Bệnh viêm đường hô hấp trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Bệnh viêm đường hô hấp là bệnh lý rất thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh lý này dễ tái phát và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Tìm hiểu kỹ bệnh viêm đường hô hấp trẻ em là gì, dấu hiệu bệnh, nguyên nhân, cách điều trị và phòng chống bệnh sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ bị bệnh lý này.
Nội dung bài viết
Bệnh viêm đường hô hấp trẻ em là gì?
Bệnh viêm đường hô hấp trẻ em là bệnh lý bao gồm các viêm nhiễm ở bộ phận thanh quản đến mũi. Đường hô hấp trên sẽ bao gồm mũi, hầu họng, xoang, thanh quản và đường hô hấp dưới bao gồm khí quản, tiểu phế quản, phế quản và phổi. Những bộ phận này được biết đến là cơ quan chịu trách nhiệm thu nhận không khí, làm ấm và lọc tạp chất lạ trước khi xuống phổi. Trong đó, đường hô hấp dưới có thêm nhiệm vụ là trao đổi không khí.
Đường hô hấp trên là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với không khí nên chịu ảnh hưởng nhiều bởi các bất lợi từ môi trường như virus, vi khuẩn, bụi mịn, khói thuốc, ô nhiễm… Vì vậy, trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên hơn hẳn so với các bệnh lý viêm đường hô hấp dưới.
Viêm đường hô hấp là bệnh lý là bệnh lý gần như trẻ nào cũng gặp phải ít nhất vài lần trong năm. Bệnh lý dễ lây lan qua các giọt bắn của trẻ nhiễm bệnh và dịch chứa virus, vi khuẩn bám trên bề mặt đồ dùng, đồ chơi của trẻ.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp
Ngoài bệnh viêm đường hô hấp cấp là gì, các bậc cha mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu của bệnh để phát hiện bệnh kịp thời và có hướng điều trị phù hợp. Bệnh viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới sẽ có những triệu chứng khác nhau tùy theo cấp độ bệnh, loại bệnh và thể trạng của trẻ. Cụ thể những dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp như sau:
Dấu hiệu bệnh viêm đường hô hấp trên
Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em thường có những triệu chứng sau:
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Hắt hơi liên tục.
- Đau rát họng, khó nuốt, khó ăn.
- Ho khan, ho có đờm.
- Mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, đau đầu.
Triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể kéo dài từ 3 – 14 ngày hoặc kéo dài hơn tuỳ loại bệnh và thể trạng của trẻ.
Dấu hiệu bệnh viêm đường hô hấp dưới
Triệu chứng viêm đường hô hấp dưới sẽ nghiêm trọng hơn so với viêm đường hô hấp trên. Ngoài các dấu hiệu tương đồng với viêm đường hô hấp trên, các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp tùy theo mức độ nhiễm trùng mà sẽ có những triệu chứng khác nhau, cụ thể như:
- Trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó thở khi ngủ.
- Trẻ sốt cao kéo dài.
- Đau họng, họng sưng đỏ dẫn đến biếng ăn.
- Trẻ ho khan, ho có đờm, tiếng ho nặng.
- Da xanh tái, mệt mỏi, thở khò khè.
- Thở nhanh, thở rút, đau ngực.
Biến chứng bệnh viêm đường hô hấp cấp trên trẻ em
Biến chứng bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em là những tình trạng nghiêm trọng có thể xảy ra khi bệnh không được điều trị kịp thời hoặc không đúng cách. Một số biến chứng thường gặp là:
- Viêm tai giữa: Do nước mũi chảy ngược vào ống tai giữa, gây viêm và đau tai, có thể ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.
- Viêm xoang: Do nước mũi ứ đọng trong các xoang mũi, gây viêm và sưng tấy, có thể gây ra chảy máu mũi, đau đầu, sốt cao.
- Viêm họng: Do nước mũi chảy xuống họng, gây viêm và sưng niêm mạc họng, có thể gây ra khó nuốt, khàn tiếng, ho.
- Viêm thanh quản: Do nước mũi chảy xuống thanh quản, gây viêm và sưng niêm mạc thanh quản, có thể gây ra ho khan, khó thở, khò khè.
- Viêm phế quản: Do nước mũi chảy xuống phế quản, gây viêm và sưng niêm mạc phế quản, có thể gây ra ho có đờm, khó thở, ngạt mũi.
Để tránh những biến chứng bệnh, cha mẹ cần nắm rõ những biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp và quan sát sức khỏe của trẻ. Nếu xuất hiện tình trạng trẻ mệt mỏi, sốt cao, thở khó cần đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp trẻ em
Nguyên nhân bị bệnh viêm đường hô hấp chủ yếu là do virus, vi khuẩn gây ra. Tùy theo loại bệnh viêm đường hô hấp trên hay viêm đường hô hấp dưới mà nguyên nhân gây bệnh sẽ khác nhau. Cụ thể những nguyên nhân phổ biến như sau:
Do tác nhân gây bệnh
Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ dưới 5 tuổi đa số xảy ra do nhiễm virus như virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus sởi… Thông thường, các bệnh lý viêm đường hô hấp do nhiễm virus là lành tính và có thể tự khỏi nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách.
Ngoài tác nhân do virus, bệnh viêm đường hô hấp có thể do nhiễm vi khuẩn. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhóm vi khuẩn hàng đầu gây ra bệnh viêm đường hô hấp là vi khuẩn Haemophilus Influenzae tuýp B, vi khuẩn Bordetella, vi khuẩn Chlamydia Trachomatis…
Do tình trạng sức khỏe của trẻ
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em sẽ dễ tái đi tái lại nếu trẻ có sức đề kháng kém. Những trẻ vừa mắc bệnh cảm cúm, trẻ đang hồi phục sau phẫu thuật thường rất dễ bị bệnh viêm đường hô hấp. Vì vậy, để giảm thiểu tình trạng trẻ hay mắc các bệnh liên quan đến hô hấp cha mẹ cần lưu ý tìm cách tăng đề kháng cho trẻ.
Do môi trường sống
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngoài những tác nhân chính do virus, vi khuẩn còn bị ảnh hưởng bởi môi trường sống. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh lý này như:
- Trẻ sống trong môi trường nhiều tác nhân gây dị ứng như lông động vật, bụi mịn, phấn hoa…
- Môi trường sống quanh trẻ không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến tồn tại nhiều virus, vi khuẩn gây hại.
- Trẻ bị tác động đến sức khỏe khi tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất.
- Trẻ tiếp xúc nhiều với các chất gây dị ứng, hơi nước, ô nhiễm không khí…
Do các yếu tố nguy cơ
Biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp có thể xuất hiện khi bị kích thích bởi những yếu tố nguy cơ. Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm khói thuốc, tiếp xúc nhiều với hóa chất sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp hơn so với trẻ khác. Ngoài ra, đa số bệnh lý này thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ từ 0 – 5 tuổi. Bệnh lý này tác động vào hệ miễn dịch và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp trẻ em
Bệnh viêm đường hô hấp trẻ em đa số sẽ điều trị dựa theo triệu chứng bệnh. Tùy theo loại bệnh, mức độ bệnh và độ tuổi của trẻ mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Trẻ có thể phải điều trị tại bệnh viện bằng kháng sinh hoặc tự điều trị tại nhà.
Điều trị bằng thuốc
Để điều trị bệnh viêm đường hô hấp bằng thuốc, trẻ cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tùy vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh: Dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng, thường được chỉ định khi có dấu hiệu viêm xoang cấp, viêm hầu họng do liên cầu khuẩn, viêm phế quản cấp hoặc mãn tính, viêm phổi… Một số kháng sinh thường dùng là amoxicillin, azithromycin, clarithromycin, doxycycline…
- Thuốc kháng viêm: Dùng để giảm viêm, đau, sưng và sốt. Có thể dùng các thuốc như ibuprofen, naproxen, paracetamol…
- Thuốc giảm ho: Dùng để làm giảm cơn ho khan hoặc ho có đờm. Có thể dùng các thuốc như codein, dextromethorphan, guaifenesin…
- Thuốc xịt mũi: Dùng để làm thông mũi, giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi. Có thể dùng các thuốc như oxymetazoline, phenylephrine, xylometazoline…
- Thuốc chống dị ứng: Dùng để làm giảm các triệu chứng do dị ứng gây ra, như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi… Có thể dùng các thuốc như cetirizine, loratadine, fexofenadine…
Tự điều trị tại nhà
Với các bệnh viêm đường hô hấp thể nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định trẻ được tự điều trị tại nhà. Ngoài cho trẻ uống thuốc theo bác sĩ kê đơn, cha mẹ nên chú ý cung cấp chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
Ngoài ra, trẻ bị viêm đường hô hấp cần uống đủ nước giảm tình trạng mất nước và nghỉ ngơi điều độ để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Nếu tình trạng ho kéo dài, cha mẹ có thể tham khảo các bài thuốc dân gian an toàn cho trẻ như siro húng chanh, lê hấp đường phèn, củ cải hấp gừng… nhằm giảm ho cho trẻ.

Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp trẻ em
Tìm hiểu các cách phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp là điều cha mẹ nên làm để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ. Cụ thể những lưu ý giúp trẻ hạn chế mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp như sau:
Rửa tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn
Rửa tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn, virus gây bệnh trên tay. Trẻ cần được hướng dẫn rửa tay đúng kỹ thuật bằng dung dịch sát khuẩn an toàn. Với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, cha mẹ nên giám sát khi trẻ dùng dung sát khuẩn tay tránh trẻ dùng sai mục đích ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý cắt móng tay cho trẻ thường xuyên tránh vi khuẩn, virus trú ngụ bên trong.
Vệ sinh mũi họng thường xuyên
Vệ sinh mũi họng đúng cách là phương pháp tốt nhất giúp trẻ hạn chế mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Một hệ hô hấp khỏe mạnh sẽ tránh được các virus, vi khuẩn tấn công. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách súc miệng bằng nước muối loãng trước khi ngủ và sau khi thức dậy.
Đồng thời, vào mùa đông gia đình nên cho trẻ uống nước ấm để giữ ấm cho đường hô hấp của trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi hay ngạt mũi, cha mẹ nên xử lý ngay bằng cách vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc hút mũi cho trẻ nếu cần.
Dạy trẻ cách bảo vệ bản thân trước tác nhân gây bệnh
Trẻ nhỏ cần được học cách bảo vệ bản thân trước những tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ những cách sau và khuyến khích trẻ làm theo để tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân:
- Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi chơi đồ chơi chung.
- Hạn chế đến gần những bạn học đang có triệu chứng ho, sổ mũi, mệt mỏi…
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh đến những nơi đông người có nguy cơ nhiễm bệnh.
Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ
Bệnh viêm đường hô hấp nguyên nhân có thể do môi trường sống và dịch bệnh. Ai cũng có nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như cảm cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản… Tuy nhiên, những người có sức đề kháng bệnh sẽ nhanh khỏi và không để lại những biến chứng đáng tiếc.
Tiêm vắc xin phòng bệnh là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa các bệnh lý hô hấp ở trẻ. Những mũi tiêm như tiêm phòng cúm, tiêm phế cầu sẽ hỗ trợ trẻ phòng chống mắc phải các bệnh lý liên quan.

Giữ đồ chơi và môi trường xung quanh sạch sẽ
Giữ đồ chơi và môi trường xung quanh sạch sẽ là một trong những cách giúp trẻ hạn chế mắc phải những bệnh lý về đường hô hấp. Tại trường mầm non, việc nhiều trẻ sử dụng chung các đồ vật như bàn ghế, cốc uống nước, đồ chơi sẽ khiến mầm bệnh bị lây nhiễm nhanh chóng thành dịch bệnh.
Vì vậy, khi trẻ đến độ tuổi mầm non cha mẹ cần chuẩn bị sẵn các đồ dùng cá nhân và hướng dẫn trẻ cách dùng chung đồ chơi sao cho an toàn, tránh lây bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, gia đình và nhà trường cần tiến hành vệ sinh không gian sống và học tập của trẻ định kỳ nhằm loại bỏ vi khuẩn, virus, nấm mốc gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Giữ ấm đường hô hấp cho trẻ
Để giảm những biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp, cha mẹ cần chú ý giữ ấm đường hô hấp cho trẻ nhỏ. Đây là cách tốt nhất giúp trẻ có hệ hô hấp khỏe mạnh trong những ngày thời tiết lạnh. Cha mẹ nên cho trẻ mặc ấm, giữ ấm cổ họng và bàn chân, đeo khẩu trang đi ra ngoài và ăn đồ ăn ấm nóng để giảm thiểu các bệnh lý về hô hấp tại thời điểm giao mùa.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sức đề kháng của trẻ. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ đang và sau khi bị bệnh hô hấp cha mẹ nên chú ý cung cấp đủ nhóm dưỡng chất cần thiết. Đặc biệt, thực đơn của trẻ viêm đường hô hấp cần tuân thủ những lưu ý sau:
- Bổ sung các món ăn dạng mềm, loãng như cháo, súp, canh để trẻ dễ nuốt đồng thời cung cấp lượng nước, điện giải bị mất đi khi bị bệnh.
- Bổ sung những loại trái cây tươi giàu dinh dưỡng như cam, bưởi, quýt, chuối, kiwi, táo… Nếu trẻ không ăn được cha mẹ có thể ép nước trái cây cho trẻ uống giúp trẻ tăng đề kháng hiệu quả.
- Uống đủ nước nhằm thanh lọc cơ thể, thải độc sau bệnh.
- Tăng cường bổ sung các loại rau củ quả giàu dưỡng chất và vitamin tốt cho sức khỏe.
Chuẩn bị sẵn những dụng cụ, thiết bị chăm sóc sức khỏe cần thiết
Các gia đình có trẻ nhỏ cần có tủ thuốc cho trẻ với đầy đủ các loại thuốc, thiết bị hỗ trợ như thuốc hạ sốt, cặp nhiệt độ, thiết bị hút mũi, siro ho, nước muối sinh lý, xịt mũi… Trong đó, máy hút mũi là sản phẩm đặc biệt cần thiết cho mọi gia đình có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ thường xuyên mắc bệnh viêm đường hô hấp.
Máy hút mũi điện tử Moaz BeBe MB – 010 là lựa chọn được nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng. Sản phẩm giúp hỗ trợ hút dịch đờm một cách nhanh gọn và an toàn ra khỏi khoang mũi của trẻ. Nhờ vậy, đường thở được thông thoáng giúp trẻ hít thở dễ hơn đồng thời dần phục hồi lại hệ hô hấp đang bị tổn thương.
Thay vì phải đến tận phòng khám để vệ sinh mũi cho trẻ, cha mẹ hoàn toàn có thể làm ngay tại nhà với chiếc máy hút mũi điện tử. Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, hiện đại với tính năng thông minh tiện lợi cho người dùng. Ưu điểm của dòng máy này so với các dòng máy hút mũi cùng tầm giá là có hai loại đầu hút chuyên để hút dịch nhầy và dịch lỏng.
Đồng thời, thiết bị có thể điều chỉnh dễ dàng lực hút mạnh hay nhẹ sao cho phù hợp với độ tuổi của trẻ. Điều này giúp trẻ tránh tối đa tình trạng tổn thương niêm mạc mũi khi hút mũi. Đặc biệt, máy hút mũi điện tử Moaz BeBe MB – 010 còn được tích hợp chế độ nhạc thông minh giúp trẻ phân tán sự chú ý và thư giãn hơn khi hút mũi.

Bài viết trên đây là những chia sẻ chi tiết về bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cha mẹ hiểu tổng quan về bệnh viêm đường hô hấp và có cách phòng chống, điều trị bệnh phù hợp cho trẻ.