Bệnh viêm màng não có lây không? Lây qua đường nào?
Bệnh viêm màng não có lây không là câu hỏi nhiều người quan tâm. Bệnh lý này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên cần lưu ý đường lây, thời gian ủ bệnh và những thông tin liên quan để phòng bệnh. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm màng não, mời bạn đọc tham khảo các thông tin trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Bệnh viêm màng não có lây không?
Viêm màng não là bệnh nhiễm trùng cấp tính do các vi khuẩn sinh mủ gây ra. Viêm màng não có thể xuất hiện quanh năm và khá khó phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Bệnh lý diễn biến nhanh, biến chứng nguy hiểm được xem xếp vào trường hợp cấp cứu.
Nếu điều trị chậm trễ, bệnh viêm màng não có thể dẫn đến tử vong và nếu may mắn sống sót vũng khiến để lại các biến chứng nguy hiểm về thị giác, khứu giác, hệ thần kinh… Trẻ em và người lớn đều có nguy cơ bị viêm màng não. Tuy nhiên, nguy cơ trẻ em dưới 5 tuổi mắc viêm màng não nhiều hơn và thường gặp các biến chứng nguy hiểm hơn người lớn.
Vậy bệnh viêm màng não có lây không? Các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết, viêm màng não hoàn toàn có thể lây lan từ người sang người. Bệnh lý có mức độ lây nhiễm như thế nào sẽ tùy thuộc vào nguồn gốc và tác nhân gây bệnh.
Hiện nay, bệnh viêm màng não trẻ em do 5 tác nhân chính gây ra và khả năng lây nhiễm tùy thuộc vào từng loại riêng. Cụ thể như sau:
Viêm màng não do nấm
Viêm màng não do nấm bắt nguồn chủ yếu từ loại nấm Cryptococcus. Nấm tấn công và gây bệnh chủ yếu ở trẻ em có hệ miễn dịch yếu. Tuy nhiên, viêm màng não do nấm nhìn chung khá hiếm gặp và không bị lây nhiễm từ người sang người.

Viêm màng não do ký sinh trùng
Viêm màng não do ký sinh trùng thường do loại ami siêu nhỏ xâm nhập qua đường mũi gây ra. Amip sinh sôi ở những khu vực có nguồn nước ô nhiễm và khi người dùng nguồn nước này sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, viêm màng não do ký sinh trùng khá hiếm gặp đồng thời không nguy hiểm đến tính mạng cũng như không lây nhiễm cho người khác.
Viêm màng não do nhiễm trùng
Viêm màng não do nhiễm trùng thường xảy ra khi trẻ em hoặc người lớn bị chấn thương nghiêm trọng ở đầu. Ngoài ra, đây cũng là biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật liên quan đến hệ thần kinh hoặc do một số tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh đặc hiệu.
Vậy bệnh viêm màng não có lây không nếu nguyên nhân do nhiễm trùng? Theo các bác sĩ chia sẻ, viêm màng não do chấn thương không phải do yếu tố gây truyền nhiễm nên sẽ không lây nhiễm cho người khác.
Viêm màng não do virus
Viêm màng não do virus là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất nhưng không biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Hiện nay, có hai loại virus gây viêm não phổ biến nhất là Arbovirus và Enterovirus.
Viêm màng não do virus Enterovirus sẽ lây lan nhanh qua tiếp xúc nước bọt, dịch tiết từ mũi người bệnh. Trong đó, viêm màng não do virus Rotavirus chỉ lây nhiễm qua đường muỗi chích. Giai đoạn thường gặp viêm màng não do virus là khoảng thời gian đầu mùa thu và mùa hè.
Viêm màng não do vi khuẩn
Viêm màng não do vi khuẩn là bệnh lý nguy hiểm nhất trong số các loại viêm màng não kể trên. Bệnh rất khó nhận biết và thường chỉ phát hiện khi bệnh đã diễn biến trầm trọng nguy cơ cao ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Viêm màng não do vi khuẩn thường do ba tác nhân chính là não mô cầu, phế mô cầu, vi khuẩn. Cả ba loại vi khuẩn gây viêm màng não này đều sống được rất lâu trong điều kiện môi trường tự nhiên nên khả năng lây nhiễm, bùng phát thành bệnh rất mạnh.
Khi tiếp xúc trực tiếp ở khoảng cách gần với người bệnh viêm màng não do vi khuẩn sẽ có nguy cơ cao lây truyền bệnh. Đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ và những người có sức đề kháng kém. Bệnh lý này là nỗi nguy hại lớn trong việc bùng phát thành dịch bệnh ở các nơi công cộng như trường mầm non, trường học, ký túc xá…

Bệnh viêm màng não mủ lây qua đường nào?
Bệnh viêm màng não mủ có lây không, lây qua đường nào là vấn đề cần quan tâm. Nếu nguyên nhân của bệnh viêm màng não đến từ virus, vi khuẩn và nấm thì bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp. Các loại vi khuẩn, virus gây viêm màng não sẽ lây lan rất nhanh từ người này qua người khác theo đường thở, tiết dịch mũi, đường nước bọt khi ho, hắt hơi.
Ngoài ra, bệnh viêm màng não có thể lây lan ở nơi công cộng khi bạn tiếp xúc với đồ vật, dụng cụ dính giọt bắn của người bệnh. Nguy cơ lây lan sẽ càng cao hơn khi bạn sử dụng chung vật dụng cá nhân với người đang bị bệnh viêm màng não. Nguồn thực phẩm ô nhiễm chứa virus, vi khuẩn gây bệnh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý này.
Chia sẻ về con đường lây bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các bác sĩ cho biết vi khuẩn gây viêm màng não chủ yếu bắt đầu ở vùng hầu họng. Nguyên nhân có thể là do người lớn hay bị cảm cúm, người có sức đề kháng kém ôm hôn, nói chuyện gần với trẻ khiến vi khuẩn, virus gây viêm màng não bùng phát.
Những em bé chưa tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ phác đồ tiêm thì vi khuẩn sẽ càng tích tụ nhiều hơn và dần xâm lấn lên khu vực màng não. Vì vậy, để phòng bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ người lớn nên chú ý không gây ôm hôn trẻ và chủ động giúp trẻ tiêm hoàn thành các mũi tiêm chủng phòng bệnh viêm màng não càng sớm càng tốt.

Thời gian ủ bệnh viêm màng não
Sau khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, virus và vi khuẩn gây viêm màng não sẽ tấn công vào cơ thể. Trong 2 – 10 ngày đầu, các triệu chứng khá khó nhận thấy và thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý cảm cúm thông thường. Người bệnh sau 10 ngày có thể xuất hiện dấu hiệu sốt cao đột ngột không hạ, đầu đau dữ dội, ngủ mê man… Trường hợp nặng đặc biệt là trẻ em thường gây ra co giật, hôn mê và các biến chứng về hệ thần kinh.
Nhìn chung, viêm màng não do virus và vi khuẩn đều rất khó phát hiện vì triệu chứng gần như giống hoàn toàn với các bệnh lý cảm cúm. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm lại rất quan trọng giúp người bệnh có cơ hội được điều trị kịp thời giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong đồng thời tránh để lại những biến chứng đáng tiếc như di chứng về thần kinh, vận động.
Thời tiết giao mùa với độ ẩm cao, nhiệt độ thay đổi thất thường khiến sức đề kháng của trẻ suy giảm. Điều này làm tăng nguy cơ trẻ em dễ mắc bệnh viêm màng não. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đi khám ngay khi thấy những dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc bệnh viêm màng não. Ngoài ra, chú ý không tự ý dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ khiến bệnh tình phức tạp hơn gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị bệnh lý sau này.
Viêm màng não là bệnh lý rất nguy hiểm dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp. Mọi người, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ cần chú ý chế độ dinh dưỡng, tập luyện để tăng sức đề kháng một cách tốt nhất nhằm phòng tránh mắc phải bệnh lý này.
Bài viết trên là những chia sẻ về bệnh viêm màng não có lây không và những thông tin liên quan. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc phòng bệnh cho trẻ.