • Điều trị tại nhà: Nếu bác sĩ có chỉ định trẻ được điều trị tại nhà, cha mẹ cần lưu ý tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị và tái khám đúng theo quy định. Thông thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ dùng dung dịch xanh methylen hay thuốc tím để chấm nốt thủy đậu nếu nốt mụn nước bị vỡ. Trong quá trình điều trị tại nhà, cha mẹ cần chú ý quan sát con nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đưa trẻ đến tái khám ngay.
  • Điều trị tại bệnh viện: Nếu triệu chứng thủy đậu nặng có dấu hiệu nhiễm trùng, trẻ cần được chăm sóc y tế tại bệnh viện. Bệnh thủy đậu ở trẻ có thể sẽ cần điều trị bằng thuốc kháng virus, thuốc chống viêm bổ trợ thêm các loại thuốc theo triệu chứng như thuốc hạ sốt, giảm đau… Tùy theo độ tuổi và triệu chứng bệnh mà trẻ sẽ được chỉ định dùng loại thuốc nhất định.

Trẻ thủy đậu đa số đều có triệu chứng sốt cao kéo dài. Bác sĩ thường sẽ chỉ định dùng thuốc hạ sốt đồng thời các loại thuốc bổ trợ khác để trẻ nhanh cắt cơn sốt. Tuy nhiên, trẻ bị thủy đậu theo khuyến cáo không được sử dụng Aspirin hạ sốt vì dùng thuốc này có thể khiến trẻ tăng nguy cơ mắc phải hội chứng Reye gây tổn thương đến gan và não bộ.

Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Cách chăm sóc bệnh thủy đậu trẻ em

Ngoài phòng bệnh thủy đậu cho trẻ, cách chăm sóc trẻ khi bị thủy đậu cũng là vấn đề nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Một số lưu ý trong việc chăm sóc trẻ cần lưu ý như sau:

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Các vết ban đỏ, mụn nước ngứa ngáy trên da khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn vì mất cảm giác ngon miệng. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ ăn những món ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa như cháo loãng và bổ sung thêm vitamin, khoáng chất từ các loại hoa quả.

Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ khiến trẻ sốt cao, mệt mỏi nên cần được bổ sung đủ nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, cha mẹ nên chú ý cho trẻ uống thêm nước ép trái cây để cung cấp thêm năng lượng cho trẻ đồng thời tăng sức đề kháng hiệu quả.

Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn các món ăn nhiều dầu mỡ hay quá bổ dưỡng gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Các thức ăn cay nóng cũng nên hạn chế tránh tình trạng làm nhiệt độ cơ thể tăng cao đồng thời kích thích sự ngứa ngáy trên da. Đặc biệt, trẻ bị thủy đậu nên tạm thời kiêng các loại thực phẩm tanh như hải sản tránh tình trạng nhiễm trùng nặng nề hơn.

Chế độ sinh hoạt đúng cách

Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần lưu ý nhiều vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể như sau:

  • Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tránh quần áo cọ sát vào những vết mụn nước gây khó chịu.
  • Cho trẻ sử dụng các đồ cá nhân như cốc thìa, bát đĩa riêng tránh lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh đưa trẻ đến nơi công cộng.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm nước ấm cho trẻ một cách nhẹ nhàng, tránh làm vỡ mụn nước.
  • Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, tiệt trùng nơi ở thường xuyên.
  • Khuyến cáo trẻ không nên sờ hay gãi mụn nước khiến tình trạng lây nhiễm nghiêm trọng hơn.
  • Vệ sinh vùng mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
  • Giữ bàn tay của trẻ sạch sẽ, cắt móng tay cẩn thận tránh trẻ ngứa gãi gây nhiễm trùng da.
  • Đối với trẻ nhỏ nên cho trẻ đeo bao tay vải hạn chế tối đa tình trạng trẻ sờ hay gãi lên vùng da mụn.

Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Khi trẻ nhỏ bị thủy đậu, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để bác sĩ tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu được điều trị tại nhà, cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và vệ sinh các vùng da bị thủy đậu đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đồng thời, trẻ bị thủy đậu nếu có dấu hiệu sốt cao cần được uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng và thời gian cho phép. Mỗi gia đình nên có ít nhất một chiếc nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên và có phương pháp hạ sốt phù hợp.

Nhiệt kế kỹ thuật số Moaz BeBe MB – 040 là lựa chọn tối ưu cha mẹ có thể tham khảo. Đây là loại nhiệt kế có công nghệ cảm biến nhiệt thông minh giúp đo nhiệt độ chính xác và nhanh gọn.

Thiết kế của nhiệt kế kỹ thuật số Moaz nhỏ gọn và dễ dùng. Thiết bị có rất nhiều ưu điểm như thời gian đo nhiệt độ nhanh, sử dụng đơn giản, đo được nhiều vị trí và kết quả đo đảm bảo độ chính xác cao.

Nhiệt kế kỹ thuật số Moaz BeBe MB – 040 cần có trong mọi gia đình

Nhiệt kế kỹ thuật số Moaz BeBe MB – 040 cần có trong mọi gia đình

Bài viết trên là những chia sẻ về bệnh thủy đậu trẻ em và những thông tin cần biết về bệnh lý này. Hy vọng đây sẽ là tổng hợp các kiến thức hữu ích giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý