7 bệnh về da ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất: Dấu hiệu nhận biết & cách xử lý
Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch còn yếu, làn da mỏng manh, nhạy cảm rất dễ bị mắc các bệnh về da như: vàng da, rôm sảy, chàm sữa, mụn kê, viêm da tiết bã nhờn,… Mặc dù đây là các bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sức khỏe của trẻ. Trong bài viết dưới đây Moaz BéBé đã tổng hợp các bệnh về da ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất và dấu hiệu nhận biết, cách xử lý các bệnh này, mời bố mẹ cùng tham khảo.
1. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và có thể xuất hiện ngay sau 1 ngày trẻ chào đời. Biểu hiện của bệnh là vùng da trẻ chuyển sang màu vàng, rõ thấy nhất là ở vùng mặt, cổ, ngực và phần bụng phía trên rốn.
>> Xem thêm: Tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ? Để trẻ khỏe mạnh, hết vàng da
Vàng da ở trẻ sơ sinh được chia làm hai loại:
1.1 Vàng da sinh lý
Trẻ bị vàng da sinh lý thường xuất hiện ngay sau sinh và biến mất trong 1 tuần đối với trẻ sinh đủ ngày đủ tháng, và 2 tuần đối với trẻ sinh non. Trẻ bị vàng da sinh lý màu da thường bị vàng ở mức độ nhẹ, trẻ sinh hoạt bình thường, ăn – ngủ đều, cơ thể linh hoạt tuy nhiên, nước tiểu có màu hơi tối hoặc màu vàng, phân nhạt màu.
1.2 Vàng da bệnh lý
Mẹ có thể nhận ra trẻ bị vàng da bệnh lý hay không bằng cách nhìn vào mức độ vàng của da. Vàng da bệnh lý màu da thường là vàng đậm và bị vàng toàn thân kể cả chân tay và mắt. Đặc biệt, bệnh sẽ không tự khỏi sau 1 – 2 tuần cùng với đó là trẻ có các biểu hiện bất thường như: cơ thể mệt mỏi, lừ đừ, bỏ bú, co giật,…
Vàng da là bệnh dễ nhận thấy bằng mắt thường nên bố mẹ cần chú ý quan sát sự thay đổi của trẻ để có hướng điều trị kịp thời. Với vàng da sinh lý bố mẹ có thể cho trẻ tắm nắng sớm để hấp thụ vitamin D và mẹ cho trẻ bú thường xuyên để loại bỏ chất bilirubin có trong máu. Với vàng da bệnh lý, mẹ cần cho trẻ đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và xử lý ngay trước khi quá muộn.
2. Bệnh viêm da tiết bã (dân gian gọi là cứt trâu)
Nghe tên bệnh tưởng chừng như ít gặp nhưng thực tế bệnh viêm da tiết bã này chiếm khoảng 10% trong độ tuổi trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi. Bệnh không lây nhiễm và sẽ thường tự khỏi sau một thời gian ngắn, nhưng cũng có trường hợp đặc biệt, bệnh có thể kéo dài tới khi trẻ được từ 1 – 4 tuổi.
Bệnh viêm da tiết bã thường xuất hiện ở những vùng có nhiều bã nhờn như da đầu, sau tai, dưới lông mày, nách, háng,… Dấu hiệu nhận biết là trên cơ thể xuất hiện các vảy nhờn có màu vàng hoặc trắng, có nhiều mảng tróc như gàu, không gây ngứa, khó chịu.
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh là bệnh mãn tính và không cần đến các cơ sở y tế để điều trị. Bệnh sẽ có thể tự khỏi trong vài tháng sau đó. Tuy nhiên, nếu bố mẹ lo lắng bệnh ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và muốn điều trị tình trạng này sớm hơn thì có thể tham khảo các cách dưới đây:
- Gội đầu và massage da đầu trẻ hàng ngày bằng các loại dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh
- Dùng lược chải nhẹ nhàng lên vùng da bị đóng vảy nên thực hiện khi phần da đó còn ẩm ướt
- Nếu vảy khó bong ra, mẹ có thể dùng dầu dừa hoặc dầu oliu nhỏ vài giọt vào vùng bị đóng vảy trong vài phút hoặc vài giờ. Mục đích là để chúng thẩm thấu làm mềm phần vảy khó bong sau đó dùng lược nhẹ nhàng chải sạch.
3. Bệnh rôm sảy
Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh vào mùa hè khi thân nhiệt trẻ tăng cao và tiết ra nhiều mồ hôi. Rôm sảy được xem là hiện tượng trẻ bị viêm da khi tuyến mồ hôi bị bịt kín và không thoát ra được.
>>Xem thêm: Trẻ bị hăm cổ nổi mụn phải làm sao? Nguyên nhân & cách chữa trị
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy là trên da xuất hiện các hạt nhỏ liti màu hồng hơi cứng và thường nổi nhiều ở những vị trí mồ hôi tiết ra nhiều như: lưng, trán, cổ, ngực.
Bệnh rôm sảy có thể tự khỏi mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo cơ thể trẻ luôn được vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu an toàn để trẻ không cảm thấy bí bách và bị kích ứng da.
Trường hợp trẻ bị rôm sảy gãi ngứa thường xuyên làm vỡ các mụn, bệnh rôm sảy sẽ càng lan rộng và gây bội nhiễm. Cùng với đó là trẻ có dấu hiệu nóng sốt và quấy khóc liên tục. Trường hợp này, mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để điều trị kịp thời.
4. Bệnh chàm sữa
Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đây được xem là giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng và thường xuất hiện nhiều ở vùng mặt, khủy tay, chân của trẻ.
Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh được biểu hiện như sau: Giai đoạn đầu, cơ thể trẻ bắt đầu xuất hiện một số nốt mụn màu hồng sau đó chuyển thành mụn nước có màu đỏ. Sau một thời gian, khi đã đủ già mụn sẽ nứt da và tiết dịch, dần dần sẽ đóng vảy và trở nên sần sùi, bong tróc da.
Có một số nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm sữa ở trẻ như: Do da khô – yếu, do tiếp xúc với một số chất kích thích, do vi khuẩn,… Cách tốt nhất để điều trị và phòng chống bệnh này là:
- Bố mẹ nên tắm rửa, vệ sinh cơ thể trẻ hàng ngày
- Dùng sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh lành tính. Tuyệt đối không dùng những loại có nhiều hóa chất phòng trường hợp trẻ bị kích ứng da
- Đảm bảo người trẻ luôn khô ráo sau mỗi lần tắm
- Có thể dùng kem dưỡng cho trẻ em massage nhẹ nhàng cho trẻ
5. Trẻ bị mụn sữa (nang kê)
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến 20 – 40% trẻ sơ sinh đều bị mụn sữa ngay trong vài tuần đầu sau sinh. Mụn sữa xuất hiện chủ yếu ở các vùng như trán, mũi, hai bên má. Xuất hiện với các nốt nhỏ liti màu trắng và vùng da đỏ bao quanh. Trẻ càng nổi nhiều mụn, vùng da càng đỏ càng chứng tỏ thân nhiệt của trẻ càng tăng hoặc do trẻ bị kích ứng với một số thành phần trong sữa mẹ.
Thông thường, mụn sữa sẽ biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng. Trường hợp sau 3 tháng mụn sữa không có dấu hiệu giảm dần bố mẹ nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ. Vì mụn sữa để lâu nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến da trẻ suốt đời.
6. Trẻ bị nổi mề đay (mày đay)
Mề đay là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong y khoa, đây được xem là căn bệnh khó điều trị không chỉ vì nguyên bản chất mà còn do trẻ có thói quen gãi ngứa nên càng khiến bệnh diễn biến nặng hơn.
>>Xem thêm: TOP 11 sản phẩm chăm sóc sau sinh cho bé không thể thiếu
Nổi mề đay là hiện tượng da trẻ xuất hiện các đám sần đỏ, nổi gồ ghề trên mặt da không đều và có thể liên kết thành từng mảng. Trẻ bị nổi mề đay da thường sưng tấy và ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Trẻ sẽ thường xuyên cáu gắt, quấy khóc và bỏ ăn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của trẻ cả về sức khỏe và tâm sinh lý.
Nếu trẻ bị nổi mề đay, biện pháp tốt nhất là bố mẹ nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.
7. Trẻ bị hăm tã
Trẻ sơ sinh ngày nay thường mặc tã cả ngày lẫn đêm, đây là lý do vì sao trẻ sơ sinh bị hăm tã ngày càng nhiều nếu mẹ không biết cách chăm sóc và phòng ngừa cho trẻ. Hăm tã xảy ra khi trẻ đổ mồ hôi quá nhiều hoặc nước tiểu đọng lại trong bỉm quá lâu mà không được thay rửa kịp thời, tã bịt kín, không có độ thoáng khí nên rất dễ làm tổn thương da.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
- Bỉm ẩm ướt là môi trường thích hợp để các loại vi khuẩn, virus sinh sôi, nảy nở gây ảnh hưởng đến làn da của trẻ
- Da trẻ bị cọ, chà sát với bỉm thường xuyên có thể gây ra trầy xước hoặc bị dị ứng hương liệu
- Tã bỉm ẩm ướt khiến các loại nấm men, nấm candida phát triển
Trẻ bị hăm tã thường cảm thấy ngứa ngáy, vùng da bị nổi mẩn đỏ và có thể dẫn đến phát ban. Trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, càng gãi càng bị trầy xước và có thể bị loét.
Để hạn chế tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên thực hiện các biện pháp sau:
- Sau mỗi lần trẻ đi vệ sinh cần rửa, lau khô cho trẻ sạch sẽ, đặc biệt là ở vùng kín.
- Mẹ không nên cho trẻ mặc tã cả ngày, hãy để cho trẻ một khoảng thời gian trong ngày không mặc tã để trẻ cảm thấy thoải mái và khô thoáng hơn.
- Sử dụng các loại kem ngừa hăm tã lành tính
>>Xem thêm: Những mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn – đơn giản, bố mẹ nên biết
Để bảo vệ làn da non nớt và nhạy cảm của trẻ sơ sinh, bố mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để chăm con dễ dàng hơn. Hy vọng, với các thông tin Moaz BéBé chia sẻ phía trên đã giúp mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm hay trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Đừng quên chia sẻ bài viết này tới các mẹ bỉm sữa khác nữa nhé!!!