SELECT MENU

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng chống

Moaz BéBé - - 153
Share:

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em thường xảy ra do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt. Bệnh lý này có thể khiến trẻ mệt mỏi, mất nước và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cùng tìm hiểu bệnh tiêu chảy là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em trong bài viết dưới đây.

Bệnh tiêu chảy trẻ em

Để có cách phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần nắm rõ bệnh tiêu chảy là gì, biểu hiện như thế nào và thời điểm nào trẻ dễ mắc phải bệnh lý này. Cụ thể những thông tin cha mẹ cần biết như sau:

Bệnh tiêu chảy trẻ em là gì?

Bệnh tiêu chảy của trẻ em là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng kéo dài. Bệnh được phân chia làm hai loại như sau:

  • Bệnh tiêu chảy cấp trẻ em: Tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng dưới 14 ngày nguyên nhân chủ yếu do thực phẩm, nước nhiễm khuẩn hoặc virus siêu vi.
  • Bệnh tiêu chảy mãn tính trẻ em: Tình trạng tiêu chảy ở trẻ kéo dài vài tuần do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hình thức tiêu chảy nặng này chủ yếu do trẻ đang bị nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng đường ruột hay dị ứng với thức ăn.

Nhìn chung, bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bệnh lý khá thường gặp. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ điều trị tại nhà hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Bệnh tiêu chảy trẻ em có thể dẫn đến sốt cao

Bệnh tiêu chảy trẻ em có thể dẫn đến sốt cao

Bệnh tiêu chảy có biểu hiện gì?

Trẻ trong độ tuổi từ 0 – 2 tuổi thường đi nặng khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày. Phân của trẻ thường đóng khuôn và mềm. Tùy theo lượng ăn của trẻ mà số lần đi nặng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh là trẻ có thể đi nặng dễ dàng, không cần gắng sức và phân đóng khuôn, không có màu lạ.

Cha mẹ có thể nhận biết bé bị bệnh tiêu chảy khi bé đi nặng nhiều lần hơn so với ngày thường, phân nhiều nước, có mùi lạ. Thực chất, tiêu chảy cũng là cách để cơ thể của trẻ có thể tự loại bổ các loại virus, vi trùng đang gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và sức khỏe của trẻ mà mỗi đợt tiêu chảy sẽ kéo dài khoảng vài ngày đến vài tuần. Với bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi, tiêu chảy có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác như buồn nôn, sốt nhẹ, phát ban.

Thời điểm trẻ em dễ mắc bệnh tiêu chảy

Ngoài tìm hiểu bệnh tiêu chảy có biểu hiện gì, thời điểm trẻ em thường mắc bệnh tiêu chảy cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. Đa số trẻ thường bị tiêu chảy khi mới bắt đầu giai đoạn ăn dặm, khoảng từ 6 – 11 tháng.

Khi dung nạp các thực phẩm mới ngoài sữa mẹ, hệ tiêu hóa của trẻ cần thời gian thích nghi. Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn thử nghiệm cho bé làm quen với đa dạng các loại thực phẩm khác nhau. Trẻ có thể bị dị ứng một nhóm thực phẩm nào đó dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em ngoài yếu tố thực phẩm còn có các yếu tố gây bệnh khác như virus, vi khuẩn từ môi trường.

Trẻ em đến độ tuổi học mẫu giáo, khoảng từ 1 – 3 tuổi cùng là độ tuổi hay mắc bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân là do đây là thời điểm trẻ ưa thích khám phá môi trường xung quanh. Trẻ có thể nghịch đất cát, đưa đồ vật lên miệng cắn và nếu không được vệ sinh thường xuyên, đúng cách sẽ dẫn đến bệnh tiêu chảy.

Trẻ em thường bị tiêu chảy trong giai đoạn từ bú sữa và mới ăn dặm

Trẻ em thường bị tiêu chảy trong giai đoạn từ bú sữa và mới ăn dặm

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp

Bệnh tiêu chảy có mấy nguyên nhân gây bệnh là vấn đề cần được quan tâm. Nhìn chung, bệnh tiêu chảy và nguyên nhân gây bệnh chủ yếu nhất phải kể đến như sau:

  • Tiêu chảy nặng do Rotavirus gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng trẻ dưới 2 tuổi.
  • Tiêu chảy do ký sinh trùng như amip, Giardia…
  • Tiêu chảy do các bệnh lý nhiễm trùng khác như viêm màng não, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu…
  • Tác nhân vi khuẩn như E.coli, tả, Salmonella… nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy ở trẻ 2 tuổi.
  • Tiêu chảy do tác dụng phụ của các loại thuốc chữa bệnh.
  • Tiêu chảy do dị ứng thức ăn, ngộ độc thực phẩm.

Ngoài những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em kể trên, trẻ sẽ càng dễ dàng mắc phải bệnh lý này nếu có các yếu tố thuận lợi như sau:

  • Trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là độ tuổi từ 6 đến 11 tháng.
  • Trẻ đang mắc phải các bệnh lý liên quan gây tình trạng suy giảm miễn dịch như bệnh hô hấp, suy dinh dưỡng, sởi…
  • Trẻ có những tập quán gây tăng nguy cơ tiêu chảy như đang trong giai đoạn bú bình, trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ cai sữa quá sớm, thức ăn và nước uống bị ô nhiễm.
  • Thời điểm mùa hè trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn, mùa động thường bị tiêu chảy do Rotavirus.

Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em là cách tốt nhất giúp trẻ hạn chế tái lại tình trạng này. Để chủ động hơn trong việc phòng bệnh tiêu chảy, Bộ Y tế khuyến cáo các gia đình có trẻ nhỏ cần thực hiện những lưu ý sau:

Vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sạch sẽ

Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ giúp trẻ giảm thiểu tình trạng tiêu chảy hiệu quả. Một số thói quen tốt cần hình thành trong vấn đề vệ sinh cơ thể và nơi ở như sau:

  • Thường xuyên cho trẻ rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn, đặc biệt là trước và sau khi ăn hay đi vệ sinh.
  • Dọn dẹp và sát khuẩn khu vực nhà vệ sinh của gia đình.
  • Đảm bảo nhà cửa luôn được vệ sinh đúng cách, cửa mở thông thoáng.
  • Tắm rửa cho trẻ thường xuyên, thay quần áo khi trẻ vừa đến nơi đông người.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các vùng đang có dịch tiêu chảy.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn virus xâm nhập

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn virus xâm nhập

Chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm

Phòng bệnh tiêu chảy trẻ em cần đặc biệt chú ý đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực phẩm không đảm bảo chính là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này. Để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch phòng chống bệnh tiêu chảy, các gia đình cần quan tâm đến những lưu ý sau:

  • Thực hiện ăn chín, uống sôi đảm bảo sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
  • Không cho trẻ ăn những thực phẩm chưa được nấu chín kỹ hay các loại thực phẩm ăn sống như gỏi cá, nem chua…
  • Chọn thực phẩm cho trẻ ở những nguồn thực phẩm uy tín với xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, chú ý hạn sử dụng.
  • Những thức ăn đã nấu chín không ăn hết cần bảo quản kỹ nếu muốn sử dụng cho bữa sau.
  • Rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Hạn chế cho trẻ tập trung ăn uống ở những nơi đông người khi đang có dịch tiêu chảy.

Vệ sinh dụng cụ ăn uống cho trẻ đúng cách

Đối tượng dễ mắc phải tình trạng tiêu chảy nhất là nhóm trẻ em đang trong độ tuổi bú mẹ, bú bình và trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm. Vì vậy, để phòng bệnh tiêu chảy cấp cha mẹ cần lưu ý vấn đề vệ sinh dụng cụ ăn uống cho trẻ, đảm bảo sự tiệt trùng.

Với trẻ từ 0 – 1 tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nhóm thực phẩm chính cần bổ sung hàng ngày. Cha mẹ khi cho trẻ uống sữa cần chú ý vệ sinh bình sữa, núm ti thật kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

Sử dụng máy tiệt trùng hơi nước và sấy khô thông minh Moaz BeBe MB – 011 là lựa chọn tối ưu được nhiều mẹ bỉm sữa ưa chuộng hiện nay. Thiết bị hữu ích này có kích thước nhỏ gọn với đa dạng tính năng hỗ trợ cho mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ.

Máy hâm sữa, tiệt trùng và sấy khô tích hợp đầy đủ các tính năng bao gồm tiệt trùng, sấy khô, hâm sữa, rã đông rất tiện lợi. Khoang chứa của máy rộng rãi giúp các mẹ có thể làm sạch cùng lúc nhiều bình sữa khác nhau.

Ngoài tiệt trùng bình sữa, mẹ có thể tận dụng thiết bị này để làm sạch núm ti giả, ngậm nướu, bát đĩa ăn dặm, đồ chơi nhỏ cho bé. Nhờ vậy, các vật dụng ăn uống của trẻ luôn đảm bảo sự sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn và virus gây bệnh lý tiêu chảy.

Máy tiệt trùng hơi nước và sấy khô thông minh Moaz BeBe MB – 011 

Máy tiệt trùng hơi nước và sấy khô thông minh Moaz BeBe MB – 011 

Đảm bảo nguồn nước sạch

Để phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em, gia đình cần đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và nước uống luôn sạch. Nước sử dụng hàng ngày nên được bảo quản sạch sẽ, có nắp đậy và tránh sử dụng các nguồn nước bẩn chưa qua xử lý.

Ở những vùng chưa có nước máy và đang có dịch tiêu chảy cấp, tất cả nước dùng trong ăn uống nên được sát khuẩn lại bằng cloramin B. Ngoài ra, người dân cần chú ý không được đổ chất thải, đồ dùng của người bệnh tiêu chảy xuống ao, hồ gây ảnh hưởng đến nguồn nước chung của mọi người.

Tiêm vắc xin đầy đủ ngừa tiêu chảy

Tiêm vắc xin phòng bệnh tiêu chảy đầy đủ là cách tốt nhất giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy quay lại. Tiêm vắc xin ngừa tiêu chảy do virus Rota đặc biệt cần thiết cho trẻ dưới 5 tuổi.

Vắc xin này giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy cấp do virus này gây ra đồng thời nếu mắc bệnh các triệu chứng tiêu chảy sẽ nhẹ hơn, không ảnh hưởng đến tính mạng. Các bậc phụ huynh cần lưu ý lịch tiêm chủng và đưa trẻ đến cơ sở y tế, tiêm chủng uy tín để cho trẻ uống đúng lịch nhằm đảm bảo hiệu quả quả tốt nhất

Hạn chế tiếp xúc với trẻ đang bị tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh lý lây truyền qua đường tiêu hóa như qua thức ăn, nước uống hay môi trường. Vì vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ đến những nơi đang có dịch tiêu chảy, tránh trẻ bị lây bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chữa bệnh tiêu chảy

Chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em nguyên tắc điều trị là bù nước và điện giải cho cơ thể trẻ, tránh tình trạng mất nước. Cụ thể những nguyên tắc chữa bệnh và phác đồ điều trị cụ thể như sau:

Nguyên tắc chữa bệnh tiêu chảy trẻ em

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đầy đủ của nguyên tắc điều trị bệnh tiêu chảy bao gồm:

  • Tìm hiểu mức độ mất nước của trẻ để chọn phác đồ bù nước phù hợp.
  • Xem xét các biến chứng nặng đi kèm để chọn phương pháp bù dịch theo đường uống hay truyền tĩnh mạch.
  • Xử lý kịp thời các tình huống, biến chứng có thể xảy ra.
  • Điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh nếu cần.
  • Bổ sung lượng kẽm nguyên tố trong 14 ngày.
  • Tham vấn cho trẻ các vấn đề về dinh dưỡng hỗ trợ phục hồi sức khỏe, giảm tình trạng tiêu chảy tái lại.
  • Hướng dẫn các dấu hiệu bệnh cần phải theo dõi.
Bổ sung nước và theo dõi kỹ triệu chứng của trẻ

Bổ sung nước và theo dõi kỹ triệu chứng của trẻ

Phác đồ điều trị tiêu chảy trẻ em

Trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em có thể thực hiện theo phác đồ điều trị cụ thể như sau:

Phác đồ A

Đa số tình trạng bé bị tiêu chảy có thể điều trị tại nhà nếu tình trạng mất nước không quá nghiêm trọng. Với phác đồ điều trị qua đường uống, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ uống thêm nhiều dịch càng nhiều càng tốt, bú mẹ tăng cường hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung oresol đúng độ tuổi. Với trẻ đến độ tuổi ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, nước hoa quả không đường, nước cháo loãng để bù nước đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ.

Trong quá trình điều trị tiêu chảy qua đường uống, cha mẹ cần chú ý cho trẻ uống thành từng ngụm nhỏ. Nếu trẻ uống vào bị nôn hãy dừng lại và đợi khoảng 5 – 10 hút sâu cho trẻ uống tiếp. Ngoài ra, một số trường hợp trẻ sẽ được chỉ định bổ sung thêm kẽm để hỗ trợ điều trị tiêu chảy. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, tỷ lệ kẽm cần bổ sung là 10mg mỗi ngày và trẻ trên 6 tháng tuổi là 20mg mỗi ngày. Kẽm cần bổ sung liên tục trong 14 ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Phác đồ B

Phác đồ B thường sử dụng ở những trẻ tình trạng tiêu chảy đã kéo dài hơn tuần và có dấu hiệu mất nước mệt mỏi. Trẻ cần sử dụng Oresol nhằm giảm áp lực thẩm thấu, tránh tình trạng mất nước gây ra những biến chứng nặng khác.

Bù dịch bằng chất Oresol cần đầy đủ 75ml/kg trong bốn giờ. Sau bốn giờ sử dụng, cha mẹ cần đánh giá cũng như phân loại lại mức độ mất nước của trẻ. Nếu trường hợp mất nước vẫn nặng, trẻ cần chuyển sang điều trị theo phác đồ C.

Phác đồ C

Để điều trị trường hợp trẻ mất nước nặng, bác sĩ sẽ chỉ định truyền tĩnh mạch hoặc dùng dịch truyền. Nếu mạch yếu không bắt được, trẻ cần phải truyền thêm lần nữa và tiến hành đánh giá lại tình trạng mất nước ít nhất 30 phút một lần cho đến khi ổn định.

Trẻ cần được truyền nước nếu tình trạng mất nước nghiêm trọng

Trẻ cần được truyền nước nếu tình trạng mất nước nghiêm trọng

Hướng dẫn chăm sóc bé bị tiêu chảy đúng cách

Ngoài tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp, cha mẹ cần tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách giúp trẻ nhanh phục hồi sức khỏe. Trẻ khi bị tiêu chảy thường bị mất nước dẫn đến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý bổ sung nước cho trẻ đúng cách bằng cách bù nước một lượng nhỏ và tăng dần theo thời gian.

Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy nên chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày để tránh tạo áp lực lên dạ dày. Trẻ có thể ăn khoảng 4 – 5 tiếng một lần, lượng thức ăn ít hơn thường ngày và ưu tiên các món ăn mềm, lỏng dễ nuốt. Với trẻ chưa đến tuổi ăn dặm, mẹ nên bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn. Ngoài ra, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhi để biết cách bù nước sao cho đảm bảo an toàn cho trẻ.

Trường hợp trẻ đã thăm khám và bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh, cha mẹ cần tuân thủ theo đúng liệu trình thuốc của bác sĩ, tránh bỏ ngang khi thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm. Một số trường hợp trẻ tiêu chảy sẽ cần bổ sung thêm kẽm với liều lượng phù hợp để tăng đề kháng đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy trẻ em giảm triệu chứng tiêu chảy hiệu quả.

Lúc nào cần đưa bé đi khám mắc bệnh tiêu chảy?

Trẻ dưới 6 tháng tuổi khi bị tiêu chảy cấp đều cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. Trẻ càng nhỏ càng dễ bị mất nước và trở bệnh nhanh hơn so với trẻ lớn. Ở những trẻ lớn hơn, nếu mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu sau đây sẽ cần có sự can thiệp của bác sĩ:

  • Trẻ bị tiêu chảy phân có máu.
  • Trẻ mất nước nghiêm trọng, da khô, môi nứt nẻ, mỏi mắt.
  • Trẻ nôn ói nhiều, đau bụng, đi ngoài thường xuyên.
  • Trẻ không chịu ăn uống trong khi dấu hiệu tiêu chảy, nôn mửa không thuyên giảm.
  • Dịch nôn của trẻ có màu xanh lá cây.
  • Trẻ không chịu uống nước hay bú sữa để bù nước.
  • Trẻ mệt mỏi, quấy khóc liên tục hoặc trẻ ngủ li bì.
  • Trẻ sốt cao và đau bụng quằn quại.

Bài viết trên đây là những chia sẻ về bệnh tiêu chảy ở trẻ em và tìm hiểu về cách phòng chống, điều trị bệnh. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý