SELECT MENU

Bệnh viêm màng não ở trẻ em: Cách điều trị và phòng bệnh

Moaz BéBé - - 74
Share:

Bệnh viêm màng não ở trẻ em là một trong những căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh lý này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề như tổn thương não vĩnh viễn, nhiễm trùng máu… Nhận biết triệu chứng bệnh, nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất giúp cha mẹ có cách điều trị, phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất.

Bệnh viêm màng não là bệnh gì, dấu hiệu bệnh

Bệnh viêm màng não trẻ em là gì, biểu hiện và dấu hiệu như thế nào là vấn đề cha mẹ cần đặc biệt quan tâm để tìm ra phương pháp điều trị, phòng ngừa bệnh phù hợp. Cụ thể như sau:

Bệnh viêm màng não ở trẻ em

Bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng lớp màng não bao quanh não và tủy sống bị nhiễm trùng. Đây là một trong những bệnh lý thuộc nhóm bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm.

Bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ dù được điều trị tốt vẫn có thể gây ra những biến chứng về não bộ và thẩm mỹ. Vì vậy, cách tốt nhất là cha mẹ cần có biện pháp phòng tránh bệnh và theo dõi triệu chứng của trẻ để phát hiện sớm ngay từ giai đoạn khởi phát bệnh.

Bệnh viêm màng não ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm

Bệnh viêm màng não ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm

Biểu hiện, dấu hiệu bệnh viêm màng não ở trẻ

Triệu chứng bệnh viêm màng não mủ ở trẻ em như thế nào sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Nhìn chung, các dấu hiệu bệnh viêm màng não trẻ em phổ biến nhất có thể nhận thấy như:

  • Trẻ sốt cao trên 39 độ.
  • Trẻ có dấu hiệu biếng ăn, rối loạn tiêu hóa.
  • Đầu và cơ khớp đau nhức, khó chịu.
  • Cứng gáy.
  • Kích ứng, nổi mẩn trên da.
  • Ù tai, đau tai.
  • Trẻ sợ ánh sáng.

Các dấu hiệu bệnh viêm màng não ở trẻ em kể trên nhìn chung khá dễ nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp. Đặc biệt, đối tượng mắc bệnh đa số là trẻ còn nhỏ chưa nói được hoặc chưa tự diễn tả được tình trạng sức khỏe của bản thân. Điều này dẫn đến cha mẹ khó nhận biết được trẻ có đang mắc bệnh viêm màng não hay các bệnh lý thông thường khác.

Vì vậy, nếu con xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh viêm màng não như mệt mỏi, ngủ li bì, quấy khóc, sốt cao… cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ có chuyên môn kiểm tra và phát hiện bệnh sớm. Nắm rõ các triệu chứng bệnh viêm màng não ở trẻ em là điều đặc biệt cần thiết giúp hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm mà bệnh lý này có thể gây ra cho sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm màng não

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm màng não ở trẻ em phải kể đến như sau:

Do vi khuẩn Hib tấn công

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm màng não trẻ em là do vi khuẩn Hib tấn công. Vi khuẩn tồn tại ở mũi họng qua đường hô hấp và dễ lây lan tạo thành dịch bệnh nguy hiểm. Thời gian ủ bệnh viêm màng não do vi khuẩn Hib gây ra thường ngắn, bệnh biến đổi nhanh dễ gây tử vong cho trẻ ngay từ những ngày đầu mắc bệnh.

Do phế cầu khuẩn

Bệnh viêm màng não ở trẻ có thể xảy ra nguyên nhân do phế cầu khuẩn. Ngoài bệnh lý này, phế cầu khuẩn còn dễ gây biến chứng nhiễm trùng huyết hoặc viêm phổi. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và tỷ lệ tử vong có thể lên tới 30%.

Do mô cầu khuẩn

Mô cầu khuẩn có thể gây ra bệnh cho trẻ ở nhiều cơ quan khác nhau như hệ thần kinh, hô hấp, máu, màng tim hay đường tiết niệu. Trong đó, bệnh lý nhiễm trùng huyết và viêm màng não là hai bệnh lý phổ biến, nguy hiểm nhất do mô cầu khuẩn gây ra. Viêm màng não do mô cầu khuẩn thường dẫn đến nhiều biến chứng đột ngột như tình trạng sốt cao, đau dữ dội, cứng cổ…

Do nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh viêm màng não có thể do một số nguyên nhân như:

  • Do nấm, chủ yếu do nấm Cryptococcus thường gặp ở những người có hệ miễn dịch suy giảm.
  • Do ký sinh trùng hay dị ứng với thuốc điều trị bệnh.
Bệnh viêm màng não trẻ em có tỷ lệ tử vong cao

Bệnh viêm màng não trẻ em có tỷ lệ tử vong cao

Bệnh viêm màng não có nguy hiểm không?

Bệnh viêm màng não là một bệnh lý nguy hiểm ở màng não, do các vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Các triệu chứng của bệnh viêm màng não bao gồm sốt, cứng cổ, đau đầu, buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng, lú lẫn hoặc hôn mê. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm màng não có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề cho sức khỏe.

Bệnh viêm màng não có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin, rửa tay thường xuyên, ăn uống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh viêm màng não, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Chẩn đoán bệnh viêm màng não trẻ em

Để chẩn đoán bệnh viêm màng não trẻ em, các bác sĩ thường thực hiện một trong số các phương pháp sau:

Chọc dịch não tủy

Chọc dịch não tủy là biện pháp chẩn đoán bệnh viêm màng não ở trẻ em. Đây là phương pháp có kết quả chuẩn xác, không chỉ chẩn đoán được bệnh mà còn đánh giá mức độ bệnh, tác nhân gây bệnh và tình trạng viêm. Thủ thuật chẩn đoán này nhìn chung khá an toàn và không gây nhiều kết quả bất lợi cho trẻ. Tuy nhiên, phương pháp chọc dịch não tủy không được sử dụng nếu vị trí chọc dịch não tủy đang nghi ngờ bị nhiễm trùng hoặc các trẻ có tiền sử rối loạn chảy máu, tim mạch.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm công thức máu là hình thức chẩn đoán có thể phát hiện được mức độ của bệnh. Ngoài ra, xét nghiệm công thức bạch cầu còn cung cấp thêm thông tin về tác nhân gây bệnh giúp bác sĩ dễ dàng hơn khi lên phác đồ điều trị.

Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán bệnh viêm màng não trẻ em bằng hình ảnh bao gồm hai phương pháp CT hoặc MRI. Với phương thức chẩn đoán bệnh này, bác sĩ sẽ nắm được biến chứng, sự tác động và những ảnh hưởng của bệnh tới não.

Chẩn đoán bệnh viêm màng não phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Chẩn đoán bệnh viêm màng não phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Biến chứng viêm màng não trẻ em

Bệnh viêm màng não mủ có nguy hiểm không chắc hẳn cha mẹ đã có câu trả lời. Mức độ nguy hiểm của bệnh lý này sẽ tăng lên gấp nhiều lần nếu phát hiện bệnh muộn dẫn đến không điều trị kịp thời. Bệnh viêm màng não sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm phải kể đến như:

  • Tử vong: Tỷ lệ tử vong do bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cao hơn so với các bệnh lý khác. Tình trạng tử vong có thể do trẻ bị nhiễm khuẩn nặng, phù não, viêm thận, viêm phổi…
  • Di chứng cả đời: Ngoài biến chứng tử vong, trẻ bị viêm màng não có thể gây ra những tổn thương như não úng thủy, tràn dịch màng cứng khiến trẻ sa sút trí tuệ, liệt chi, câm điếc hay động kinh.

Nhìn chung, các biến chứng bệnh viêm màng não trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý tìm hiểu kỹ các triệu chứng của bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời.

Cách phòng bệnh viêm màng não trẻ em

Để phòng bệnh viêm màng não trẻ em, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

Tiêm vắc xin phòng bệnh

Trẻ em cần được tiêm phòng vắc xin viêm màng não khi 2 tháng tuổi. Các tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo mọi trẻ em nên tiêm mũi này để giảm tối đa tình trạng mắc bệnh và những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Các loại vắc xin phổ biến liên   quan đến bệnh lý này như sau:

  • Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim của Pháp hoặc Vắc xin Infanrix Hexa của Bỉ phòng 6 bệnh bao gồm bệnh viêm màng não do vi khuẩn Hib.
  • Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp hoặc Infanrix IPV+Hib của Bỉ tròng 5 bệnh trong đó có bệnh viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib.
  • Vắc xin Prevenar 13 hay vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm màng não do phế cầu khuẩn.
  • Vắc xin Menactra của Mỹ phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu.
  • ….

Các loại vắc xin hiện nay đã được chứng minh về độ an toàn và hiệu quả. Vì vậy, cha mẹ hoàn toàn an tâm khi sử dụng cho con em mình.

Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não

Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não

Tăng sức đề kháng cho trẻ

Sức đề kháng chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mật độ ốm của trẻ trong những năm đầu đời. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên thường dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý có phương pháp tăng sức kháng cho trẻ để đảm bảo trẻ khỏe mạnh và có sức chống chọi với các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Ngoài bổ sung dinh dưỡng từ các bữa ăn hàng ngày, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng các loại vitamin, thuốc bổ trợ theo chỉ định của bác sĩ để tăng sức đề kháng tốt nhất cho trẻ. Đặc biệt, hãy chú ý cho trẻ vận động nhiều ngoài trời và rèn luyện thể thao thường xuyên để tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ.

Dạy trẻ không chia sẻ đồ dùng cá nhân

Bệnh viêm màng não sẽ lây lan khi trẻ khỏe mạnh tiếp xúc với chất tiết hô hấp của trẻ bệnh. Thông thường, trẻ dễ bị lây bệnh qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với trẻ khác. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh lý này cha mẹ nên dạy trẻ cách phân biệt đồ dùng cá nhân và không chia sẻ những đồ dùng này với người khác.

Giữ khoảng cách với trẻ bệnh

Vi khuẩn gây viêm màng não trú ngụ ở dịch tiết cổ họng và mũi sau đó sẽ lây lan ra ngoài khi trẻ ho, hắt hơi. Nếu trẻ khác có các triệu nghi ngờ mắc bệnh, cha mẹ cần dạy trẻ giữ khoảng cách khi giao tiếp, tránh bị nhiễm bệnh.

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo là điều cần thiết giúp hệ miễn dịch của trẻ luôn khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh. Cha mẹ có thể nâng cao sức khỏe cho trẻ bằng cách bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh như trái cây tươi, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để cung cấp năng lượng cho trẻ.

Rửa tay diệt khuẩn đúng cách

Rửa tay thường xuyên là cách tốt nhất giúp phòng ngừa các bệnh lý lây lan do virus, vi khuẩn. Trẻ có thể phòng chống bệnh viêm màng não bằng cách rửa tay bằng dung dịch diệt khuẩn thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi học về và sau khi đi vệ sinh. Quá trình rửa tay cần đảm bảo sự sạch sẽ cả bề mặt trước, mặt sau, kẽ tay, móng tay đảm bảo không còn môi trường cho virus, vi khuẩn trú ngụ.

Ăn chín uống sôi

“Ăn chín uống sôi” là phương pháp bảo vệ sức khoẻ của trẻ khỏi những bệnh lý liên quan đến virus, vi khuẩn. ngoài rửa tay thường xuyên bằng dung dịch diệt khuẩn, mắt xích quan trọng để ngăn ngừa bệnh tật là luôn giữ thực phẩm của trẻ an toàn về chất lượng.

Nguồn thực phẩm trẻ ăn hàng ngày cần đảm bảo độ sạch sẽ an toàn, chế biến kỹ đảm bảo loại bỏ hoàn toàn virus, vi khuẩn có thể có trong thực phẩm sống, thực phẩm nấu chưa chín.

Ngoài ra, trẻ nhỏ nên uống nước đun sôi để nguội để ngăn ngừa vi khuẩn, virus tồn tại trong nguồn nước. Điều này giúp hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Bình đun nước pha sữa thông minh thế hệ mới Moaz BeBe MB – 055 

Bình đun nước pha sữa thông minh thế hệ mới Moaz BeBe MB – 055 

Sử dụng bình đun nước pha sữa thông minh thế hệ mới Moaz BeBe MB – 055 là lựa chọn sáng suốt cho các gia đình có trẻ nhỏ. Chỉ với một thiết bị nhỏ gọn, trẻ có thể sử dụng nước tinh khiết được khử Clo an toàn cho sức khỏe. Bình đun nước có tính năng giữ nước luôn ở nhiệt độ mong muốn trong 48h.

Bình đun nước pha sữa thông minh thế hệ mới được làm từ chất liệu an toàn cho trẻ nhỏ và thân thiện với môi trường. Sản phẩm có tính năng điều chỉnh nhiệt độ linh hoạt, dễ dàng thao tác, độ bền cao. Vì vậy, các gia đình có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang trong độ tuổi bú bình rất nên sử dụng để tiết kiệm thời gian cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe bé yêu.

Cách điều trị bệnh viêm màng não trẻ em

Bệnh viêm màng não ở trẻ em có thể chữa khỏi mà gần như không để lại di chứng nếu phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, do triệu chứng của bệnh có nhiều nét tương đồng với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cơ bản nên khó có thể phát hiện. Đa số các trường hợp khi nhập viện đều đã đến giai đoạn nguy hiểm. Nếu chữa trị ở giai đoạn này, hầu hết các trẻ nếu được cứu sống đều vẫn phải chịu những di chứng lâu dài về sức khỏe như sa sút trí tuệ, liệt các chi…

Hiện nay, điều trị bệnh viêm màng não ở trẻ em, đặc biệt là chủng viêm do phế cầu khuẩn ngày càng khó khăn. Nguyên nhân là do tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở trẻ ngày càng nhiều. Điều này sẽ gây nhiều bất lợi cho bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ.

Điều trị viêm màng não như thế nào sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, bác sĩ còn cần nắm rõ các bệnh lý nền trẻ gặp phải và cân nhắc yếu tố biến chứng có thể gặp phải cho bệnh nhi. Nhìn chung, khi điều trị viêm màng não cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các bác sĩ sẽ dựa theo những nguyên tắc quan trọng sau:

  • Điều trị nguyên nhân gây bệnh: Đầu tiên, bác sĩ cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh cho trẻ là do vi khuẩn, virus hay nấm để chọn loại thuốc điều trị sao cho phù hợp nhất.
  • Giảm áp lực nội sọ: Khi phát hiện trẻ bị viêm màng não, bác sĩ thường cân nhắc sử dụng thuốc chống phù não nhằm giảm tình trạng phù nề mô đồng thời giảm áp lực ở trong hệ thống dịch tủy não.
  • Điều trị theo triệu chứng: Trẻ bị viêm màng não thường sốt rất cao, nôn mửa, người mệt lả, li bì… Tuỳ theo triệu chứng của trẻ mà bác sĩ sẽ có giải pháp điều trị riêng như dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc chống nôn…
  • Cung cấp dinh dưỡng: Tùy theo tình trạng sức khỏe của trẻ mà bác sĩ sẽ tư vấn cho cha mẹ chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung điện giải, nước giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe.

Bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ là bệnh lý nguy hiểm cần điều trị nội trú. Cha mẹ nên theo dõi triệu chứng của trẻ thường xuyên và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, hồi phục sức khỏe.

Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Bài viết trên là những chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị, phòng bệnh viêm màng não ở trẻ em. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh lý này và biết cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

 

 

Đánh giá bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý