SELECT MENU

Bệnh viêm phổi ở trẻ em khi chăm sóc các mẹ cần lưu ý những gì?

Moaz BéBé - - 56
Share:
Bệnh viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ. Bệnh lý này thường gặp khi thời tiết giao mùa, đặc biệt là khi trời trở lạnh, hệ hô hấp của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện. Khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi mẹ cần lưu ý điều gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

Tổng quan về bệnh viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi ở trẻ em diễn ra khi phổi bị nhiễm trùng. Tác nhân dẫn đến viêm phổi ở trẻ nhỏ có thể kể đến như: virus (virus hợp bào hô hấp – RSV, virus cúm A, virus cúm B,…), vi khuẩn (vi khuẩn H.influenza, S.Pneumonia,…), nấm hoặc ký sinh trùng gây ra (nấm Candida, Toxoplasma…). 

Bệnh viêm phổi ở trẻ em

Bệnh viêm phổi ở trẻ em

Ban đầu khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên ( phần mũi, họng) tạo ra dịch ứ đọng ở khu vực này gây khó thở, ngạt thở. Tình trạng nếu không được điều trị kịp thời gây biến chuyển nặng nhiễm trùng đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, tiểu phế quản…), sau cùng là viêm phổi, tổn thương phổi. 

Bệnh viêm phổi có thể mắc ở cả người lớn và trẻ nhỏ, bất cứ khi nào. Nhưng thời tiết thay đổi hoặc trời lạnh là khoảng thời gian bệnh lý này thường xuyên gặp phải hơn cả. Tình trạng người già hoặc trẻ nhỏ nhập viện do viêm phổi tại Việt Nam rất lớn lên tới hàng triệu ca/ 1 năm. 

Nguyên nhân bệnh viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi ở trẻ em có thể do virus, vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác gây ra. Nguyên nhân thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae (phế cầu), Haemophilus influenzae (HI) và Respiratory Synticyal Virus (RSV). Trẻ ở độ tuổi lớn hơn bị viêm phổi thường do vi khuẩn không điển hình, đại diện là Mycoplasma pneumoniae.

Ngoài ra còn các vi khuẩn khác  cũng là nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em như: tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn ho gà, M. cataralis, C. pneumoniae…

Cách điều trị viêm phổi bố mẹ cần biết

Cách điều trị viêm phổi bố mẹ cần biết

Nguyên nhân gây viêm phổi cũng khác nhau theo độ tuổi.

  • Đối với trẻ sơ sinh: Nguyên nhân gây viêm phổi là Liên cầu B, trực khuẩn gram âm đường ruột, Listerria monocytogent, Chlamydia trachomatis.
  • Trẻ khoảng từ 2 tháng – 5 tuổi: Nguyên nhân do Phế cầu, HI, M. pneumoniae (sau 3 tuổi chiếm 1/3 trong số các nguyên nhân), tụ cầu…
  • Trẻ ≥ 5 tuổi: M. pneumoniae (chiếm khoảng 50% các nguyên nhân), phế cầu, tụ cầu…”

Trẻ nhỏ hệ hô hấp chưa phát triển, kèm theo sự thay đổi của thời tiết khí hậu, sự phát triển của các loại vi khuẩn virus sinh sôi. Các loại vi khuẩn xâm nhập, kí sinh gây tổn thương đến hệ hô hấp đặc biệt là 2 lá phổi. 

Triệu chứng bệnh viêm phổi ở trẻ em

Các dấu hiệu nhận biết viêm phổi ở trẻ sơ sinh mẹ cần chú ý. 

  • Sốt cao trên 39 độ; sốt liên tục kèm theo ho, khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi. 
  • Trạng thái mệt mỏi, ngủ liên tục, mắt lờ đờ. 
  • Ho khan vào thời gian đầu. Sau đó ho có đờm, đờm trắng rồi chuyển xanh hoặc vàng.
  • Môi nhợt nhạt, cơ thể da xanh xao.
  • Tức ngực hoặc đau bụng; thở khò khè. 
  • Nôn trớ hoặc tiêu chảy.
  • Biếng ăn, bỏ ăn, bú ít so với thường ngày. 

 Các dấu hiệu nhận biết viêm phổi ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu viêm phổi bố mẹ cần biết

Dấu hiệu viêm phổi bố mẹ cần biết

  • Thở rất nhanh, hụt hơi. Hơi thở khó, khò khè, thở rít. 
  • Sốt cao. 
  • Ho khan, ho có đờm. 
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi. 
  • Người ớn lạnh. 
  • Nôn ói, choáng váng. 
  • Đau tức ngực do khó thở. 
  • Đau bụng, tiêu chảy. 
  • Trẻ chán ăn, miệng khô, mất vị giác. 
  • Môi, đầu móng tay xanh hoặc xám. Da tái nhợt. 

Cách điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em

Trường hợp nếu trẻ bị viêm phổi không nặng chỉ có dấu hiệu ho và thở nhanh bố mẹ có thể điều trị tại nhà. Sử dụng kháng sinh hỗn hợp Cotrimoxazol (480mg) hoặc dùng Amoxicillin theo chỉ định của bác sĩ. 

Trường hợp trẻ bị viêm phổi nặng khó thở, co rút lồng ngực nên cho trẻ đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc kháng virus Benzylpenicillin (Penicillin G) hoặc kháng sinh Ampicillin. 

Trường hợp trẻ bị viêm phổi rất nặng dấu hiệu khó thở, co rút lồng ngực, tím tái li bì thì cần điều trị tại bệnh viện. 

Ngoài sử dụng thuốc bố mẹ cần phải kết hợp với các phương pháp giúp hạ sốt, bớt ngạt mũi, khó thở cho bé như: 

Vệ sinh mũi sạch cho bé bằng nước muối sinh lý. Lấy chất nhầy, gỉ mũi cho bé nhẹ nhàng tránh tổn thương niêm mạc mũi. 

Hạ sốt: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C có thể cho trẻ uống hạ sốt theo chỉ định, lau người trẻ trẻ để trẻ hạ sốt nhanh. 

Giảm ho an toàn: Tùy vào tình trạng ho của bé mà bố mẹ có thể cho bé dùng thuốc khác nhau. Họ là một trong những biện pháp giúp đẩy đờm ra ngoài, Tuy nhiên, trong trường hợp đờm đặc, bố mẹ có thể cho bé sử dụng các loại thuốc hỗ trợ long đờm. Bổ sung siro để tăng sức đề kháng bảo vệ cổ họng cho bé. Ưu tiên các loại sản phẩm từ thảo dược an toàn.

Viêm phổi gây sốt cao ở trẻ

Viêm phổi gây sốt cao ở trẻ

Chú ý dinh dưỡng cho trẻ: Cung cấp đủ nước cho trẻ. Nếu trẻ sơ sinh mẹ chú ý cho trẻ bú đủ. Trẻ lớn hơn có thể cung cấp nước qua nhiều cách như uống nước lọc, nước ép… Ăn uống đủ chất, đảm bảo đề kháng cho trẻ. 

Đảm bảo không khí trong phòng phù hợp không quá nóng hoặc lạnh. Không gian thoáng đãng, không bụi bẩn, không khói thuốc. 

Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em các mẹ cần lưu ý những gì?

Phòng bệnh luôn hơn chữa bệnh, nên mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ như thế nào để hạn chế việc trẻ nhiễm bệnh tốt nhất. 

Bố mẹ nên chú ý 1 số điều sau đây: 

  • Giữ cho không khí trong gia đình sạch sẽ, thoáng mát. 
  • Nhiệt độ phòng ấm. 
  • Cho trẻ mặc trang phục vừa đủ, vào mùa đông nên nhớ giữ ấm cơ thể cho bé. 
  • Bịt khẩu trang khi ra ngoài đường.
  • Tránh tiếp xúc nơi công cộng quá nhiều, đặc biệt nơi không khí không sạch. 
  • Không tiếp xúc với người mắc bệnh cúm, ho, các bệnh lý về đường hô hấp tránh vi khuẩn lây nhiễm. 
  • Ăn uống đủ chất. 
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng tăng đề kháng cho trẻ…

Trên đây là thông tin về bệnh lý viêm phổi ở trẻ em, bố mẹ hãy theo dõi và chăm sóc bé yêu khoa học nhất nhé. 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý